Chương 32: Lấy Giả Làm Thật

Đinh Điền và Đinh Phúc Trí vẻ mặt mộng bức, ngạc nhiên. Ba điều trên không có gì để nói nhưng bảo Đinh Điền đi rải lời đồn là ý gì? Đây chẳng khác nào là tự bôi tro chát chấu vào mặt mình, vào mặt hoàng gia hay sao?


“Bệ hạ. Chuyện này đối với hoàng gia mà nói không chút nào vẻ vang. Ta nên giấu đi để bảo toàn danh dự cho Tiên Đế và hoàng gia, tại sao phải rải lời đồn về sự thật?”


“Đúng vậy a, phụ hoàng. Nếu để dân chúng biết sự thật sẽ khiến mặt mũi phụ hoàng và hoàng gia mất hết cả. Xin phụ hoàng thu hồi thánh lệnh”.
Hai người nhao nhao lên tiếng khuyên can. Đinh Liễn thấy vậy liền đưa tay ra hiệu:


“Các ngươi cho rằng tại sao trẫm phải làm như thế? Đầu tiên, nếu chuyện xảy ra chỉ liên quan đến một hai người thì có thể bịt kín nhưng đây là chuyện liên quan đến một vị Hoàng Đế, một vị Thái Hậu, một vị Thái Tử, một vị Thập Đạo Tướng Quân và các dòng họ khác, các ngươi giấu được sao?


Thay vì chờ đợi người khác bàn tán xôn xao, không bằng chính chúng ta rải ra lời đồn nói lên sự thật. Dân gian thường tin lời đồn hơn tin chính thống. Chúng ta phải hướng dẫn dư luận, coi Tiên Đế, trẫm và hoàng tộc là nạn nhân của một âm mưu bẩn thỉu. Còn kẻ phản diện là bọn Lê Hoàn và Dương Vân Nga.


Cuối cùng, trời đất giận dữ khiến ta hồi sinh, trừng trị kẻ gian ác, làm sạch nội gian. Lời đồn phải chỉ đầu mâu về tam tộc Lê, Dương, Nguyễn để nhân dân chỉ trỏ phỉ nhổ đặng làm cho sự kiện diệt tộc bọn họ trở nên hợp lý. Để những kẻ xấu khác không có cơ hội bôi nhọ triều đình và thừa cơ gây nội loạn.




Ngăn chặn không bằng khai thông dẫn đạo là vậy. Còn Tiên Đế, băng hà thì cũng đã băng hà rồi. Người sống thì vẫn phải sống. Mặt mũi người đã ch.ết liệu có quan trọng bằng lợi ích của người đang còn sống hay không?


Đương nhiên mặt mũi của trẫm là quan trọng đấy nhưng đáng kể là gì so với sự ổn định của đất nước và hoàng tộc? Mà trẫm là Hoàng Đế còn không ngại mất mặt, các ngươi, hoàng tộc còn sợ mất mặt hơn trẫm hay sao?”


Tới lúc này, mọi người mới thấy rõ Đinh Liễn nói hoàn toàn có lí. Tuy thủ đoạn hơi có chút tự hại, có chút hơi tự ngược nhưng hiệu quả và lợi ích thực tế quả là quá lớn. Sử dụng dư luận thì đời nào cũng có nhưng biến tình huống thất thế thành lợi thế thì không thấy nhiều.


“Các ngươi nghe đây, kế hoạch này tất cả có năm bước, phải nghe cho kỹ, phải làm cho tốt, không được sai lầm kẻo bị phản phệ.
Bước một: chiêu cáo thiên hạ thông tin giả
Bước hai: rải ra lời đồn là sự thật
Bước ba: Hoàng thất im lặng coi như cam chịu


Bước bốn: dân chúng phẫn nộ sẽ chỉ đầu mâu về các gia tộc sau lưng thủ ác
Bước năm: hợp thức hóa việc diệt tộc, tịch thu tài sản, bình ổn cảm xúc của dân chúng.


Mỗi khâu, mỗi bước phải hợp lí, đúng độ thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Dư luận chính là dân tâm. Có dân tâm thì làm gì cũng dễ. Hoàng gia nhìn như phong quang nhưng các ngươi cũng thấy đó. Hở một tý là có kẻ đảo chính, hở một tý là có kẻ muốn tạo phản, hở một tý là diệt tộc.


Việc đảo chính Hoàng gia lần này chúng ta tổn thất khá lớn. Bốn nhà liên thủ trẫm tha cho một nhà, nửa tha nửa giết một nhà, diệt tộc hai nhà. Các ngươi có biết tại sao không?”


Đinh Điền là kẻ cáo già, biết Đinh Liễn hỏi là đang khảo thí và bồi dưỡng Đinh Phúc Trí nên chỉ trầm ngâm không đáp. Đinh Phúc Trí cũng hiểu cơ hội biểu hiện đã tới nên cũng tập trung suy nghĩ:


“Theo suy nghĩ của nhi thần thì phụ hoàng đang lâm vào tình thế khó xử. Bốn tộc kia quả thật thế lực quá lớn có thể uy hϊế͙p͙ Hoàng tộc, nếu giết hết e rằng mình cũng bị thương, mà lại gây cho các tộc khác cảnh giác.


Không giết thì sẽ bị coi là Hoàng đế mềm yếu, dễ bị bắt nạt. Thế nên Ngài giết sạch nhị tộc, tha bổng nhất tộc, nhất tộc giết một nửa. Như vậy vừa đạt hiệu quả uy hϊế͙p͙ tỏ rõ bản lĩnh lại không gây sự chống cự của các tộc khác”.
Đinh Liễn nghe vậy thì gật đầu.


“Khá lắm. Suy đoán như vậy cũng không tệ. Con quả thật cũng chịu khó học hỏi đấy. Thế con nghĩ tại sao trẫm phân phối thành quả hai nhà Lê Nguyễn cho ba nhà Tam Thái, nhà họ Dương cho họ Ngô mà không nuốt riêng tất cả?”


Đinh Phúc Trí được Đinh Liễn khen thì mừng ra mặt. Thầm nghĩ phải cố gắng hơn nữa. Đoạn suy ngẫm một chút rồi trả lời.


“Kính thưa phụ hoàng, theo nhi thần nghĩ Ngài làm vậy thứ nhất là tỏ ra đại khí, đại lượng. Thứ hai, ngài muốn cho các tộc thấy theo ngài là có ăn, có uống. Thứ ba, ngài muốn ba tộc Tam Thái đứng mũi chịu sào trước dư luận . Thứ tư, ngài muốn cột chặt tam tộc đó vào chiến xa của ngài. Coi như đó là tiền để mua sự phục vụ và lòng trung thành”.


Đinh Liễn sáng mắt lên, tiến tới vỗ vỗ vai Đinh Phúc Trí :
“Tốt...tốt...tốt...suy luận khá chính xác. Con của ta quả là trưởng thành. Có thể đảm đương việc lớn được rồi”.
“Đinh Điền, ngài còn muốn bổ sung gì không?”


Đinh Điền lúc này mới đưa tay vuốt râu, trầm ngâm một chút rồi nói:
“Ngài muốn gửi đi thông điệp cho các tộc rằng Ngài là Hoàng Đế, toàn bộ Quốc Gia này là của ngài, ngài muốn cho ai thì cho, diệt ai thì diệt. Ngoan thì có quà, hư thì có gậy”.


Nghe đến đây Đinh Phúc Trí hít sâu một hơi. Quá bá khí rồi. Đinh Liễn thì vỗ tay ba cái.


“Định Quốc Công chính là Định Quốc Công, càng già càng dẻo dai, càng trí tuệ nha. Đúng vậy, trẫm chính là muốn uy hϊế͙p͙ tất cả các tộc khác. Trẫm mới đăng cơ, cần gây dựng uy tín. Giết gà dọa khỉ là điều tất nhiên. Dương Vân Nga và Lê Hoàn không phải vừa lúc là hai con gà sao?


Nhưng đi cùng với Uy thì phải có thi ân. Như thế mới có thể phục chúng. Quốc Gia này là của trẫm, của hoàng tộc Đinh gia, và Trẫm đang là chủ nhân. Bọn họ thân là bề tôi, nên có giác ngộ của một bề tôi. Chớ có suy nghĩ khác thường, bằng không...trẫm có hàng trăm cách để xử trí bọn họ.
----


Tẩm cung Trinh Minh Thái Hậu,
Tin tức Thái hậu Dương Vân Nga và cung nữ thân cận được ban lụa trắng treo cổ tự vẫn đã lan truyền khắp hậu cung. Các cung nữ và thái giám thân cận với tứ vị Thái Hậu đều đã báo cáo về cho chủ tử của mình.


Không quá khó để chư vị Thái Hậu biết được sự thật bởi hậu cung triều Đinh đâu có quá rộng lớn. Chỉ là các ngôi nhà cấp bốn bằng gỗ xây theo kiểu tiểu viện và không cách nhau quá xa. Thế nên sự ồn ào bên tẩm cung của Thái Hậu Dương Vân Nga đều gây lên sự chú ý của những người xung quanh.


Đinh Liễn cũng không cố ý giấu diếm. Hắn cũng chả muốn giấu diếm bởi thứ nhất là giấu không nổi, thứ hai là vì sau đó chính hắn sẽ tung sự thật này ra nhân gian.
Trong tẩm cung Trinh Minh Thái Hậu, tiếng đập bàn nghe cái "rầm".


“Ta liền biết ngay mà. Con đàn bà gian phu ɖâʍ phụ. Nhưng quả thật không ngờ, dã tâm và lá gan của nó lại to đến thế. Đinh Bộ Lĩnh ơi Đinh Bộ Lĩnh, ông đã biết ông sai lầm thế nào chưa? Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà. Ông mà có sống lại chắc cũng phun máu mà ch.ết. Chúng ta tình nghĩa vợ chồng vẹn tròn với ông như thế, vậy mà ông lại nghe lầm kẻ gian, hại thân mình rồi suýt chôn vùi cả cơ nghiệp. Ha ha. Đúng là đáng đời. Ha ha ha”


Đây là tiếng quát lớn của Trinh Minh Thái Hậu. Nàng rất ấm ức, lại thêm đau lòng rồi lại cảm thấy hả hê. Nhân sinh như vở kịch, biến ảo khó lường. Mới hài đấy lại bi ngay...


Trinh Minh Thái Hậu tên thật là Đinh Thị Tỉnh vốn quê ở Thanh Hóa, cha của nàng tên là Đinh Công Đoan dòng dõi quan lại ở Thiệu Thiên. Cha nàng là người văn võ toàn tài, đi theo Ngô Vương Quyền lập được nhiều công lao và được cử về làm tri phủ Cổ Lan (Đông Hưng, Thái Bình).


Trước đó ông đã có vợ và sinh được 4 người con trai, khi sinh nở được 100 ngày, vợ ông bị bệnh mà ch.ết. Bà Đỗ Thị Lan Hoa là vợ kế của ông Đinh Công Đoan đã sinh ra nàng và đặt tên là Đinh Thị Tỉnh.
Nàng thừa hưởng gen của mẹ nên rất xinh đẹp nhưng tính cách lại mạnh mẽ như cha.


Tương truyền một đêm mẹ nàng nằm mộng thấy nhặt được cái gương vàng thì có thai, sau đó sinh một người con gái, long nhan mắt phượng, mặt như bích phấn. Lên 5 tuổi đã biết âm luật nhạc, văn tự chưa dạy dỗ đã biết quy mô, quan phủ cho đi học 5-6 năm thì văn chương đã xuyến triệt, võ bị tinh thông, cưỡi ngựa bắn tên thế gian khó ai địch nổi.


Sau khi Đinh Bộ Lĩnh về với sứ quân Trần Lãm, đã sai người mang thư chiêu dụ 5 anh em họ Đinh. Trong đó có anh cả Đinh Dưỡng Xã, anh hai Đinh Cung Linh, anh ba Đinh Đại Mộc, anh bốn Đinh Bắc Phương và em gái út chính là nàng Tỉnh Nương.


Anh em họ Đinh đã đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn các sứ quân của Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu… Đinh Bộ Lĩnh hồi đó thấy nàng nhan sắc tuyệt trần, lại cá tính giỏi giang nên say đắm, lấy làm vợ.


Sau này, Đinh Bộ Lĩnh khai triều lập quốc, lập nàng làm Hậu, phong làm Trinh Minh, lại giao cho nàng làm Hậu cung chi chủ. Từ đó, nước lên thì thuyền lên, gia tộc của nàng cũng vì thế mà được trọng dụng và có thế lực lớn ở Thanh Hóa và cả Thái Bình. Cùng với gia tộc của Lê Hoàn và gia tộc họ Ngô, ba gia tộc này được coi là Tam hùng xứ Thanh.


Sau lại cũng vì thế lực quá lớn gây lên sự chú ý của Đinh Bộ Lĩnh nên nhân dịp vụ án Đinh Liễn sát hại Thái Tử Đinh Hạng Lang, Đinh Bộ Lĩnh đã tước quyền hậu cung chi chủ của nàng, giao lại cho Dương Vân Nga ý đồ nâng đỡ thế lực họ Dương làm đối trọng.


Họ Dương ở Nho Quan Ninh Bình cách Kinh thành không xa, sát bên Thanh Hóa. Đinh Bộ Lĩnh thâm ý muốn chơi cân bằng quyền lực. Ai ngờ lại rước họa vào thân.
-----






Truyện liên quan