Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 26: 26: Làm Cây Đậu Đũa

Đại Tần thị đi được hai bước mới nhớ tới cái gì đó và xoay người nói: “Thiếu chút nữa quên mất, tam tẩu tử, nhà ta không có gà trống nhưng lại muốn ấp một ít gà để nuôi.
Nhưng trứng nhà ta không có trống, liệu ta có thể đổi một ít trứng có trống của nhà tẩu không?”


“Có, vừa lúc ta cũng tính ấp một ít gà.
Trong chuồng có hai con gà mái đang ấp trứng rồi, ngươi cứ về đi, ta chọn xong sẽ đưa sang cho!” Lý thị nói.
“Vậy làm phiền tam tẩu tử!” Đại Tần thị nói xong thì vội chạy về luôn.


Lý thị và Đại Tần thị nói chuyện hăng say, trong lúc ấy Lưu thị và Trương thị ngồi một bên vừa nghe vừa đóng đế giày, cũng không hề xen vào câu nào.


(Hãy đọc thử truyện Lấy thân nuôi rồng của trang Rừng Hổ Phách) Lúc này Đại Tần thị đi rồi Trương thị mới hỏi: “Nương, nhà ta đã có mười mấy con gà sao còn ấp thêm nữa? Năm nay trời hạn, lương thực rất quý, cỏ đều chết khô thì gà ăn bằng gì?”


“Chính vì trời hạn, lương thực quý nên ta mới muốn nuôi nhiều gà một chút để bán lấy tiền.” Lý thị nói.
“Thế tụi nó ăn cái gì?” Trương thị cực kỳ khó hiểu.


“Ta và cha mấy đứa đã thương lượng, sau nhà chúng ta chẳng phải có cánh rừng trúc ư? Chỗ đó râm mát lại ẩm ướt, ta thấy có thể dùng cây trúc quây lại rồi nuôi gà ở đó.” Lý thị nói, “Trong rừng trúc có một tầng lá trúc thật dày, quanh năm suốt tháng có bao nhiêu là sâu, ta bỏ gà vào hẳn không đến nỗi nào!”




Trương thị nghĩ nghĩ cũng cảm thấy được.
Lý thị nhìn nhìn trời sau đó buông đế giày đứng dậy nói là muốn tới ruộng rau ở bờ sông hái chút đậu que và dưa chuột.
Lưu thị nói: “Nương, đậu cô ve và đậu đũa đang lúc ra nhiều, hay chúng ta phơi chút đậu khô đi!”


Lý thị gật đầu nói: “Đi cõng cái sọt lớn tới đây, đậu đũa và đậu cô ve mọc đầy giàn rồi, chúng ta sẽ hái về phơi khô.”
Lưu thị nghe thế thì cũng buông đế giày trong tay và đi hậu viện mang cái sọt lớn tới.
Trương thị cũng cầm theo cái rổ đi với mẹ chồng tới ruộng rau ở bờ sông.


Trên giá ngoài ruộng treo đầy đậu đũa dài, những quả đậu đũa màu xanh nhạt lắc lư theo gió.
Mẹ chồng nàng dâu ba người hái sạch đống đậu đũa và đậu cô ve trên giá thì sọt cũng đầy vì thế Lưu thị nói: “Nương, con cõng về trước nhé.”


Lý thị nói: “Ừ, con cõng về đi, ta và vợ Trường Quý hái thêm chút dưa chuột rồi cũng về.”
Lưu thị cõng đậu que trở về còn Lý thị và Trương thị lại đến ruộng dưa chuột.
Trên giàn treo những quả dưa vẫn còn dính hoa trắng ở đầu.


Loại dưa bản địa này chỉ dài một thước, bằng cánh tay đứa nhỏ, nước nhiều, vị mát mà quan trọng nhất chính là sản lượng cao.
Thấy cái rổ trong tay Trương thị đã đầy nên Lý thị nói: “Nhìn dáng vẻ có lẽ không hái xong được rồi, giữa trưa ăn xong chúng ta lại tới một chuyến nữa.”


Trương thị gật đầu.
Rổ dưa chuột rất nặng, cánh tay nàng ta ngày càng mỏi.
Một lát sau Lý thị cũng tới đỡ giúp thế là mẹ con hai người hợp lực vác rổ dưa về nhà.
Cơm trưa hôm ấy chính là dưa chuột yến, có dưa chuột xào, làm rau trộn, chấm tương và dưa chuột nấu mỳ.


Tam Bảo bất mãn bĩu môi: “Bà nội, sao toàn dưa chuột thế?”
Lý thị cười nói: “Bà nội làm dưa chuột ngon!”
Rõ ràng là Tam Bảo không tin nên hắn méo miệng gắp một đũa dưa chuột bỏ vào miệng nhai răng rắc.


Nữu Nữu lại rất thích mùi vị thanh đạm của món mỳ dưa chuột vì thế nàng ăn nhiều hơn ngày thường nửa bát.
Ăn cơm trưa xong Đào Tam gia, Trường Phú và Trường Quý gánh phân tưới cho ruộng mạ.
Lúc này mạ mọc rất tốt, đúng là lúc cần bón thúc.


Các nam nhân khiêng đòn gánh bước đi phăm phăm về phía ruộng mạ, tiếng đòn gánh vang lên kẽo kẹt có tiết tấu.
Trên làn da màu đỏ nâu của họ là mồ hôi ròng ròng, trước ngực và sau lưng đều ướt đẫm.


Lúc mệt mỏi họ sẽ ngừng lại nghỉ một chút, tay cầm mũ rơm dùng sức quạt rồi vén vạt áo lên lau mặt.
Qua một lúc bọn họ sẽ tiếp tục khiêng đòn gánh đi về phía trước.
Các nữ nhân đều vội vàng phơi khô cây đậu đũa.


Trương thị nấu một nồi nước sôi thật to, Lưu thị thì bỏ cây đậu đũa đã rửa sạch vào nồi nấu chín 7, phần rồi vớt ra mang tới tiền viện.
Trong viện có hai cái giá hình chữ nhân, trên đó là một cây gậy trúc.
Lý thị bỏ cây đậu đũa lên rồi dàn đều.


Tam Bảo và Tứ Bảo cũng giúp đỡ sửa sang đậu đũa sau đó đưa cho bà nội
“Bà nội, làm cây đậu đũa hầm thịt khô ăn ngon!” Tứ Bảo nghĩ đến ăn thế là đôi mắt tỏa sáng, nuốt nuốt nước miếng.


“Hô hô, còn mèo nhỏ tham ăn, vừa nghĩ tới đó đã bắt đầu nuốt nước miếng!” Lý thị cười nói.
“Bà nội, khi nào mới có thể ăn đậu đũa khô hầm thịt khô?” Tứ Bảo hỏi.
Lý thị quay đầu nhìn hắn và cười nói: “Dưa chuột còn đầy kia kìa, ăn hết dưa chuột rồi nói!”


Tứ Bảo à một tiếng và có chút thất vọng.
Tam Bảo thì rùng mình một cái nghĩ: còn đầy dưa chuột ư? Thế thì lúc nào mới ăn xong? Nghĩ tới ngày nào cũng phải ăn dưa chuột thế là hắn lập tức buồn bực.
Phơi xong cây đậu đũa thì tới đậu cô-ve.


Bởi vì cây đậu cô-ve ngắn nên không thể treo trên gậy trúc.
Lý thị cầm mấy cái sàng tới rải đậu cô ve lên đó phơi dưới ánh mặt trời.
Từ sau khi thu xong lúa mạch thì đám gà đã thoát kiếp sống lao ngục và lại bắt đầu chạy khắp sân.


Nhưng vì hôm nay trong viện phơi đậu đũa và đậu cô ve nên Lý thị lo gà ị phân và lại đuổi tụi nó ra vườn rau.
Tứ Bảo và Nữu Nữu phụ trách canh giữ ở trong viện không cho đám gà lại đây quấy rối.


Nữu Nữu ngồi ở đầu xe gỗ nhìn cửa vườn không chớp mắt, một khi có gà bước ra là nàng sẽ gào lên.
Tứ Bảo canh ở một bên lập tức cầm gậy vọt tới dọa đám gà sợ quá lại trốn sâu vào trong vườn.


Nếu miệng hai anh em đồng thời há thành chữ O vậy không cần nghĩ cũng biết con gà trống ɖâʍ dật kia lại đuổi theo con gà mái nào đó chạy khỏi vườn rau.
Nó sẽ đuổi theo không bỏ thẳng tới khi thu phục được con gà mái kia mới đắc ý vẫy cánh ào ào.


Nhưng nó còn chưa kịp làm gì đã bị Tứ Bảo vác gậy xông tới mắng: “Con gà điên, mày chỉ biết mổ gà mái, mày muốn chết không?!”
Thế là con gà trống não bé lại chạy vắt giò lên cổ trốn vào vườn rau.
Và đương nhiên lát sau nó lại bị sắc dục hôn đầu mà chạy ra.


Đứa nhỏ ngốc không biết đến tột cùng gà trống đang làm cái gì, mà con gà háo sắc cũng không biết sao nhân loại bé tí kia lại cứ đuổi đánh mình.
Vì thế trong lúc phơi khô đậu đũa trong viện thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cảnh hai bên rượt đuổi nhau.


Tứ Bảo và Nữu Nữu nghiễm nhiên coi đây là một trò chơi thú vị, cứ hăng say chơi không biết mệt.
Đàn gà lang thang trong vườn đào đất, trong đó có hai con gà mái đang ấp trứng nên không ra ngoài.


Cả người chúng nó xù lông, ngồi xổm trong ổ gà không nhúc nhích, quả thực tiến vào trạng thái điên cuồng.
Lý thị nắm cánh gà nhấc tụi nó lên ước lượng thấy không nhẹ mới vừa lòng thả xuống.


Bà ta tìm hai cái chậu gỗ, lót rơm rạ thật dày ở đáy làm hai cái ổ ấp sau đó bỏ hai con gà mái vào đó.
Ổ gà đặt ở một góc của kho lúa và dùng rèm vải ngăn cách.
Trứng gà thì vẫn phải chọn một lần xem quả nào có trống.


Tuy trong chuồng có gà trống nhưng không thể đảm bảo mười mấy con gà đều để trứng có trống.
Vì thế Lý thị mang theo hai cô con dâu vào kho lúa chọn trứng.
Bà ta đốt một cái đèn dầu và cầm lấy một quả trứng soi dưới ánh đèn.
Trứng gà có trống sẽ được đặt qua một bên.


Lưu thị và Trương thị cũng rất thành thạo trong việc chọn trứng.
Với hai con gà ấp bọn họ lấy 40 quả, lại chọn thêm 40 quả nữa đưa cho Đại Tần thị.
Lưu thị cầm một rổ trứng gà đưa tới nhà cho Đại Tần thị.


Bà ta vừa cười ha hả vừa đón lấy nói, “Hôm qua mẹ chồng cháu còn hỏi nhà ta có mấy con gà mái và ta bảo hai con thế mà hôm nay trứng đã được đưa tới rồi, đúng là làm phiền.”
“Ngũ thẩm, ngài khách sáo làm gì, đây là 40 cái trứng có trống, ngài đếm xem!” Lưu thị nói.


“Không cần đếm, vợ Trường Phú đợi chút nhé, ta sẽ trả rổ luôn.” Đại Tần thị để Lưu thị ngồi chờ một lúc.
Lưu thị vội nói: “Một cái rổ thì trả lúc nào cũng được, ngũ thẩm cứ bận việc đi, cháu về trước đây.”


Đại Tần thị đưa Lưu thị ra khỏi sân và cảm tạ mấy lần nữa.