Chương 54: Phú Quý sinh Lễ nghĩa

Sau các nghi thức vệ sinh tay chân thật cẩn thận , thử thức ăn bằng kim bạc, xác nhận mọi thứ đã an toàn. Đinh Liễn, Ngô Nhật Hoa và hoàng tử Đinh Phúc Trí cùng ngồi xuống ăn chung. Lẽ ra theo nghi thức hoàng gia thì mỗi người ngồi một bàn bệt, Đinh Liễn ngồi chủ vị, Ngô Nhật Hoa và Đinh Phúc Trí ngồi hai bàn hai bên.


Thế nhưng Đinh Liễn đã bỏ luôn quy định này. Hắn là người hiện đại, hắn không quen kiểu ăn đó. Hắn làm vua, là người lớn nhất, là kẻ chế tạo quy tắc, hắn sẽ không để quy tắc trói buộc mình.


Cái bàn này là một cái bàn lớn bằng đá hình Vuông, do chính Đinh Liễn thiết kế. Vì bằng đá nên rất chắc chắn. Hắn tốn thêm ít pháp lực để tạo ra đá thạch anh tím, thế nên cả cái bàn dưới anh nến đều sáng lên một màu tím huyền ảo. Giữa cái bàn hắn lại tạo ra một cái trục đá.


Trên trục đá lại có thêm hai cái bàn nhỏ hơn hình tròn, lỗ tròn ở giữa tâm và có thể quay được. Mặt bàn cũng được Đinh Liễn mài nhẵn như gương, các lỗ tròn cũng thế nên khi quay rất dễ dàng và không bị kẹt hay nặng. Thức ăn sẽ để lên ba mặt bàn rất xảo diệu. Ai muốn ăn món gì không cần thái giám cung nữ hầu hạ mà tự quay mặt bàn để món đó. Rất tiện lợi.


Ngô Nhật Hoa và Đinh Phúc Trí tỏ ra rất thích thú khi được ăn kiểu này. Đinh Liễn nói: chúng ta có tay, có chân lành lặn. Những gì có thể tự làm thì phải tự làm, chớ có bắt người khác phải hầu hạ kể cả khi gắp thức ăn. Xưa kia còn khổ cực chúng ta chịu được, bây giờ cũng vẫn phải chịu được, lúc hưởng thành quả phải nhớ lúc an nguy để không mê thất bản thân.


Luôn cảnh giác với những sự hưởng thụ bởi khi đắc ý quên hình cũng là lúc chúng ta dễ bị lật bàn nhất. Trừ trường hợp dự tiệc công khai, sau này, tất cả con cháu hoàng gia đều phải như vậy để tự răn lấy mình. Hai mẹ con Ngô Nhật Hoa đều gật đầu kêu Phải.




Đinh Liễn thật ra rất khổ tâm. Ông nội hắn tức cha của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Công Trứ, tuy có làm quan nhưng gốc vẫn là nông dân. Đến thời Đinh Bộ Lĩnh cha hắn thì cũng là nông dân nốt. Thời của hắn tuy danh làm vua nhưng cái gốc nông dân vẫn còn.


Nếu nói về khí chất, cốt cách thì Hoàng Gia chỉ là thế gia mới nổi, không thể so sánh với các thế gia khác như Ngô, Lê, Võ, Phạm, Lý, Dương, Cao... Đây là sự thật. Cho nên trong mắt nhiều thế gia khác thì Đinh Gia chỉ là may mắn, là nhà giàu mới nổi. Tâm vốn không phục tất nhiên sinh ra lòng phản trắc. Chính biến vừa rồi nhìn theo một góc độ khác thì chính là như vậy.


Đinh Liễn thở dài. Để cải thiện tình hình, hắn bắt đầu phải ép con cháu Hoàng Gia phải học văn hóa. Văn hóa ẩn chứa trong sinh hoạt, chính là ăn, ở, ngủ, nghỉ, đi lại, suy nghĩ, lời nói, hành vi..và cách dạy hiệu quả nhất chính là dạy ở bất cứ đâu.


Ăn là một hoạt động hàng ngày và bình thường trong sinh hoạt nhưng ăn như thế nào cho khoa học và có văn hóa, có hàm dưỡng, có khí chất, có cốt cách thì lại là cả một vấn đề mà không phải ai cũng biết, không phải gia đình nào cũng dạy. Không phải tự nhiên mà ông bà ta có những câu răn dạy bằng ca dao, tục ngữ, thành ngữ rất thâm thúy về chuyện ăn. Ví dụ như:


Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Người xưa khi ăn thường ngồi dưới đất hoặc trên phản. Nồi cơm thường để thấp nên mọi người đều có thể nhìn vào đó. Nếu thấy mình đã ăn tương đối và người khác chưa ăn bằng mình thì phải biết ý mà dừng lại.


Tư thế ngồi cũng phải tùy nơi, tùy chỗ, tùy giới tính. Chớ ngồi tùy tiện như banh hai chân ra còn gọi là ngồi dạng háng, ngồi không che gió và ánh sáng của người khác. Khi ở nhà một mình có thể tùy tiện nhưng trước mặt người khác kể cả con cái cũng phải để ý, chớ có tùy tiện bởi trẻ nhỏ sẽ học rất nhanh.


Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, là tấm gương hàng ngày con cái soi vào nhìn, thế nên không vì ở nhà mà tùy tiện trong hành vi của mình. Đó là đang dạy hư con.


Ăn cho sạch, rách cho thơm. Câu trước là kết hợp giữa ăn và ngồi thì câu này lại dạy ăn kết hợp với mặc. Nghĩa đen là khi ăn phải ăn đồ sạch sẽ, chớ có vì bất kỳ lý do gì mà ăn đồ bẩn, đồ dơ. Khi mặc có thể không có áo đẹp, áo lành nhưng áo nhất định phải sạch sẽ, thơm tho.


Thực hiện được câu này thì chúng ta có được một thứ gọi là cốt cách thanh cao. Nghĩa bóng của câu thành ngữ nghĩa là hành vi phải chính nhân quân tử, không vì một món lợi mà nhắm mắt làm liều, ăn bừa ăn bãi. Không vì một lần tặc lưỡi mà làm liều, không vì một chút ham muốn mà buông xuôi lương thiện.


Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Câu này thì lại kết hợp giữa hành động ăn và uống. Cụ thể là nói đến quy tắc Nhân Quả. Nếu ăn mặn thì tất sẽ khát nước. Trước ăn mặn thì sau khát nước. Cha tượng trưng cho trước, con tượng trưng cho sau. Đời là một từ chỉ thời gian.


Nếu theo nghĩa đen thì quá vô lý vì ai ăn mặn thì người ấy khát nước chứ có lẽ nào cha ăn mặn con lại khát nước theo cha? Thật ra, nghĩa đen câu nói này cũng rất có lí. Khi ăn thường cả gia đình cùng ăn chung. Như vậy, nếu món ăn theo sở thích của cha mẹ mà mặn thì đương nhiên đứa con cũng phải ăn mặn theo. Ban đầu có thể chưa quen, sau đó thì quen thuộc hẳn. Mà đã ăn mặn thì tất cả nhà cùng khát chứ đâu phải mình con mới bị khát.


Nhưng người xưa thật khéo khi dùng hình tượng người cha và người con để ví von bởi trong gia đình thời xưa cha là người có địa vị cao nhất, con là người có địa vị thấp nhất. Khi so sánh giữa cao nhất và thấp nhất thì sự so sánh ấy càng rõ ràng. Cha đại diện cho thế hệ trước, con đại diện cho thế hệ sau.


Thế hệ trước làm bậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thế hệ sau. Ví như cha hay cờ bạc rượu chè thì gần như những đứa con cũng sẽ bị ảnh hưởng mà học theo. Cha mà hút thuốc thì đứa con bị ảnh hưởng bởi khói thuốc...


Có một truyện cười là khi những đứa con ra đường bị đụng chuyện thường hay vênh cổ lên nói: Mày có biết, cha tao là ai? Thế cha mày là ai? Cha tao là abc... Đó, nguyên nhân cổ xưa chính là từ những chuyện này.


Nói về nhân quả của cha mẹ và con cái trong khoa học đoán mệnh cũng có câu: số con không bằng số cha, số của cả nhà không bằng số cả địa phương. Câu đó có nghĩa là lúc còn bé, con cái phải chịu chung số phận của cha mẹ, nếu cha mẹ giàu có thì con cái sung sướng hưởng phúc, nếu cha mẹ nghèo khó thì con cái vất vả mệt nhọc.


Nếu sinh ra trong một đất nước giàu có thì người dân có chất lượng sống cao, nếu sinh vào đất nước nghèo nàn lạc hậu thì đại đa số mọi người cũng phải chung số phận nghèo khổ. Đây chính là nhân quả mà đạo Phật hay nói. Những người có nghiệp lực giống nhau thì sẽ hút nhau, khi đầu thai sẽ dễ cùng một địa điểm. Đương nhiên, tất cả chỉ là tương đối.


Lại nói về nguyên tắc khi ăn uống. Chuyện tối kỵ đầu tiên là uống nước trong khi ăn. Bởi trong khi đang ăn mà uống nước thì có hai điều hại. Thứ nhất là sẽ làm cho lượng Insulin trong máu bị loãng ra, khiến cho việc tiêu hóa bị kém đi, gây ra hiện tượng tích mỡ, tăng cân, tiểu đường và suy thận. Kiếp trước những người hay uống bia thì bụng sẽ bự gọi là bụng bia chính là vì lý do này.


Thứ hai uống nước trong khi ăn sẽ làm loãng men tiêu hóa ở dạ dày, điều này khiến dạ dày phải tiết ra nhiều hơn để bổ sung, nó cũng phải co bóp mệt nhọc hơn. Kết quả là bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn bình thường như viêm loét dạ dày, co thắt dạ dày, ung thư dạ dày...


Như vậy, nếu bạn muốn giảm cân hãy uống nước trước bữa ăn 10 phút để tạo cảm giác no giả, dẫn tới việc ăn ít lại. Trong bữa ăn có thể dùng khi ăn bị mắc nghẹn hoặc khó nuốt. Còn lại, tốt nhất là uống một tách trà ấm sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe.


Chuyện cấm kỵ thứ hai là trong khi ăn thì nói chuyện, cười đùa. Bởi có hai lý do. Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn...


Ngươi đã thấy ai đang ăn liền phì cười, sợi bún hạt cơm chui ra lối mũi hay chưa? Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới tử vong. Thứ hai, trong khi ăn, nếu nói chuyện sẽ vô tình làm bắn cơm ra ngoài. Điều này rất mất vệ sinh. Vô tình người đối diện sẽ lãnh hậu quả ấy.


Người Việt có thói quen nói chuyện trong khi ăn để giảm bớt căng thẳng nhưng cũng nên hạn chế lại. Tuyệt đối không kể các câu chuyện hài hước. Nếu muốn nói chuyện phải nhai và nuốt xong mới nói.


Chuyện cấm kỵ thứ ba là trong khi ăn, tuyệt đối không ăn nhanh, nhai dối, nuốt vội. Người Việt xưa có câu: nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm. Nhai thức ăn mà nhai vội nhai vàng, nuốt nhanh nuốt chóng cho mau xong bữa để tất tả đi làm việc khác là tướng người vất vả.


Ngược lại, nhai kỹ, ăn lâu, bình tĩnh, bình thản lại là tướng người sung sướng, sang trọng. Với sức khỏe khi nhai kỹ là đã giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Nhai vội sẽ khiến dạ dày phải vất vả chèo chống, không những dễ bị đau dạ dày mà còn gây căng thẳng và mất ngủ.


Chuyện cấm kỵ thứ tư là trong khi ăn uống tuyệt đối không làm việc khác. Bởi nó sẽ làm cho hệ thống thần kinh và dạ dày bị phân tán. Những bà mẹ hay dỗ con khi ăn bằng cách cho cầm đồ chơi hay như kiếp trước là mở tivi, ipad, điện thoại vô tình lại làm hại đứa trẻ. Bảo sao suốt ngày phải cho con uống men tiêu hóa.


Tập trung khi ăn là cần thiết cho sức khỏe. Người nấu ăn khi thấy bạn tập trung ăn uống cũng khiến họ có tâm trạng vui sướng, tự hào. Mà khi người nấu ăn hạnh phúc, món ăn mà họ nấu ăn cũng mang theo chút gia vị đặc biệt gây nghiện. Đó chính là cảm giác feeling thăng hoa trong cảm xúc.
--------






Truyện liên quan