Chương 5: Hai kiếp nhân sinh ( 2)

Bà vợ đang ngồi xổm bó chân cho thằng con sắp xong, giờ cái dép phi tới, thằng con theo phản xa nhổm dậy né. Chiếc dép phi thẳng vào háng bà vợ khiến bà bị thốn đau. Ông chồng thì khựng lại ch.ết trân, bà vợ khóe miệng giật giật, hai vành mắt nước bắt đầu tụ, hay tay buông dây băng, ngã ngửa ra đằng sau.


Vài giây tĩnh lặng, không khí như bị áp súc cực hạn. Tiếp theo là một tiếng hét kinh hoàng như hổ gầm, hướng lên phía trời xanh. Đàn chim đang thong thả bắt sâu trên cây khế trước nhà bị thất kinh mà hôn mê té nhào lộp bộp xuống vườn.


"Aaaaaaaa. D.C.M con chó. Tao làm gì mà mày chọi tao hả. Mày chọi chỗ nào không chọi lại chọi vào chỗ này của tao. Mày chửi nó là D.C.M, vậy tao hỏi mày C.M nó là ai, không phải là tao thì là ai. Hàng đêm mày đều đè C.M nó ra D, giờ lại to mồm chửi. Mày ko thích , ko sướng hay sao mà còn chửi. Từ nay trở đi tao cấm mày D.C.M.N nghe chưa, con chó. Giờ tao oánh ch.ết mày, đồ khốn..."


Bắn xong một tràng đại pháo liên lục địa , bà vợ chạy tới góc sân tiện tay vớ lấy cây chổi rễ (chổi xể, chổi cái) rồi lao nhanh về phía ông chồng như một con báo cái.


Sau đó...thì không có sau đó nữa vì chỉ thấy hình ảnh ông chồng nằm xuống sân co hai chân lại hai tay ôm đầu. Khắp mặt và cánh tay đầy vết xước, quần áo nhăn nhúm, thân hình run rẩy còn bà vợ thì đứng bên cạnh khom người lại, một tay chống cái chổi đã rụng hết sợi, tay còn lại chống hông, miệng thở hồng hộc.


Cách đó vài mét là thằng con còn đang trong tư thế ngồi, một chân bó bột dở dang duỗi thẳng, một chân co lên, hai tay chống xuống sân, mắt trợn to, miệng hình chữ O. Cả sân tung tóe đầy mảnh chổi rễ. Thảm không nỡ nhìn...




Cảm giác mưa gió tạm ngưng, ông chồng bỏ một tay xuống, đầu nghểnh lên, thấy bà vợ đang chống lạnh thở dốc, mắt còn đỏ sọc thì rụt cổ lại. Liếc sang bên cạnh thấy thằng con ngơ ngáo vẻ mặt nín cười, tự nhiên một cơn lửa giận lại bốc lên. Ông nhổm dậy chạy vào bếp, cầm thanh cời lửa ra quất tới tấp vào lưng thằng con:


"Mày còn cười bố mày hả thằng chó? Vì mày, tất cả vì mày mà vợ chồng ông bất hòa. Mày làm đêm nay bố mày không được ôm mẹ mày ngủ. Mày hố cha chưa đủ lại còn đi hố mẹ mày. Mẹ mày ngủ mà không có bố mày để ôm sẽ mất ngủ, sẽ thức trắng đêm. Mà phụ nữ thức đêm mắt sẽ thâm quầng, da sẽ nhăn nheo, vết chân chim đầy mắt, trán đầy nếp nhăn như bà già...


Đang định chạy tới quát ông chồng thì nghe mấy tiếng "mất ngủ", "mắt thâm", "da nhăn", "già", "xấu"...thì đột nhiên khựng lại. Sau đó chạy tới hét lớn:


"Ông nói đúng, thằng ranh con này nó hố tôi. Hừ hừ. Ông tránh ra để tôi oánh phụ. Bữa nay không chỉnh cho nó ra bã thì uổng công tôi làm cái nóc nhà gần chục năm..."
" Con trai, con yên tâm. Mẹ sẽ rất ôn nhu. Tuyệt đối sẽ không đánh vào cái chân đau. Nào, tới, tới..."


Tiếp hiệp đầu vợ chồng so lo với nhau là hiệp hai bố mẹ sô lo với con trai. Thằng bé chân đau không chạy được. Chỉ còn cách hai tay ôm đầu, nằm nghiêng, lưng bụng cong lại như con tôm. Miệng liên tục khóc than xin tha vô cùng thảm thiết.


Ông bố thầm nghĩ: " Ranh con, cho mày chừa. Dám để ông bị con cọp cái cho ăn hành. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, phải không con? Ha ha". Xa xa, mấy đứa bạn cùng xóm lấp ló ngoài bờ rào nhòm vào ăn dưa xem lễ. Không khí vô cùng náo nhiệt.
Đột nhiên thằng bé gào lớn:


"Không phải tại con, không phải tại con thật mà. Tại thằng Quang chứ bộ. Không phải nó thì con đâu gãy chân, không gãy chân thì sao phải băng bó, không băng bó thì bố mẹ đâu bất hòa. Tại nó cả. Bố mẹ phải qua nhà nó bắt đền mới đúng".


" Quang ơi là Quang, không phải bạn bè không nghĩa khí mà Chúa ch.ết thì Hoàng Đế cũng băng hà..."
Quả nhiên, nghe thằng con gào, hai vợ chồng đột nhiên ngừng lại, nhìn nhau rồi ăn ý gật gù:
"Đúng vậy, do thằng Quang cháu bà Loan chứ không phải do con mình. Nó chỉ là bị hại mà thôi..."


“Tôi đã bảo mà, con tôi đẻ ra tôi biết. Thông minh, hiền lành, thiện lương, chỉ hơi khờ khạo một tí nên mới bị dụ dỗ, chỉ tại xã hội quá hiểm ác mà thôi.


Ông ra đầu ngõ chặt cây tre vào làm cái nạng cho thằng bé, tôi băng bó nốt cho nó rồi tý mọi người qua nhà bà Loan kiếm thằng Quang bắt đền”.
Ông chồng biết được hòa bình trong gia đình đã được lặp lại thì cũng an tâm:


“Thôi, tí bà với thằng bé đi đi. Tôi ở nhà nấu cơm. Gào lên bắt đền chỉ có đàn bà là thích hợp. Tôi đi lỡ nóng quá đánh nhau lại to chuyện. Bà thấy tốt thì thu tay, chớ có để chuyện trẻ con làm mất tình làng nghĩa xóm...”
- Ừ...


Bên nhà Quang, hắn đang nằm vắt vẻo trên cành cây Hồng xiêm (sa bô chê), hai chân nó thõng xuống, hai tay bóc quả chín cây bỏ mồm, lâu lâu phun hạt đen ra ngoài, tâm tình vô cùng thích ý. Trong bếp, bà Loan đang loay hoay nhóm bếp nấu cơm chiều. Trong nhà, ông Loan còn đang lúi húi pha chế rượu thuốc.


Bỗng nhiên, tiếng chửi đổng từ ngoài ngõ xuất hiện, kèm theo đó là tiếng chó sủa vang lên. Ban đầu, do tưởng là chuyện bên nhà hàng xóm không liên quan đến nhà mình nên việc ai người đấy làm. Nhưng nghe tiếng chó sủa hoài không dứt, nghe ra là tiếng của mẹ con nhà Vàng, ông Loan liền biết chuyện có liên quan đến nhà mình. Ông vội chạy ra cửa bếp nói vọng vào:


“Bà để bếp đó, chạy ra ngoài cổng xem có chuyện gì. Tôi nghe giống như là tiếng ai đó đang mắng chửi, chắc là thằng Quang nhà mình lại gây ra họa đây mà.”


Bà Loan vội vàng dập bếp rồi lật đật chạy ra ngoài cổng. Sau khi nói điều gì đó qua lại, bà từ từ đi vào trong nhà ông ngẩng đầu lên gọi hỏi: "Có chuyện gì thế bà?"


“Chuyện mấy đứa nhỏ chơi với nhau, thằng con nhà thím Hải bị té gãy chân. Thím ấy đưa thằng nhỏ đến đây bắt đền vì cho rằng thằng Quang đầu têu. Tôi tính mang chục trứng gà chưa kịp bán mang ra biếu để dàn xếp việc này, dù gì thì chuyện cũng đã xảy ra, thím ấy xót con thì nói mấy câu vậy thôi. Ông làm gì thì cứ làm đi”.


Nói đoạn, bà Loan đi nhanh vào chuồng gà moi chục trứng, bỏ vào giỏ rồi đi ra ngoài ngõ. Một lúc sau không còn nghe thấy tiếng mắng chửi nữa, mẹ con nhà Vàng cũng ngừng sủa, chúng rủ nhau chui vào xó bếp đùa giỡn tiếp.


Thằng Quang nằm trên cây đương nhiên là biết chuyện gì xảy ra. Tuy không dám đi ra nhưng trong lòng cũng tức, nó lẩm bẩm:
“Đồ hèn, đồ đàn bà. Chơi thua còn về mách mẹ. Quá nhục, lần sau mày biết tay tao”.
...


Tuy nghịch ngợm là như thế nhưng hắn lại rất thích đi chùa và đi đền. Bình thường hắn hay theo bà nội lên ngôi chùa làng cách nhà không xa. Thấy mọi người quỳ lạy thì hắn cũng học quỳ lạy. Thấy mọi người đọc kinh thì hắn cũng đọc nhại theo.


Mùa hè, hắn được nghỉ ba tháng, hắn xuống nhà ông bà ngoại cách đó 5 km. Bà ngoại hắn theo Đạo giáo, tối tối lại dẫn hắn đi chơi. Hắn có cảm giác rất hứng thú với các bức tượng nên hay hỏi này kia. Mọi người đều nói hắn có duyên với tôn giáo, kiểu gì sau này cũng đi tu.


Tuy thích nghe và tìm hiểu về tôn giáo nhưng trong mười hai năm học phổ thông, hắn lại rất mê học toán, lý, hóa, sinh. Các thí nghiệm trên sách hắn cũng rất chịu khó mày mò thực hiện. Có vẻ việc biến đổi từ chất này qua chất kia, biến màu này thành màu nọ chơi rất vui.


Bố mẹ hắn ở xa, vì cảm thấy hắn thiệt thòi nên thường hay gửi tiền về cho hắn. Hắn lại đem tiền lên thị trấn mua các loại dụng cụ thí nghiệm. Có lần hắn thử chế tạo thuốc nổ để làm pháo, suýt nữa nổ mất tay nhưng đống rơm gặp họa cháy to. Ai cũng nói hắn sau này sẽ trở thành nhà khoa học nổi tiếng.


Vậy mà, chả biết thế nào sau khi học hết phổ thông, hắn lại đăng ký thi khối C (Văn, sử, địa) và lại thi đậu vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên khoa lịch sử.


Cái này là do ông nội hắn hay mua tranh các vị anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà Triệu, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung...về treo đầy nhà. Hắn hỏi là ai thì ông nội hắn chỉ nói là anh hùng dân tộc còn sự tích cụ thể ra sao thì cũng không hiểu. Mỗi lần hỏi không có đáp án thì hắn rất bức xúc. Hắn cảm thấy khó chịu vô cùng.


Thế là hắn lại chuyển tu sang các môn xã hội. Ý định của hắn là sẽ có cơ hội lên thành phố tiếp xúc với nhiều loại sách hơn. Khi hắn thông báo sẽ chuyển thi đại học khối C, cả lớp đều sốc. Cô giáo chủ nhiệm phải họp riêng với hắn ba bốn lần để định hướng sự nghiệp. Nhưng tính cách hắn lại rất lì. Đã quyết rồi thì phải tìm hiểu bằng được. Không ai cản nổi.


Vì đầu óc cũng khá thông minh tính cách lại ưa ham học hỏi nên hắn đã thi đậu vào lớp tinh hoa của ngành, được gọi là lớp Cử nhân tài năng. Vì thế hắn có điều kiện được học các lớp nâng cao, được đọc các tài liệu lịch sử ít được công bố hoặc đã bị che dấu. Đồng thời, hắn có một đoạn thời gian lớn được làm nghiên cứu khoa học về các đề tài lịch sử - quân sự - chính trị các triều đại từ cổ chí kim.


Trong quá trình học đại học, bạn bè chỉ có thể tìm thấy hắn ở bốn nơi: thư viện trường, thư viện đại học khoa học quốc gia, thư viện tổng hợp và nhà sách Văn Lang. Thầy cô giáo thấy hắn ham học nên cũng có ý bồi dưỡng hắn trở thành giảng viên của trường.


Thế nhưng, vì hắn đi nghiên cứu sâu về lịch sử hắn lại phát hiện ra mặt tối của đấu tranh chính trị. Thế là hắn cảm thấy chán ghét khi tham gia làm trong nhà nước. Hắn không tham gia công tác Đoàn, Đội của lớp, của trường. Hắn cũng từ chối cơ hội được kết nạp vào Đảng và được làm việc trong ngành Công an, hành chính nhà nước.


Trong khi đây là một công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ và gia đình Việt Nam, nhất là những người gốc Bắc. Mọi người lại lao vào khuyên răn và bày tỏ sự bất mãn. Lần này thì ngay cả bố mẹ, gia đình, dòng họ cũng đứng về phía đối nghịch với hắn.






Truyện liên quan