Chương 41: Khí Vận chi nhãn ( con mắt khí vận)

“Yêu tinh hệ thống, ta muốn biết rõ về chức năng của con mắt khí vận. Ngươi giải thích kỹ giúp ta”.
“Vâng, thưa chủ nhân”.
“Trong vũ trụ tồn tại năm loại mắt: phàm nhãn, Linh nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn và phật nhãn”.


“Phàm nhãn tức con mắt của phàm nhân. Nói rộng ra thì tất cả động vật có mắt đều gọi là mắt phàm nhân. Con mắt phàm nhân tiến hóa theo hướng khác nhau để phù hợp với sự sinh tồn của giống loà--- Ví dụ loài chim ưng thì tiến hóa theo kiểu nhìn xa, loài sò điệp thì tiến hóa theo kiểu kính hiển vi, loài chuồn chuồn thì tiến hóa kiểu mắt kép thấu kính, loài khỉ lùn Tarsier ở Đông Nam Á thì tiến hóa theo kiểu nhìn xuyên đêm...vân...vân. Chức năng của phàm nhãn thường bị giới hạn bởi khoảng cách, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ.


Mắt con người được cấu tạo bởi hơn 200.000 tế bào hình nón và hình que trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu. Mắt người có thể phân biệt 10 triệu màu sắc khác nhau và nhiều khả năng là có thể nhận biết một photon đơn lẻ.


Cao hơn Phàm nhãn là Linh nhãn. Linh nhãn là bản tiến hóa cao cấp của Phàm nhãn, mở rộng năng lực của phàm nhãn. Ví dụ mắt người chỉ nhìn thấy vật tối đa 10 km, nếu có được chức năng của mắt ưng thì có thể nhìn xa tới 50 km. Thay vì nhìn thấy khoảng 10 triệu màu sắc thì nay có thể nhìn thấy 100 triệu màu sắc. Bình thường ban đêm bị mù tạm thời thì nay có thể nhìn rõ mọi vật trong tối...tóm lại, Linh nhãn chính là phàm nhãn cao cấp.


Cao cấp hơn Linh nhãn là Tâm nhãn. Nghĩa là lúc này ta không nhìn bằng mắt thường nữa mà nhìn bằng tâm. Tâm lúc này không phải là Tim. Tâm lúc này gọi là Linh hồn. Như vậy Tâm nhãn chính là con mắt của Linh hồn. Người Việt hay dùng một từ để chỉ linh hồn gọi là Tâm hồn.


Tâm nhãn phân ra ba cấp là Thiên nhãn, pháp nhãn và phật nhãn.




Khi tuyến tùng trong não được kích hoạt, con mắt thứ ba sẽ mở ra. Thường người ta phải đóng hai con mắt thông thường lại thì mới có thể quan sát thế giới bằng thiên nhãn. Nếu hai mắt thường còn mở thì não bộ sẽ phân tâm dẫn đến con mắt thứ ba không mở ra được.


Trường hợp như người soi kiếp Cayce người Mỹ phải trong trạng thái thôi miên mới sử dụng được thiên nhãn. Nhà tiên tri Vanga người châu Âu bị mù mắt là một ví dụ. Nhiều nhà sư khi ngồi thiền thì mới mở được thiên nhãn. Tuy nhiên nếu tu luyện đến mức cao thâm như Đức Phật hay Lão Tử thì không cần đóng lại hai phàm nhãn vẫn mở thiên nhãn được.


Thiên nhãn rất màu nhiệm. Vì nó nhìn bằng tâm nên thế giới mà mắt thường nhìn thấy sẽ không giống nhau. Từ nhìn xa, nhìn gần, nhìn những thứ vô hình như các kiếp sống trước đây, ma quỷ...đến nhìn xuyên không gian, thời gian chỉ là bữa ăn sáng. Tuy nhiên, nó vẫn giới hạn bởi không gian vật chất 3D và hơi hé mở không gian 4D. Khí vận chi nhãn chính là một loại thiên nhãn.


Trên nữa là Pháp nhãn. Thường là những vị tu hành đến cấp độ bồ tát trở lên mới sở hữu được. Một vị bồ tát thường phải tu luyện tới 1 a tăng kỳ và 100 đại kiếp. Một đại kiếp tương đương với 1.4 tỷ năm. Một a tăng kỳ tương đương 10 mũ 140 đại kiếp. Thời gian coi như vô lượng.


Sở hữu được Pháp nhãn, tầm nhìn sẽ không bị không gian, thời gian, vật chất cản trở. Mọi thứ hiện ra rõ ràng như bản chất vốn có. Không còn ảo ảnh, ảo giác, huyễn hoặc mà chỉ còn lại chân lí...


Cấp cuối cùng gọi là Phật nhãn. Chỉ có các vị Phật mới có thể sở hữu. Phật thì có phân chia thành Phật độc giác và Phật toàn giác. Hai loại phật này đều có thể sở hữu Phật nhãn. Phật độc giác cần tu tới 2 a tăng kỳ và 100 đại kiếp, phật toàn giác cần tu tới 4 a tăng kỳ và 100 đại kiếp.


Trên đó còn có các vị Phật cổ xưa khác tu tới 8, 16, 24, 36 a tăng kỳ. Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật Toàn Giác mới đắc đạo. Kiếp sống tại trái đất chính là kiếp cuối cùng của ngài trước khi thành Phật toàn giác.


Chủ nhân. Khí Vận chi nhãn của ngài sử dụng năng lượng là năng lượng khí vận quốc gia. Như đã nói ở trước. Bất cứ hoạt động nào dù là cơ bản như đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ...đến những năng lực siêu phàm thì đều cần năng lượng duy trì. Hiện nay, cấp độ khí vận chi nhãn hiện nay còn khá yếu ớt nên mới chỉ kích hoạt bản đồ 3D quốc gia của ngài.


Nói về điều này, chủ nhân phải nhớ, sự tồn tại và phát triển của ngài và quốc gia là cùng một nhịp thở. Nếu quốc gia ngài diệt vong thì bản thể của ngài cũng vì thế mà tử vong. Hay nói cách khác, quốc gia chính là thân thể của ngài, sông núi chính là xương cốt và dòng máu của ngài, vạn vật chính là tế bào của ngài.


Ngài nhìn xem bản đồ này: sông, núi, rừng, ao, hồ...đều mô phỏng như thật. Ngài có thể phóng to lên để xem cho rõ. Các điểm nhỏ như này là sinh vật. Bên hông bản đồ sẽ có danh sách các loài chia làm loài người, động vật, thực vật, côn trùng, thủy hải sản, khoáng sản, người tu luyện, yêu quái...


Khi muốn kiểm tr.a tình hình phân bố dân cư ngài chọn vào loại người, toàn bản đồ sẽ hiện lên những nơi loài người có mặt. Ngài có thể ứng dụng vào việc quan sát quân ta hành quân hoặc quan sát quân địch xâm nhập.


Tất cả những người thuộc về quốc gia này sẽ có chung một loại màu sắc. Người của các quốc gia khác sẽ có màu sắc khác. Người của quốc gia ngài nhưng lại cống hiến cho quốc gia khác sẽ có màu khác. Cứ thế, ngài sẽ quản lý quốc gia mình dễ dàng hơn”.


“Uh. Nghĩa là ta có biết được quân địch xâm nhập lúc nào và ở đâu. Gián điệp của họ xâm nhập nơi nào. Hệ thống, làm sao có thể phân biệt được điều này?”


“Đây chính là năng lực của khí vận chi nhãn, bí ẩn đằng sau chính là năng lượng. Khi là con dân của ngài thì khí vận của họ được cộng vào khí vận quốc gia. Khi họ là người quốc gia khác thì bản tâm của họ sẽ ít nhiều có thù địch với quốc gia của ngài tạo nên dòng năng lượng khí vận có hại. Từ cường độ mạnh yếu của dòng năng lượng khí vận mà phân biệt được người đó là đồng bạn hay gián điệp. Mặc dù có thể không chính xác tuyệt đối nhưng đã đủ dùng rồi.


Về tr.a cứu khoáng sản, trên bản đồ sẽ chỉ ghi nhận khi một loại nguyên tố tự nhiên tập trung lại, ta gọi là mỏ. Ví dụ như mỏ vàng, mỏ sắt. Tập trung vào đây thì sẽ ra tình hình phân bố, trữ lượng bao nhiêu, chất lượng cao thấp, ẩn giấu sâu hay nông...sử dụng chức năng này ngài có thể bớt rất nhiều nhân vật lực để thăm dò và khai thác.


Về các giống loài thực vật, chỉ cần trên đất nước ngài có dù chỉ là một hạt giống hay mầm non thì trên danh sách cũng hiện ra đầy đủ. Ngài nhấn vào tên loài đó thì thông tin về loài thực vật đó sẽ hiện ra. Khi người dân của ngài khám phá ra tác dụng của nó hay thành phần thì lập tức trên đây sẽ có thông tin tương ứng.


Ngược lại, nó chỉ là cái tên. Thế nên sau này ngài chú ý đào tạo các nhà thực vật học, y dược học, nông nghiệp học để bổ sung vào. Sẽ có lợi ích rất lớn cho sự phát triển của quốc gia và việc nâng cấp nền văn minh trong tương lai.


Các loài động vật, thủy hải sản cũng tương tự như thực vật. Chỉ có khi nào có người khám phá ra chức năng, tác dụng thì ngài mới có thông tin cập nhật”.
“Uh. Ta có thể hiểu đây là một thư viện bách khoa toàn thư đúng không?”
“Vâng, chính xác là vậy.


Liên quan đến khí vận ngài phải nắm rõ mấy thứ sau. Nó là căn cơ để tạo nên một cơ thể. Đó chính là long mạch. Long mạch được ví như các đường kinh mạch, khí mạch, huyết mạch, thần kinh trong cơ thể mình vậy. Nếu kinh mạch thông suốt thì cơ thể khỏe mạnh. Nếu bị tắc hay khô héo thì sẽ gây ra bệnh tật, đau ốm.


Xưa nay, các phong thủy sư thường coi thế núi sông để tầm long, điểm huyệt nhằm tạo phúc hoặc gây họa cho mình hoặc người khác. Thế nhưng, dưới con mắt khí vận thì long mạch gồm ba loại lớn: thiên mạch, địa mạch và nhân mạch.


Thiên mạch chính là các luồng không khí hay còn gọi là gió. Ở đất nước này có hai thiên mạch chính, đó là gió mùa đông bắc thổi từ phía bắc biển đông vào đất liền và gió mùa Tây Nam thổi từ phía Đế quốc Khơ me sang. Gió mùa đông-bắc là sự kết hợp giữa khí lạnh từ bắc cực tràn xuống và hơi nước từ Biển Đông tràn vào. Hỗn hợp hai loại khí này tạo nên cái lạnh khắc nghiệt của đất nước.


Chúng ta gọi là rét, rét đậm, rét hại...Vạn vật cũng vì thiên mạch này ảnh hưởng mà suy yếu. Khí vận cũng vì thiên mạch này mà hơi chút giảm xuống. Cái tốt của thiên mạch này lại là tẩm bổ cho địa mạch của đất nước, khi đến mùa xuân và mùa hạ cây cối tươi tốt đầy sức sống.


Thiên mạch Tây Nam hay gió Lào, thổi vào mùa hè chính là loại gió khô nóng, gây khó chịu cho tất cả động vật và con người. Con người sẽ cảm thấy nóng nực, bứt dứt, buồn bực khi bị thiên mạch này thổi qua.


Khi các thiên mạch tụ tập vào nhau sẽ tạo thành tiểu huyệt và đại huyệt. Tiểu huyệt còn gọi là lốc xoáy, vòi rồng. Đại huyệt còn gọi là bão tố. Mỗi năm sẽ có một đến hai cơn bão từ vùng biển Đông Nam chạy tới. Những huyệt thiên mạch này sẽ gây ra lực phá hoại khủng khiếp cho con người và vạn vật. Đi kèm theo các thiên mạch di chuyển còn có các đám mây, các cơn mưa, sấm sét.


Ngài coi bản đồ khí vận 3D thì sẽ dự báo được con đường di chuyển, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc, cường độ mạnh yếu để điều hành đất nước một cách lợi ích nhất.
Đinh Liễn hào hứng hỏi: "Cái này gọi là dự báo thời tiết đúng không?"


"Vâng, thưa chủ nhân". Yêu tinh hệ thống đáp
Đinh Liễn gật đầu rồi hỏi tiếp:
" Vậy, Thế nào là địa mạch?"
-----






Truyện liên quan