Chương 14: Ai là kẻ sau màn?

Thư phòng,
Đinh Điền hỏi nhỏ: "Còn bước thứ hai?".


Đinh Liễn gật đầu: "Khi Dương Vân Nga sinh ra hậu duệ thì bước thứ hai cũng khởi động. Con cờ trong hậu cung sẽ thổi gió, quạt lửa để cho Tiên Đế phế trưởng lập thứ. Mục đích của khâu này có 3. Một là trừ khử thái tử Đinh Hạng Lang. Hai là diệt trừ ta, nếu không đạt mục đích này thì cũng biên giới hóa ta đi, tước bớt quyền hành, bôi đen, hạ uy tín của ta trong triều đình, trong quân đội và trong nhân dân".


“Ba là hạ bệ Hậu cung chi chủ Trinh Minh Hoàng hậu để tiếm quyền. Trinh Minh Hoàng hậu vốn có tính cách ngay thẳng, nóng nảy, bộc trực nên dễ rơi đài. Thế lực phía sau Trinh Minh và Đan gia hoàng hậu cũng vì thế mất đi quyền ảnh hưởng, ôm lòng oán hận đổ lên đầu ta. Dọn đường cho kế hoạch tiếp theo”.


“Sự thật đã chứng minh âm mưu này đã rất thành công. Năm ngoái, Đinh Toàn được phong Vệ Vương, Đinh Hạng Lang được phong Thái tử khi mới 6 tuổi. Thử nghĩ mà xem, trong khi ta là con trưởng, theo Tiên Đế từ ngày đầu mới lập nghiệp, bao phen cứu thua cho Tiên Đế, thậm chí còn hy sinh làm con tin, bị treo lên ngọn tre để uy hϊế͙p͙. Bất kể tuổi tác, lịch duyệt, võ công, thành tích...của ta đều phù hợp với vị trí Thái tử - người thừa kế chính thống. Uy tín của ta trong triều đình, quân đội và nhân dân vô cùng lớn. Vậy mà lại bị từ bỏ.


“Trong khi đó Thái tử Đinh Hạng Lang chỉ mới 6 tuổi, lông còn chưa kịp mọc nói gì đến thành tích, cống hiến. Vậy mà lại được lựa chọn làm người thừa kế. Đây không phải là làm chọc tức ta, ép ta phải động thủ hay sao? Mặt khác sẽ gây chấn động triều đình và nhân dân khắp nơi. Tạo ảo giác Tiên Đế đã quá già nên hồ đồ, không đủ sức cáng đáng triều chính.


“ Sau đó, nhân lúc ta mất bình tĩnh, lại thổi lửa, quạt gió khiến ta cho người ra tay, máu nhuộm hoàng cung. Ta bị mang tiếng thất đức, giết em, bị lột đi chức vụ, cấm túc tại chùa Trấn Quốc hơn nửa nă.
“Vậy chuyện thái tử Đinh Hạng Lang?” Đinh Điền thắc mắc




“Chuyện này quả thật không phải bản ý của ta, nhưng người của ta ra tay là sự thật, cho nên cái nồi đen này ta cõng định. Bác Điền cũng biết. Mười hai năm trước Tiên Đế khai quốc lập triều lẽ ra phải lập ta làm Thái tử ngay để ổn định nền móng quốc gia nhưng sự thật thì chỉ phong ta làm Nam Việt Vương. Bác là bạn thân của Tiên Đế, bác không biết sao?”


Đinh Điền cẩn thận nói:”Tiên Đế nói với chúng thần vị trí Thái tử rất quan trọng, ngài cần phải rèn luyện nhiều hơn mới xứng đáng...”
Đinh Liễn nghe vậy thì cười lạnh:


“Thật buồn cười. Ta theo Tiên Đế từ nhỏ nam chinh bắc chiến, tây chinh đông phạt. Công lao được ca tụng là một trong Giao chỉ thất hùng, uy danh chỉ đứng sau Tiên Đế. Vậy mà lại nói ta công lao chưa đủ, cần phải rèn luyện. Trong khi đó Hạng Lang mới có 6 tuổi, cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng chưa cống hiến mà lại xứng đáng làm người kế thừa sao?”


Nghe vậy Đinh Điền cúi gằm đầu xuống. Đinh Liễn nói tiếp:


“Tất cả là do tâm lý quấy phá mà thôi. Tiên Đế gây dựng sự nghiệp từ nhỏ, chịu đau khổ, vất vả không ít. Thế cho nên khi đạt được thành quả thì có tâm lý tham quyền cố vị. Lúc khai quốc, Tiên Đế đã 43 tuổi, vào cái thời đại mà tuổi thọ trung bình chỉ có 40 như ngày nay thì tuổi tác cũng bước sang con dốc của cuộc đời.


“Nếu lúc ấy gia phong ta làm Thái tử, ta 27 tuổi đang kỳ sung sức thì chắc chắn sẽ làm cho Vương triều được củng cố, bọn đạo chích cũng vì thế mà chùn tay hoặc chí ít sẽ mưu đồ trong cố kỵ. Nhưng cũng vì thế mà triều đình và lòng dân sẽ hướng sự chú ý đến ta, ánh hào quang của ta vô tình sẽ che khuất hào quang của Tiên Đế - một vị quốc quân chi chủ thực sự. Điều này đối với một vị Hoàng Đế có tính cách kiêu hùng, ngạo mạn là không thể chấp nhận được. Cho dù người đó có là ta, người chí thân nhất.(*)


“Hơn nữa, Tiên Đế cũng muốn học các vị Hoàng Đế thiên triều chơi trò Đế Vương tâm thuật, cân bằng quyền lực. Đứng đằng sau 5 vị Hoàng Hậu là 5 thế lực khác nhau. Việc đưa ta lên làm Thái tử lúc ấy, Tiên Đế cũng lo lắng thế cục triều đình bị phá vỡ cân bằng, mất khống chế. Sợ rằng, các thế lực kia cảm thấy mất đi hy vọng vấn đỉnh sẽ chó cùng dứt dậu làm loạn quốc gia. Như vậy, Tiên Đế chưa làm Vua được mấy năm lại phải xách bách sang bang cầm quân đi dẹp loạn. Dù sao cái thời đại này, Hoàng Đế cầm quân lao ra chiến trường cũng được coi là một loại đặc sản”.


“Đối với một người đã qua sườn dốc của cuộc đời , tinh lực đã suy giảm, đấu chí đã không còn, ưa thích sự an toàn, lại mới hưởng được khoái lạc của quyền lực chưa bao lâu thì việc phải động thân lao lực là điều không thể chấp nhận được. Người ấy mà, từ nghèo hóa giàu thì dễ, từ giàu hóa nghèo thì khó, từ vất vả hóa an nhàn thì dễ, từ an nhàn hóa vất vả thì khó...


Đinh Điền cũng thở dài thườn thượt, những điều Đinh Liễn nói là sự thật, ngay cả chính ông dạo gần đây cũng cảm thấy bản thân lười biếng và giảm đi đấu chí rất nhiều. Đã là quy luật của nhân sinh, thì áp dụng chung cho tất cả mọi người chứ đâu chỉ riêng ai?”


“Như vậy, bệ hạ cho rằng tại sao lần này Tiên Đế lại gia phong cho Hạng Lang làm Thái tử? Tiên Đế thừa biết điều đó sẽ gây ra sóng to gió lớn thì tại sao vẫn làm như thế?”


“Bởi vì Tiên Đế quá kiêu ngạo và tự tin về khả năng khống chế toàn cục của mình. Hơn nữa, Tiên Đế muốn chứng minh cho tất cả mọi người rằng mình chưa già. Người ấy mà, khi còn bé thì ước ao mình nhanh chóng trưởng thành để không còn bị chê bai là con nít ranh, thiếu sự tin tưởng của đại nhân thế nên làm đủ mọi trò để chứng minh rằng mình đã lớn. Khi về già lại sợ mọi người ghét bỏ mình đã già, sống vô dụng cho nên tính khí cũng thất thường, hờn giận vô căn, vô lí. Cũng chỉ là để chứng minh cho thế nhân biết ta đây còn mạnh mẽ, còn trẻ, còn hữu dụng”.


Đinh Điền hiểu rõ những điều Đinh Liễn nói. Ông cảm thán:
“Cho nên mới nói ông già và con nít là một. Bi ai nhất của đời người không phải là thất bại trong sự nghiệp hay thất bại trong hôn nhân. Bi ai nhất chính là không biết mình là ai, nên cứ trôi nổi trong khổ đau, luân hồi không dứt”.


“Tiên Đế gia phong cho Hạng Lang làm thái tử là bởi cảm thấy thế lực của ta đã quá lớn, bản thân ta cũng có dấu hiệu mất khống chế.


Mặt khác, cho rằng ta dù có tức giận nhưng không dám công khai giết ch.ết Hạng Lang để mang tiếng anh giết em, huynh đệ tương tàn, có hại cho danh dự và uy tín cá nhân. Quả thật, Tiên Đế làm cha nên cũng rất am hiểu cá tính của ta. Ta quả thật không dám làm càn.


Nhưng Tiên Đế lại quá coi thường lực lượng đứng đằng sau ta. Ta bị thất sủng không chỉ tổn hại lợi ích của chính ta mà lợi ích của nhóm người đứng đằng sau ta cũng bị tổn hại. Những người đó theo ta vì cái gì? Không phải vì đợi ta thượng vị sẽ kéo mọi người thượng vị theo ư? Người xưa có câu: thứ nhất thù giết cha, thứ nhì thù đoạt bát cơm manh áo. Nay Tiên Đế chặt đứt hy vọng thăng tiến của họ, ta dù chưa điên nhưng họ cũng đã nổi điên rồi.


Mà người điên lên thì sẽ gây ra nhiều hành vi mất kiểm soát, một đám người điên lên thì sẽ gây ra bao nhiêu việc làm kinh khủng hơn? Gì chứ giết người là còn nhẹ, ngay cả đảo chính, giết vua cũng là chuyện bình thường. Chớ coi khinh sức mạnh của tập thể. Một con kiến thì không đáng sợ, nhưng một đàn kiến triệu triệu con thì ngay cả bờ đê cũng phải sụp đổ.


Họ thấy ta đang do dự bất định, cũng thấy tính cách của ta khó có thể nhẫn tâm, nên đã cố ý tiền trảm hậu tấu cho người sát hại Hạng Lang nhằm đưa ta vào thế đã rồi. Nhưng không loại trừ vị cao thủ kia ra tay châm ngòi thổi gió. Ta khi biết được cũng phải bụng làm dạ chịu”.


“Quả nhiên, sau sự kiện ta giết Hạng Lang đầu tháng 3 năm nay, ta bị tước mất quyền lực, bị giam lỏng ở chùa Trấn Quốc. Trinh Minh Hoàng hậu bị phế truất vị trí Hậu cung chi chủ. Vị kia thừa cơ Thượng vị làm chủ hậu cung. Từ đây vòng kế hoạch thứ 3 bắt đầu.


Sáu tháng tuy ngắn nhưng đủ thời gian để vị kia trong hậu cung sắp xếp tay chân, con cờ trong quân đội cũng ăn mòn các vị trí quan trọng. Ngay cả người của phe ta cũng bị lôi kéo, phân hóa. Tất cả chuẩn bị cho sự kiện ngày hôm nay diễn ra.


Tiên Đế sau khi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, không có giết ta mà chỉ giam lỏng thực tế đã cảm nhận được sóng ngầm cuồn cuộn. Dù cho đã rửa tay gác kiếm nhiều năm nhưng bản năng của kẻ săn mồi được tôi rèn bấy lâu đã ngửi ra được mùi nguy hiểm. Thực tế Tiên Đế đã tỉnh ngộ và chấp nhận một sự thật là mình đã già. Cho nên Ngài ấy đã bắt đầu sắp xếp hậu sự cho mình và quá trình chuyển giao quyền lực cho êm đẹp.


Buổi tiệc trưa nay tại vườn Thượng Uyển chính là bắn đi tín hiệu rằng Tiên Đế muốn giảng hòa và chấp nhận chuyển giao quyền lực cho ta để giữ gìn cơ nghiệp Hoàng tộc. Dù sao, tuy hơi muộn nhưng có làm còn hơn không”.
----


P/s: Chương này tác giả hoàn toàn là hư cấu. Không có sử liệu nào nói về điều này. Các độc giả chú ý.


(*) Những năm cuối đời. Thế lực của Đinh Liễn át cả Đinh Tiên Hoàng Đế là sự thực. Mâu thuẫn giữa hai cha con là có. Đinh Bộ Lĩnh không muốn truyền ngôi cho Đinh Liễn là sự thật. Sử liệu có nói đến.






Truyện liên quan