Chương 49: Bí mật về sự hưng suy của Hoàng Tộc

Sau khi từ biệt Trinh Minh Thái Hậu, Đinh Liễn và Ngô Nhật Hoa lại bắt đầu tới chặng tiếp theo là tẩm cung của Nguyệt Nương Thái Hậu hay Kiều Quốc Thái Hậu Đinh Thị Nguyệt Nương.
Trên đường đi, Ngô Nhật Hoa hiếu kỳ mới hỏi:


“Bệ hạ. Ngài có ý mở trường dạy nghề cho nữ tử đương nhiên là tạo một công đức vô lượng. Nhưng chắc ẩn ý của chàng không chỉ có thế chứ?”


“Ha ha. Người hiểu trẫm chắc chắn trong đó có Hậu. Nàng không thấy sắp tới trẫm sẽ tách biệt thu chi của quốc gia và hoàng gia ư. Trẫm quan niệm tiền thuế của nhân dân phải dùng phần lớn cho việc phục vụ lại nhân dân chứ không phải là thứ mà hoàng gia dùng để tiêu xài cho riêng mình.


Gia đình chúng ta với tư cách là người đứng đầu cho nhà nước, đại diện cho dân tộc thì việc nhận sự cung phụng của quốc gia cũng là điều đương nhiên, nhưng cả bao gồm hoàng gia thì quá vô lí.


Hoàng gia càng ngày sinh sôi nhiều người, chi phí lại ở cấp quý tộc, nếu để cho cả quốc gia phụng dưỡng thì lâu dần quốc gia cũng sẽ chịu không nổi. Bởi quốc gia có nhiều thứ phải chi lắm. Từ thiên tai, mất mùa, bệnh dịch, chiến tranh..”.


“Bệ hạ, thần thiếp thấy điều đó còn tạo ra tính cách ỉ lại, cậy quyền cậy thế coi thường bách tính cho con cháu hoàng tộc. Nghĩa là mình đi khinh thường những người sớm hôm vất vả nuôi dưỡng cung phụng mình. Lẽ ra mình phải coi bách tính là cha, là mẹ của mình? Đằng này, chúng ta lại coi dân chúng là nô lệ để sai khiến và bóc lột. Chúng ta đang đi sai đường, phải không bệ hạ?”




“Hậu đã hiểu ra trẫm suy nghĩ như thế nào rồi đó. Chỉ có ý thức được vấn đề này thì chúng ta mới biết phải làm vua, làm quan như thế nào cho đúng. Thay vì dùng từ cai trị hay chăn dắt bách tính. Hãy nói là trung với nước, hiếu với dân mới chuẩn.


Làm vua, làm quan không phải là đè đầu, đè cổ dân chúng, bóc lột dân chúng đến tận xương tủy mà phải dẫn dắt, soi sáng, chỉ điểm để dân chúng có cuộc sống tốt hơn. Về lý niệm trị quốc, rõ ràng, nho giáo đã lầm đường lạc lối. Hoàng Đế coi mình là Thiên Tử nhưng coi dân là Thảo dân (cỏ dại). Thật buồn cười phải không?”


“Bệ hạ. Lý niệm của ngài lạ quá. Quá cấp tiến. Thần e ràng nếu con đường ngài đi sẽ nhiều chông gai”.
“Trẫm biết. Nhưng trẫm có cơ hội rất lớn để thay đổi bởi đất nước mình còn mới sơ khai, lực cản của nho học còn rất yếu. Chủ nghĩa dân tộc mới là trào lưu chính thống”.


“Thần thiếp nguyện cùng bệ hạ đi trên con đường phụng sự bách tính, phụng sự dân tộc, dù tan xương nát thịt cũng không hối hận”.
“Ha ha ha. Như vậy, trẫm còn mong cầu gì hơn”.
---


“Trở lại vấn đề. Nếu chuyện thu chi của hoàng gia và quốc gia không rõ ràng thì các thế gia, quan lại sẽ nhằm vào đó mà ngăn cản hoặc chi phối các công việc của Hoàng Gia.


Việc các quan đại thần kéo bè kéo cánh ủng hộ người này, ủng hộ người kia sẽ càng làm cho Hoàng Gia như một hồ nước đục. Nàng có biết tại sao lại thế? Bởi bản chất của Hoàng Đế chính là kẻ làm luật và phân phối tài nguyên.


Mà thu chi của quốc khố chính là biểu hiện rõ nhất. Muốn nắm được người phân phối tài nguyên thì phải ủng hộ kẻ có thể thừa kế ngai vàng. Khi ủng hộ kẻ này thì lập tức có người khác ủng hộ kẻ kia.


Đánh qua đánh lại, hoàng gia chính là kẻ chịu thiệt. Mà lâu dần hoàng gia sẽ suy yếu. Khi suy yếu thì sẽ bị một thế gia nào đó lật đổ thay thế. Một vòng tròn khép kín cứ như vậy mà diễn ra. Đây cũng chính là bí mật của loạn lạc, đảo chính và chiến tranh”.


“Như vậy, bệ hạ tách biệt thu chi của hoàng gia và đất nước ra làm hai chính là đẩy hoàng gia ra khỏi mục tiêu bị nhằm vào, phải không? Hoàng gia có lợi thế là có bệ hại nên sẽ được ưu tiên và thuận tiện hơn trong làm ăn. Như thế Hoàng Gia sẽ ổn định và phát triển. Các thế gia và quan lại sẽ tập trung tranh nhau việc phân phối miếng mồi to hơn đó là ngân quỹ quốc gia, đúng không?”


“Đúng vậy, Gia đình chúng ta chỉ nhận một chút cung phụng của đất nước coi như được trả công. Cũng đỡ mất công mang tiếng ăn bám hay hút máu nhân dân. Mà ngân quỹ quốc gia ta sẽ để cho các thế gia thay phiên nhau quản lý. Mọi người cùng đưa ra ý kiến. Trẫm chỉ đóng vai trò là người phán xử.


Nếu không ưng ý trẫm có thể phủ quyết để cho một người khác thực hành phân chia. Kẻ ấy sẽ chịu áp lực của nhân dân và các thế gia còn lại. Trẫm cũng sẽ vì thế mà giữ được địa vị siêu nhiên ở trên tất cả. Hoàng gia cũng vì thế mà tồn tại đến lâu dài. Trẫm sẽ lợi dụng điều đó mà mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, lấy đại thế, đại nghĩa, đại nhân, đại từ bi mà tạo phúc cho bách tính. Đây chính là lý tưởng của ta”.


“Vâng, thần thiếp hiểu”.


“Nàng phải nhớ, Tiên Đế khởi nghiệp thành công là do bách tính ủng hộ. Từ nhân lực, vật lực, từ tinh thần đến vật chất. Hoàng Gia muốn tiếp tục được ủng hộ thì hoàng gia phải vì bách tính mà làm việc, vì bách tính mà mưu cầu hạnh phúc chứ không phải trở thành con trùng hút háu nhân dân. Muốn như thế, chúng ta phải bớt đi sự phụ thuộc vào nguồn cung phụng của bách tính mà phải tự lực, tự cường mà kiếm ăn.


Trẫm quan niệm, một vị Hoàng Đế hợp cách không phải là một vị Hoàng Đế quát tháo phong vân, tung hoành chiến trận, đánh đâu thắng đó, chiếm nhiều đất đai, lãnh thổ mà là một vị Hoàng Đế biết lo cho dân từ cái ăn, cái mặc, học hành và mưu cầu hạnh phúc.


Nói cách khác, làm một vị Hoàng Đế hợp cách chính là lấy việc phục vụ nhân dân làm nhiệm vụ của mình. Quan thì nhất thời mà dân thì vạn đại. Hoàng Đế không phải chỉ là quyền lực, địa vị mà Hoàng Đế còn là trách nhiệm và nghĩa vụ. Hậu hiểu chưa?”
“Thần thiếp hiểu rồi”.


“Hậu hiểu rồi thì sắp tới hãy truyền bá, dạy dỗ con cháu chúng ta những điều đó. Nàng lo chuyện hoàng gia và hậu cung. Trẫm lo cho dân, cho nước. Trẫm cũng không thể nói rõ ràng như vừa nãy cho bọn nhỏ bởi trẫm có sự khó xử. Đến tiếng của các thế gia quý tộc sẽ tạo thành rắc rối không cần thiết”.


“Vâng ạ!”


“Nói tiếp. Sau khi tách thu chi ra thì Hoàng Gia sẽ tự thân vận động. Nghĩa là tự mở xưởng, buôn bán, kinh doanh, sản xuất làm ăn. Con cháu hoàng gia phải lao vào gánh vác. Và vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho quốc gia bình thường như bách tính. Như vậy cần rất nhiều nhân lực. Trẫm sáng lập ra trường dạy nghề cũng chính là tìm nguồn cung cấp nhân lực, tay nghề cho Hoàng Gia. Một công đôi việc. Nhất cử lưỡng tiện”.


“Thì ra là thế. Trong quyền hạn cho phép, ngài sẽ giúp đỡ hoàng gia khởi nghiệp lúc ban đầu”.
- Uh.
---
Khi Đinh Liễn và Ngô Nhật Hoa đến tẩm cung của Cồ Quốc Thái Hậu, thì đã thấy công chúa Ngọc Nương và các cung nữ đã đợi ở đây từ lâu.


Mọi người quỳ xuống hành lễ. Đinh Liễn gật đầu ra hiệu còn Ngô Nhật Hoa thì tới nâng tay công chúa Ngọc Nương.
“Em gái, em cũng có mặt ở đây à”.
“Bệ hạ, chị dâu, em mấy ngày nay đều ở đây. Trước lo việc cho Phụ Hoàng, sau là phụng dưỡng mẫu hậu”.


“Ừ. Vất vả cho em quá. Cũng nhờ có em đến làm bạn với mẫu hậu những ngày này. Anh bữa nay mới tới thăm mẫu hậu được. Thật áy náy quá”.


“Bệ hạ không phải nói thế. Bệ hạ bận trăm công ngàn việc, hôm nay bỏ thời gian đến thăm mẫu hậu và em cũng đã quá tốt rồi. Xin mời bệ hạ và chị dâu vào nhà. Mẫu hẫu đang đợi bên trong”.


Đinh Liễn gật đầu rồi tiến dần vào tiểu viện. Tiểu viện được chăm chút rất kỹ. Nguyệt Nương Thái Hậu vốn có máu nghệ thuật. Nàng tinh thông thi từ, ca múa, đàn hát nên khu vườn cũng được trang trí và chăm sóc tỉ mỉ. Từ cái cây, ngọn cỏ, dàn hoa đến nội thất bên trong, tất cả đều toát lên tình thơ ý họa. Điều này càng chứng tỏ vị chủ nhân tiểu viện là một người có nội tâm phong phú, tâm linh nhạy cảm.


Trong phòng khách, Nguyệt Nương Thái Hậu đang ngồi bên cây đàn. Phòng khách khá trang nhã. Các bức thư pháp và tranh vẽ hài hòa ấn tượng. Giữa gian phòng là bộ bàn ghế cổ bằng gỗ sưa. Bên hông là nơi đặt các loại nhạc cụ như tiêu, sáo, đàn nhị, đàn thập lục, trống, chiêng... Đinh Liễn liếc mắt quan sát toàn bộ gian phòng rồi cùng Ngô Nhật Hoa tiến tới chỗ Nguyệt Nương Thái Hậu.


“Phu thê nhi thần khấu kiến mẫu hậu. Kính chúc mẫu hậu vạn thọ khang an ạ”.
Nguyệt Nương lúc này quay mặt lại, tiến tới đỡ lấy tay hai vợ chồng Đinh Liễn rồi nói:


“Bệ hạ, hoàng hậu. Các ngươi đến đây thăm ai gia, ai gia cũng vô cùng vui mừng. Sáng nay lại nhận được quà của bệ hạ. Thật vui mừng lắm thay”.
“Sáng nay nhi thần đã làm mẫu hậu hoảng sợ. Thật nhi thần có lỗi. Kính xin mẫu hậu trừng phạt”.


“Trừng phạt cái gì chứ. Mẫu hậu sau đó đã nhận được quà của con rồi còn gì. Ta còn đang rất vui đây này”.
“Liễn nhi, con điêu khắc đẹp quá. Vật gì cũng tinh xảo từng chi tiết. Đúng là quỷ phủ thần công. Ta ngắm nghía mãi mà không chán”.


“Vậy là mẫu hậu vẫn chưa sử dụng chúng ư?”
“Toàn là báu vật, ta không nỡ dùng. Nỡ bị sứt mẻ, ta không đau lòng ch.ết sao?”
“Mẫu hậu đừng có lo. Ngài cứ thoải mái mà dùng. Nếu hư hỏng cứ nói trẫm. Nhi thần cho người đưa đến. Gì chứ chuyện này với nhi thần chỉ là chuyện nhỏ thôi”.


“Con bận bịu bao nhiêu công việc. Mẫu hậu sao để con phiền lòng cơ chứ?”
“Không sao cả mà. Phụng dưỡng mẫu hậu là trách nhiệm cũng như niềm vui của nhi thần”.
“Thôi. Mọi người cùng thưởng thức trà mới pha. Trà pha vào bộ ấm chén bằng đá xanh thật có nét đẹp riêng”.


“Vâng. Mẫu hậu thích là được rồi”.
“Thế các con đến đây ngoài việc thăm ta và ngọc nương, liệu còn có chuyện gì nữa không?”
------






Truyện liên quan