Chương 0 : Dẫn nhập: Trần Thế Pháp, tác giả Lĩnh Nam Chích Quái.

Những phân biệt ở trên cho ta thấy sự cần thiết phải biết tên tác giả.
1) Hồng Bàng
2) Dạ Soa
3) Bạch Trĩ
4) Kim Qui
5) Tân Lang
6) Tây Qua
7) Chưng Bỉnh
8) Ô Lôi
9) Phù Đổng
10) Lý Ông Trọng
11) Chử Đồng Tử
12) Thôi Vỹ
13) Từ Đạo Hạnh
14) Dương Không Lộ
15) Ngư Tinh
16) Hồ Tinh


17) Nhị Trưng
18) Tản Viên
19) Nam Chiếu
20) Man Nương
21) Tô Lịch
22) Mộc Tinh.


Bố cục này không được hợp lý vì không tôn trọng thứ tự thời gian; truyện Hồng Bàng đi với truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, biểu dương những vĩ tích của Lạc Long Quân thì truyện Hồng Bàng được sắp ở số 1, Ngư Tinh số 15, Hồ Tinh số 16 và Mộc Tinh số 22; truyện Ô Lôi xảy ra đời Trần Dụ Tôn (1341-1357) lại được để trước truyện Nhị Trưng v. v... Vũ Quỳnh đã thấy những khuyết điểm này và đã sắp đặt theo như mục lục mà ta đọc ở sau bài Tựa của tác phẩm này. Tuy vậy, việc làm của Vũ Quỳnh cũng không được đúng lắm; đáng lẽ ra ông phải tôn trọng bố cục của tác giả, và chỉ được phê bình những khuyết điểm của bố cục ấy ở một chỗ khác. Công việc chỉ có thế mà Vũ Quỳnh đã được coi là tác giả của Lĩnh Nam Chích Quái thì thực là một điều lạ.


Trong khi Phan Huy Ôn công nhận một cách sai lầm như thế thì Nguyễn Hoàn cũng sai lầm không kém. Trong Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục [14] ghi tên những thí sinh trúng tuyển các kỳ thi từ năm 1075 đến năm 1787, Nguyễn Hoàn, trong quyển 1, tờ 20 đã cho Kiều Phú là tác giả của Lĩnh Nam Chích Quái; Kiều Phú người xã Lạp Hạ, huyện Ninh Sơn (nay là phủ Quốc Oai, Sơn Tây) sinh năm 1447 và đỗ tiến sĩ năm 1475; như vậy, ông chỉ là một người đồng thời với Vũ Quỳnh vì Vũ Quỳnh sinh năm 1453; nếu Vũ Quỳnh công nhận Lĩnh Nam Chích Quái đã được khởi thảo từ đời Lý hay đời Trần [15] thì Kiều Phú không thể là tác giả của cuốn Lĩnh Nam Chích Quái; tựa của Kiều Phú đề năm 1493, nghĩa là sau bài Tựa của Vũ Quỳnh một năm, không thể nào ông đảm nhận cho ông cái vinh dự làm tác giả cuốn Lĩnh Nam Chích Quái [16] .


Nếu Vũ Quỳnh và Kiều Phú không phải là tác giả của Lĩnh Nam Chích Quái thì ai là người đã sáng tác ra nó? Tôi có thể nói người đó là Trần Thế Pháp.


Không ai biết rõ về Trần Thế Pháp cả. Toàn Thư cũng như Sử Ký không thấy nhắc đến tên ông; Bị Khảo cũng như Đăng Khoa Lục cũng vậy. Theo Lê Quý Đôn thì Trần Thế Pháp là người huyện Thạch Thất (Sơn Tây) và có tên hiệu là Thức Chi. Ông đã không có cái hân hạnh được sử sách nhắc nhở đến tên, nhưng ông được người bình dân quen biết, bởi vậy, trong Kiến Văn Tiểu Lục [17] , Lê Quý Đôn đã viết "Lĩnh Nam Chích Quái, 1 q. [18] tương truyền là tác phẩm của Trần Thế Pháp; bài Tựa Nam Bản của Thiếu Vi cũng nói thế; không biết Thế Pháp là người xứ nào" [19] . Giọng nói của Lê Quý Đôn là một giọng nói khẳng định; ông chỉ không biết Thế Pháp là người ở đâu, nhưng ông cho rằng theo lời người ta nói thì Trần Thế Pháp là người đã viết ra Lĩnh Nam Chích Quái; sợ rằng hai chữ "tương truyền" chưa đủ mạnh mẽ để cho người đọc tin, ông vội vã nói thêm đấy cũng là chủ trương của Thiếu Vi trong Nam Bản; ta tiếc không biết Thiếu Vi là ai và Nam Bản là gì, nhưng nếu đã là người mà tác giả đã dùng để tăng cường cho uy tín của mình thì nhất định phải là một người đáng kể, nhất là người ấy cũng từng là một người có vinh dự đề tựa cuốn Lĩnh Nam Chích Quái. Do đấy, trong khi chờ đợi những bằng chứng xác đáng hơn, ta có thể coi Trần Thế Pháp là tác giả của Lĩnh Nam Chích Quái chính bản, gồm 22 truyện mà ta đã liệt kê ở trên; 19 truyện phụ lục là của một nho sĩ họ Đoàn đời nhà Mạc đã thêm vào; ta sẽ không chú ý đến phần phụ lục này (tức Lĩnh Nam Chích Quái quyển 3) cũng như ta sẽ không nói tới quyển Tục Biên Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện do Nguyễn Nam Kim đã hoàn thành, quyển Lĩnh Nam Chích Quái Tiếm Đỉnh của một nho sĩ vô danh [20] v. v...




__
9.
10. Theo tình trạng tài liệu hiện hữu, khó lòng biết rõ được bản nào là bản chính.
11. Xin đọc bài tựa của Vũ Quỳnh.
12. Bản chính có 22 truyện.
13.. Quyển 45.
14. Thường gọi tắt là Đăng Khoa Lục, gồm 4 q. tựa đề năm 1779.
15. Xem kỹ bài Tựa.


16. Xin nhắc lại đây đang nói đến bản chính, nghĩa là bản gồm 22 truyện kể trong quyển 1 và q. 2 ; còn q. 3 là phần của một nho sĩ họ Đoàn.
17. Quyển 4, trang 4a.
18. Tức là cuốn chưa được Vũ Quỳnh hiệu chỉnh. Tuy là 1 q. nhưng gồm 22 truyện.
19.
20. Xin xem Bibliographie Amnamite của Gaspardone.






Truyện liên quan