Chương 52: Thiên Tử Quân

Kết thúc chuyến thăm viếng các vị Thái Hậu, lúc này cũng đã hơn 17h chiều tức là vào giờ Thân cổ đại, Đinh Liễn và Ngô Nhật Hoa cùng trở về Ngự thiện phòng.


Đi theo hộ tống là Phó thống lĩnh Ngự lâm quân Cao Minh và một chi Long Dực quân. Người vừa mới được bổ nhiệm thay cho Phó thống lĩnh Nguyễn Hằng (em họ của Thống Lĩnh Nguyễn Minh) bị cách chức, điều tr.a và xử tử mấy hôm trước.


Ngự lâm quân vốn còn gọi là Thiên tử quân có biên chế 5.000 binh lính, được tuyển chọn kỹ càng từ các chiến binh của quân Thập Đạo. Hàng năm đều có sát hạch loại bỏ và bổ sung quân mới để đảm bảo sức chiến đấu.


Trong đó, 1000 quân tinh nhuệ nhất biên chế thành một Lữ đoàn tên Long Dực chuyên trách bảo vệ Vua và gia quyến. Cao Minh vốn là một thành viên của Cao gia tại thành Đại La. Cao Gia vốn toàn tộc đi theo Đinh Tiên Hoàng từ rất sớm, lập được nhiều chiến công hiển hách. Độ trung thành với nhà Đinh là không phải bàn cãi.


Ở kiếp trước, tướng người họ Cao có tới mười mấy người được triều đình sắc phong làm Thành Hoàng và nhân dân thờ phụng tại các Đình làng. Kiếp này, nhà họ Cao có rất nhiều người đang phục vụ cho triều đình. Trong đó nổi bật là Cao Tường hiện đang làm Đô Đốc đạo quân Cao Bắc Lạng ( Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn) trấn thủ biên giới phía Bắc phòng thủ Đại Tống , phong tước Đại Tướng quân.


Cao Thương làm quan thu thuế ở thành Đại La. Cao Minh là cháu ruột của Cao Tường mới được bổ sung vào Thiên Tử Quân năm ngoái. Nhân sự kiện chính biến Hoàng Cung, Tốt trưởng Cao Minh được Thống Lĩnh Phúc Trí cho tạm giữ chức Phó thống lĩnh Long Dực Lữ.




4.000 quân còn lại chia làm bốn Lữ đoàn Long Môn Bắc, Long Môn Tây, Long Môn Nam, Long Sào Khê.


Lữ Đoàn Long Môn Bắc trấn giữ thành Nội bảo vệ hoàng cung từ phía Bắc, Phó Thống lĩnh tên là Võ Trung. Võ Trung năm nay cũng ngoài 30, người Thái Nguyên thuộc đạo Vĩnh Nguyên, là một tướng quân thiết huyết, từng là tùy tùng Đinh Liễn xông pha trận mạc. Con người này hữu dũng, hữu mưu, võ công cao tuyệt lại nhất mực tử trung.


Lẽ ra Võ Trung đã có thể leo lên làm Thống lĩnh Ngự lâm quân từ lâu nhưng vì đầu óc không chịu biến báo nên Đinh Tiên Hoàng cứ ghìm lại chức Phó thống lĩnh đến tận bây giờ. Đợt chính biến vừa rồi diễn ra quá nhanh khiến cho ngay cả Đinh Liễn cũng không kịp trở tay nên đã trúng chiêu. Võ Trung chỉ huy Lữ Đoàn Long Môn Bắc không kịp chạy về ứng cứu khiến cho kết cục thành sự đã rồi.


Đang trong lòng thống khổ hối hận tự trách thì Đinh Liễn bất ngờ hồi sinh khiến hắn còn cảm thấy còn có cơ hội bổ cứu. Thế nên, khi thiếu chủ Đinh Phúc Trí dẫn người tập kích nhóm Lê Hoàn, Võ Trung cũng là người xông xáo, nhiệt tình nhất.


Nhà họ võ còn có ba nhân vật khá nổi bật là Võ Ưng, Võ Tịnh và Võ Tố. Võ Ưng là anh Võ Trung, có tài huấn luyện chim Ưng nên được giao cho làm công tác thám báo. Hiện tại đang làm chức Phó Đô Đốc đạo quân Thanh Nghệ Tĩnh, phòng thủ Champa đánh úp Đại Cồ Việt.


Võ Tịnh lại có tài thuần hóa Voi nên được giao cho làm quan Hậu cần, chuyên vận chuyển lương thảo hàng hóa lên các đạo quân phía Tây và phía Bắc. Người em gái út là Võ Tố thì trở thành phi tử của Đinh Liễn. Ngay sau chính biến Hạng Lang. Ngô Nhật Hoa đã cử Võ Phi, Lan Phi, Huệ Phi, Minh Phi đưa các hoàng tử, công chúa về Thái Nguyên lánh nạn.


Lữ Đoàn Long Môn Tây trấn giữ thành Ngoại bảo vệ hoàng tộc và gia quyến bách quan từ cửa phía Tây. Phó thống lĩnh tên là Lương Tuấn. Lương Tuấn là con cháu Lương Gia ở đạo Hà Tuyên ( Hà Giang - Tuyên Quang). Lương gia còn có quan coi kho Lương Ngọc ở Tràng An, Lương Thiết làm quan coi việc đào mỏ sắt ở đạo Vĩnh Nguyên ( Vĩnh Phúc - Thái Nguyên).


Lương gia trước giờ lập nghiệp bằng cách buôn bán lương thực và sắt gang. Đời này sinh ra Lương Tuấn lại có thiên phú võ nghiêp nên cho tòng quân ở Hà Tuyên, sau được tuyển mộ vào Thiên Tử Quân ở Kinh Thành.


Lữ Đoàn Long Môn Nam trấn giữ thành Nam ngăn cách Hoàng Cung với Tràng An, Phó thống lĩnh là Lý Quảng. Hiện đang duy trì trật tự và bảo vệ Linh đường cho nhân dân thăm viếng.


Lý Quảng là con cháu Lý Gia - Bắc Ninh. Gia tộc họ Lý có tòng long chi công nên được Đinh Tiên Hoàng cất nhắc vào nhiều vị trí quan trọng. Ngoài Lý Quảng, gia tộc họ Lý Bắc Ninh còn có Đô Đốc Lý Quốc, tước Đại Tướng quân chỉ huy đạo quân Hải Ninh Nguyên ( Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nguyên).


Lý Đài làm quan ngự sử có Trách nhiệm như một Gián ngôn quan tại Kinh Thành, Lý Trâu làm quan Thủy Lợi ở Hải Hưng Bình ( Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình).


Lữ Đoàn Cơ Động Long Sào Khê là lữ đoàn Lính thủy đánh bộ, trấn giữ Thủy binh Sào Khê hồ và con đường di chuyển khẩn cấp khi có biến, tiếp viện cho các Lữ Đoàn khác khi nguy cấp. Phó thống lĩnh tên là Phạm Công Hoài.


Phạm Công Hoài là thành viên của Phạm Gia - Thái Nguyên. Theo Đinh Tiên Hoàng vào giai đoạn cuối của cuộc bình định 12 sứ quân. Phạm Công Hoài là Võ tướng, tinh thông hai đạo thủy, bộ, rất được cha con Đinh Tiên Hoàng nể trọng.


Người anh Phạm Công Thanh là một pháp sư, phong thủy sư nổi tiếng và người em Phạm Công Định lại có tài thầy thuốc, hiện đang làm Phó quan Ngự y viện, dưới trướng Tôn Thất thái y.
Tắt dòng suy nghĩ, Đinh Liễn gọi Cao Minh tới:


“Cao Minh, tình hình Ngự lâm quân mấy ngày nay thế nào rồi? Sự kiện chính biến có ảnh hưởng gì tới anh em không?”
“Muôn tâu bệ hạ, Ngự lâm quân dưới sự chỉ huy của Thống lĩnh, đã ổn định lại rồi ạ. Phần lớn các anh em đều lâm vào tự trách vì để cho kẻ gian lợi dụng”.


“Cũng không trách nổi các ngươi. Thiên chức của binh lính là chấp hành mệnh lệnh. Với lại, đối phương quá giảo hoạt, ám sát bằng độc nên cũng khó lòng phòng bị.
“Tạ ơn bệ hạ khai ân. Thần thay mặt anh em Thiên tử quân xin nghiêm túc tự hối. Xin thề cả đời trung thành với Hoàng Đế bệ hạ”.


“Trong mấy ngày Quốc tang, nói cho anh em hết sức chú ý. Tránh gây ra sai lầm. Phúc Trí thân là hoàng tử, vị trí thống lĩnh ngự lâm quân cũng không thích hợp nên chỉ là tạm thời. Sau quốc tang, trẫm sẽ công bố điều kiện tuyển chọn Thống lĩnh, Phó thống lĩnh Thiên Tử Quân. Các ngươi đều có điều kiện công bằng cạnh tranh với nhau”.


Cao Minh sắc mặt vô cùng phấn khởi. Điều này tuy trong lòng các vị Phó Thống lĩnh đều đoán trước nhưng từ chính miệng của Hoàng Đế thì coi như đã xác nhận. Trong năm vị Thống Lĩnh chỉ có Phó thống lĩnh Võ Trung là tại vị lâu nhất, lại là người theo bệ hạ từ lâu nên sẽ có nhiều cơ hội.


Bốn phó thống lĩnh còn lại đều là từ Lữ Tốt mới bổ nhiệm nên cơ hội lên chức không cao. Nhưng bệ hạ lại không trực tiếp bổ nhiệm Võ Trung mà lại cho cạnh tranh công bằng, như thế không phải bọn hắn cũng có hy vọng ư.
“Tạ chủ long ân”.


“Ừ. Ngươi cho người thông báo với Phúc Trí về Ngự thiện phòng ăn tối với chúng ta”.
“Dạ. Hạ thần lĩnh mệnh”.
----


“Bệ hạ. Việc ngài nói tách thu chi của Đất nước và Hoàng gia thì thần thiếp không phản đối. Nhưng việc hợp tác với các gia tộc đều phải góp vốn. Mà Hoàng gia chúng ta đâu có giàu có gì, trước nay sống dựa vào quốc khố. Tiên Đế lại vì sĩ diện nên từ khi lập quốc đều không cho Hoàng Gia kinh doanh buôn bán cái gì, nói là quan không tranh ăn với dân.


Thế nhưng các thế gia vọng tộc vẫn làm ăn, vẫn làm quan đấy thôi. Điều này quả thật không công bằng. Hoàng gia chúng ta lấy vốn đâu mà hùn hạp với các thế gia? Chỉ bằng kỹ thuật thì e rằng phân chia cũng không được bao nhiêu cổ phần”.


“Ha ha. Hoàng hậu cứ an tâm. Nàng cứ lên kế hoạch hợp tác đi. Về vấn đề tài chính nàng không phải lo. Tiền không phải ở trong quốc khố ấy ư?”


“Thế nhưng khi tách thu chi ra thì quốc khố là thuộc về triều đình, hoàng gia cầm lấy thì không phải chồng chéo ư? Như vậy, việc tách thu chi chẳng khác nào nói miệng”.
“Không lấy được nhưng có thể vay mà?”
“Vay ư?”


“Đúng vậy. Hoàng gia không cầm, không trộm, không mượn tiền quốc khố. Hoàng gia là vay tiền quốc gia. Đã vay thì sẽ có lãi. Triều đình coi như cũng đang làm ăn đấy thôi. Hoàng gia thì lại có tiền để khởi nghiệp. Hai bên cùng có lợi mà”.


“Hay quá, bệ hạ. Nói thế thì có thể thông rồi. Ta mượn tiền quốc gia, quốc gia có tiền lãi, quốc gia lại có thể đúc tiền, quốc gia được lợi mà chúng ta cũng được lợi. Quả thật là cao minh”.


“Đương nhiên chuyện vay trả là phải có uy tín. Hoàng gia đi đầu thiên hạ cũng như vậy. Tới hạn phải trả lãi không thiếu một xu. Vay bao nhiêu, lãi bao nhiêu cũng phải công khai. Khi trả cũng phải công khai minh bạch. Như thế, thiên hạ cũng không thể nói gì”.


“Thế nhưng, Hoàng Gia tự kinh doanh lại làm trái ý muốn của Tiên Đế. Điều này, thần thiếp lo các thế gia sẽ phản đối”.
“Nàng cũng không phải lo về chuyện này. Ta cũng tính kỹ rồi. Thế ta hỏi nàng, tại sao thế gia lại phản đối Hoàng Gia tự kinh doanh?”


“Tại vì họ cho rằng Hoàng Gia đã có cả đất nước này mà còn tự kinh doanh thì họ không sao tranh nổi”.
“Vậy ta lại hỏi, đất nước kinh doanh thì lời lãi sẽ tập trung về đâu?”
“Về quốc khố”.


“Uh. Theo lệ cũ, quốc khố ngoài việc lo chuyện quốc gia, trả công cho bách quan thì phải cung phụng cho Hoàng Gia. Nay Hoàng Gia đã trả quốc khố về cho triều đình, nghĩa là không còn hưởng thụ và ăn chia quốc khố. Như vậy, Hoàng Gia sống bằng cái gì? Không cho người ta làm ăn riêng hay sao? Hay để cho Hoàng Gia ch.ết đói?”


“Đúng rồi. Như thế Hoàng Gia kinh doanh sẽ không bị phản đối”.


“Chưa hết. Hoàng gia kinh doanh đâu có một mình. Chúng ta đang hợp tác với chính các thế gia. Chúng ta vừa có vốn, có kỹ thuật nên chúng ta chiếm 4 thành và nắm quyền lãnh đạo. Triều đình bỏ đất đai, tài nguyên đổi lấy 4 thành là chính xác. Thế gia chỉ bỏ vốn và nhân công được 2 thành là hợp lí.


Sau khi trừ hết chi phí vận hành như chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí nghiên cứu, chi phí phân phối, thuế ...sẽ tính ra lợi nhuận. Lúc này lợi nhuận sẽ để lại một phần dùng tái đầu tư, một phần sẽ chia cổ tức cho các bên góp vốn. Như vậy, Triều đình tốt, Hoàng Gia tốt, Thế gia tốt, dân chúng có công ăn việc làm, đất nước phát triển vậy là cùng thắng. Ai sẽ đứng ra phản đối đây”.


Ngô Nhật Hoa mắt sáng như sao, nhìn Đinh Liễn sùng bái vô cùng. Phu quân quá thông minh. Khó như thế cũng nghĩ ra.
“Bệ hạ. Tư tưởng của ngài quá cao siêu. Thần thiếp không ngờ làm ăn kinh doanh cũng có thể chơi như vậy”.
“Ha ha. Cái mà nàng phục còn nhiều...”
-------






Truyện liên quan