Chương 56: Chữ Hán có nguồn gốc từ Bách Việt

Sau khi hoàn thành, Đinh Liễn lấy nắp bút bằng đá quý đóng lại rồi cắm lên khay bút cũng bằng ...đá quý. Sau đó, hay tay cầm tác phẩm của mình ngắm nghía tỏ vẻ đã hài lòng. Không bị sai chính tả chữ nào, nét chữ như in chứng tỏ tay nghề hắn không có bị lụt. Khà khà. Bản nội quy này đặt ở Ngự thiện phòng quả là tuyệt tác. Vừa có vẻ thanh cao lại có tác dụng to lớn. Lúc này Đinh Phúc Trí mới dè dặt hỏi:


“Phụ Hoàng, cây bút này...còn loại thư pháp mới này....?”
“À, cây bút này là do trẫm chế tạo. Sao, đẹp không? Thân vỏ toàn bằng đá quý đó. Bình thường kiếm không ra đâu”.
“Không, không phải. Ý con không phải như thế. Ý con là kiểu bút này quá lạ mắt...”


“Tất nhiên rồi. Đây là kiểu bút mới mà phụ hoàng mới chế ra. Mực sẽ nằm trong ruột bút phía trong. Loại bút này thiết kế xảo diệu nhưng cũng rất dễ chế tạo. Vỏ bút có thể lấy ống trúc hoặc tre nhỏ, ruột bút có thể bằng cỏ cứng. Nhưng ngòi bút tất phải dùng kim loại cứng mới được. Mực thì có thể dùng mực tàu hoặc chế ra loại chuyên dụng để bình thường nó không bị đông lại. Màu mực thì có thể chế ra ngoài màu đen thì có màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu cam...vân vân...”


“Còn loại chữ này là loại chữ la tinh, đây là chữ tượng âm, rất phù hợp với giọng nói của người Việt chúng ta. Là quốc phụ Lạc Long Quân dạy ta đấy”.
“Bệ hạ. Chữ tượng âm là sao vậy chàng?” Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa hiếu kỳ nói chen vào


“À, nói đến chữ viết thì hiện nay mọi người đang dùng chữ Hán. Trẫm sẽ giải thích về chữ Hán trước để các ngươi có sự so sánh nhé. Chữ Hán là chữ tượng hình hay còn gọi là chữ phỏng ý hay biểu ý. Nghĩa là nhìn hình của chữ mà đoán nó có ý nghĩa thế nào.


Ví dụ như chữ nhất là gạch một gạch, chữ nhị là gạch hai gạch, chữ tam là gạch ba gạch. Chữ Hán có tới 542 bộ Thủ và khoảng 80.000 từ nhưng để đọc viết thì chỉ cần khoảng 2000 từ. Tuy nhiên, hạn chế của chữ Hán cũng rất lớn là nhiều khi có những ý tứ hay sự vật mà chữ Hán không thể mô phỏng được.




Tại sao lại vậy, bởi chữ Hán là có hạn nhưng vạn sự, vạn vật lại vô hạn. Lấy cái hữu hạn để đo lường cái vô hạn, các ngươi thấy có được hay không?”
Hai mẹ con Ngô Nhật Hoa lắc đầu. Làm sao lấy cái hữu hạn để đo lường cái vô hạn được chứ? Điều này hoàn toàn là không thể.


“Nói ra các ngươi có thể không tin nhưng chữ Hán lại có nguồn gốc liên quan đến tộc Bách Việt chúng ta đấy”.
“Thế á? Làm sao lại có thể như thế chứ? Không phải người Hán vẫn nói chữ Hán là do họ phát minh ra. Tai sao lại liên quan đến người Việt chúng ta? Phụ hoàng, ngài giải nghi cho hài nhi đi”.


“Chuyện là thế này. Cách đây cũng mấy ngàn năm, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử có một nền văn minh xuất hiện. Đó là nền văn minh nông nghiệp hay còn gọi là nền văn minh trồng lúa nước. Chủ nhân của nền văn minh này gọi chung là tộc Miêu.


Một trong những vị tổ tiên của tộc Miêu được ghi nhớ tên là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông còn gọi là Tam Hoàng. Có sách thay Toại Nhân vào Nữ Oa. Nhưng tóm lại, đây là những người thủ lĩnh vĩ đại của người tộc Miêu. Nổi bật hơn cả là Thần Nông vì ông có công khai hóa tộc dân làm nông nghiệp và dùng lá cỏ để chữa bệnh”.


“Truyền thuyết này thần thiếp có nghe qua”.


“Có thuyết kể rằng cháu hai đời của Thần Nông sinh được ba người con trai và đều xưng Vương. Trong đó có con trai tên là Đế Minh lấy vợ giống Tiên sinh ra một người con tên Lộc Tục. Sau đó đất nước chia đôi, Đế Nghi tức là anh trai Đế Minh lập nước Xích Thần ở phía Bắc. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ cai quản phía Nam. Ranh giới hai nước chính là con sông Dương Tử ngày nay. Họ Hồng Bàng có từ thời này”.


“ Kỷ Hồng Bàng của người Việt ta bắt nguồn từ đây sao?”


“Lại nói tiếp, Ở phía Bắc sông Hoàng Hà có một bộ tộc sinh sống lâu đời gọi là Hoa Hạ sống bằng nghề du mục nay đây mai đó. Vì tranh đoạt đồng cỏ với các bộ tộc du mục khác thất bai nên đã tràn xuống phía Nam sông Hoàng Hà xâm chiếm nước Xích Thần. Thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ lúc này tên là Hiên Viên.


Nước Xích Thần bại trận nên đã cầu viện Nước Xích Quỷ. Để liên minh thì con gái vua Đế Lai của Xích Thần tên là Âu Cơ được gả cho con trai của Kinh Dương Vương tên là Sùng Lãm, hiệu là Lạc Long Quân. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ dẫn quân Xích Quỷ lên hợp sức với Xích Thần đả bại được Hiên Viên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà Hiên Viên cuối cùng đánh bại liên minh hai nước.


Xích Thần bị diệt, Lạc Long Quân và Âu Cơ trở về Xích Quỷ. Chiếm được Xích Thần, Hiên Viên tự xưng Hoàng Đế. Các bộ lạc Xích Thần không phục liền chạy lên phía Bắc thành tổ tiên người Cao Ly , một bộ phận vượt biển thành người Oa ( Nhật) ngày nay. Một bộ phận khác thì bị trôi dạt xuống các đảo quốc phía Nam gọi là Java, Thái, Khơ me, Champa...


Lại nói về hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sau trận đại bại, hai người này cơm không lành, canh không ngọt nên cuối cùng ly hôn chia của, chia con. Tuy cha mẹ chia đôi, nhưng các con lại không muốn dứt tình anh em máu mủ nên tập hợp lại thành lập tộc mới gọi là Bách Việt.


Bách nghĩa là 100. Việt nghĩa là rồng tiên. Chữ Việt là chữ ghép của ba chữ Mặt Trời, rồng và tiên. Ý nói Tiên và Rồng cùng sống chung trong một bầu trời, không thể chia cắt. Người con trưởng xưng Hùng Vương đời thứ nhất.


Đây là truyền thuyết, thần thoại và lịch sử, còn cụ thể thế nào thì chịu. Trẫm không thể nói rõ. Quốc phụ Lạc Long Quân không nói cho ta hay và ta cũng đã quên ký ức kiếp trước ( đoạn này Đinh Liễn bịa ra vì hồi chiều mới bịa ra mình là Hùng Vương đời ba, giờ đâm lao phải theo lao, đã gạt thì gạt cho trót).


Lại nói về ngôn ngữ. Thời đó tộc Miêu đã sáng chế ra chữ và đặt tên cho chữ này gọi là chữ Khoa Đẩu. Khoa Đẩu có tên là nòng nọc tức con nòng nọc. Bởi chữ Khoa Đẩu có một đầu to và một đuôi nhỏ. Hiên Viên là thủ lãnh bộ tộc Hoa Hạ, tuy dã man, ngu dốt nhưng ông ta lại là bậc kiêu hùng.


Ông ta đã khuất phục những bộ tộc Xích Thần còn lại phải thần phục với ông ta và tôn ông ta lên làm chính thống và thừa kế nguyên vẹn văn minh Miêu tộc. Ông ta lấy gái Miêu làm vợ, tôn tổ của người Miêu là Tam Hoàng Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông làm tổ tiên người Hoa Hạ. Đương nhiên, khi kế thừa văn minh tộc Miêu có nghĩa ông ta kế thừa luôn chữ viết và một nền triết học.


Chữ Khoa Đẩu tức chữ con nòng nọc mà ký hiệu là hình Âm dương thái cực. Người Hoa Hạ gọi là hai con cá còn người Việt gọi là hai con nòng nọc. Thật ra, nếu là cá thì phải có vây, có miệng đúng không? Nhưng người Hoa Hạ đã cố gắng gán ghép nó thành hai con cá đen trắng bởi họ sợ người ta phát hiện ra là tổ tiên của họ là phường trộm cắp.


Di sản văn hóa bấy lâu nay họ tự hào lại là nguồn gốc của hành động trộm cắp đáng xấu hổ của tổ tiên. Vì thế mỗi lần xâm lăng đất đai người Việt họ thường hủy diệt tất cả chữ viết, bia đá, văn tự để cho hậu thế người Việt không thể biết được đoạn lịch sử này”.


“Phụ Hoàng. Vậy tại sao ngài vẫn có thể biết?”
“Bởi vì người Hoa Hạ có thể hủy diệt mọi thứ nhưng không thể diệt được hai chữ Hoa Hạ. Chính cái tên đó đã tố cáo và lật tẩy họ”.
“Tại sao hả Phụ Hoàng? Cái tên đó sao lại có thể tố cáo được họ?”


“Bởi vì Hoa Hạ là một bộ tộc du mục, là thuộc hệ văn minh du mục. Mà người Việt lại là người thược Văn Minh Nông Nghiệp”.
Lúc này, Ngô Nhật Hoa vẫn chưa hiểu: “Bệ hạ, thần thiếp vẫn chưa hiểu rõ”.
“Vậy ta hỏi nàng, con nòng nọc là hậu duệ của con nào?”


“Là hậu duệ của loài ếch, nhái, chẫu chàng, chẫu chuộc”.
“Thế chúng có màu gì?”
“Một loại nòng nọc màu đen và một loại nòng nọc màu trắng”.
“Vậy chúng nó bơi trong nước quấn quýt lấy nhau có phải giống hình âm dương thái cực đồ hay không?”
“Đúng rồi. Rất giống”.


“Thế loài ếch nhái là loài vật sống ở đâu?”
“Là ao hồ, đầm lầy, đồng ruộng”.
“Vậy trên thảo nguyên có ao hồ, đầm lấy, đồng ruộng hay không?”
“Không có. Chỉ có thảo nguyên bát ngát”.
“Vậy giờ con đã hiểu chưa?”


“Dạ, con hiểu rồi ạ. Thì ra là như vậy, thì ra là như thế. Người Hoa Hạ thật vô sỉ”.
------


P/s: Chương này tác viết là để chính danh cho chữ Viết - một phần văn hóa Bách Việt. Nhiều bạn trẻ thời nay thiếu hiểu biết có giọng điệu xuyên tạc lịch sử, coi tổ tiên chúng ta là dã man, man di, mọi rợ, không có văn hóa và chữ viết. Độc giả nào không thích vui lòng sang chương tiếp theo.


Tác đã phải thu thập rất nhiều tài liệu bên Viện nghiên cứu triết học Đông Phương của VN và bị thuyết phục bởi các chứng cứ của các chuyên gia khảo cổ, chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia kinh dịch nên mới cho vào tác phẩm. Xin thông cảm cho tác. Mấy chương này khá hàn lâm. Đinh Liễn đang cố gắng dạy bảo vợ con uống nước nhớ nguồn, biết về lịch sử của ông cha ta.






Truyện liên quan