Chương 73: Thần Khí tạo nên một nền ẩm thực

Phòng giã gạo,
Trong khi các đô đốc và các quan thay phiên nhau sờ mó và xay thử cối xay thóc thì các cung nữ cũng hào hứng chuẩn bị thu dọn các mẻ gạo mang sang gian giần sàng thì có cung nữ buột miệng :
“Cối xay thóc thật lợi hại quá chị nhỉ?”


“Ừ. Quá lợi hại. Cả đời chị chưa từng nhìn thấy cái gì lợi hại hơn. Có nó chị em mình bớt khổ rồi. Bao nhiêu thóc chị cũng nguyện xay”.
“Dạ. Đúng đó chị. Cơ mà nếu như có cách làm cho thóc có liên tục trong cối xay thì đỡ mất công hết thóc lại phải ngừng lại đổ vào”.


“Ha ha. Em đúng là quá tham lam. Bệ hạ đã cải tiến như thế này là đã giúp cho đàn bà con gái cả nước chúng ta nhẹ gánh đi bao nhiêu. Còn đòi hỏi chi nữa?”
“hii. Thì em chỉ thuận miệng thôi mà chị”.
Bất chợt có tiếng nói bên canh:


“Điều đó có gì khó. Như ý nguyện này là của ngươi, trẫm sẽ thỏa mãn”.
Mọi người giật mình. Hai cung nữ quay lại thấy bệ hạ đứng đằng sau lưng thì hết hồn, vội vàng quỳ xuống.
“Kính xin bệ hạ thứ tội. Chị em chúng nô tì chỉ là thuận miệng thôi ạ”.


“Không sao. Sự cải tiến của công cụ làm việc cũng là cách giúp cho mọi người lao động nhẹ nhàng hơn. Mong ước cũng là một loại truy cầu”.


Đinh Liễn liền ra hiệu cho mọi người lui ra. Đoạn giơ tay lên thi triển siêu năng lực Đại đại chi tử, lập tức có bốn cột đá to từ dưới đất mọc lên chiếm bốn góc của cái cối xay thóc. Khi bốn cột đá dâng lên cao khoảng một mét so với mặt cối xay thì ngừng lại, sau đó thì lan ra kết nối thành một cái phễu khổng lồ phí trên. Cái phễu chia làm hai phần, khối trên hình vuông, khối dưới hình trụ nón chổng xuống dưới có lỗ nhỏ. Phía lỗ nhỏ Đinh Liễn tạo thành cái nắp có thể đậy và chốt lại. Lúc này mọi người mới hiểu Đinh Liễn làm cái gì.




“Cái bồn phễu này trẫm ước chừng có thể chứa cả ba bốn trăm cân thóc. Các ngươi trước khi xay thì đổ thóc đầy vào đây. Sau đó, mở cái chốt nhỏ chỗ miệng phễu. Thóc sẽ dần chảy xuống từ phía trên bồn qua miệng phễu xuống phía dưới cối xay.


Như vậy các ngươi sẽ xay thóc một cách liên tục mà không phải dừng lại để đổ thóc vào cối. Nếu thóc bị kẹt thì lấy cái que chọc nhẹ là thóc sẽ chảy ra lại bình thường. Dụng cụ này sẽ giúp các ngươi tiết kiệm được rất nhiều động tác và thời gian”.


Mọi người mắt sáng lên. Lại càng khâm phục Đinh Liễn. Trong lòng họ nghĩ: bệ hạ đúng là thần tiên sống, cái gì cũng có thể nghĩ ra, cái gì cũng có thể làm được. Trong lòng ai nấy đều cuồn cuộn sự yêu mến và kính sợ từ chân tâm. Hoàng Đế văn võ song toàn từ xưa đến nay tuy hiếm nhưng không phải không có.


Hoàng Đế bá đạo hung ác cũng chẳng phải ít. Nhưng Hoàng Đế vừa lo cai trị quốc gia, vừa lo cho đời sống dân chúng như Đinh Liễn thì xưa nay chỉ có Thần Nông mà thôi. Có Hoàng Đế như thế, quần thần còn mong gì hơn, lê dân bá tánh còn muốn gì hơn ?


Vì những kỳ tích mà Đinh Liễn đã tạo ra trước và sau này, mà trong dân gian liền có câu: Không có gì Hoàng Đế bệ hạ không biết, không có gì Hoàng Đế bệ hạ không hiểu, Không có gì Hoàng Đế bệ hạ không làm được. Chỉ có ngươi không nghĩ ra được, chứ không có gì Hoàng Đế bệ hạ không làm được. Trái Đất vốn hình vuông mà bởi Hoàng Đế bệ hạ muốn hình tròn nên nó phải hình tròn.


Đấy là nói về sau. Hiện tại, sau khi giải quyết được vấn đề giã gạo, xay thóc, tạo phúc cho muôn dân thuận tiện có thêm một sản nghiệp để cho Hoàng Gia kiếm tiền, Đinh Liễn cảm thấy rất hài lòng. Trời cũng đã về chiều, mới đó đã đến giờ Thân. Đinh Liễn định quay người đi xử lý việc khác thì liếc mắt thấy một vị cung nữ cầm mẻ gạo xay đầu tiên đi tách trấu làm rớt hết bột gạo xuống đất tạo thành những vệt trắng dài.


“Này, khoan. Các ngươi sẽ làm gì với cái bột gạo này?”
Vị cung nữ kia liền cúi đầu thưa.
“Muôn tâu bệ hạ. Chúng nô tì mang gạo đã xay đi tách trấu ạ. Gạo và gạo tấm sẽ được nấu cơm. Vỏ trấu thì để ủ bếp. Còn dính chút bột này thì để làm cám nuôi lợn ạ”.


“Hả. Cám nuôi lợn à? Các ngươi sao hoang phí vậy? Bột sao không đem đi làm bánh mà lại đem đi làm cám heo? Thật là lãng phí mà”.
“Bệ hạ...Ngài nói bánh gì cơ ạ?”


Đinh Liễn khựng người lại, chợt nhớ lại. Người thời này chỉ biết làm bánh nếp là đồ xôi hay bánh Chưng, bánh dày ngày tết chứ các loại bánh tẻ thì không có biết làm. Các loại bánh, bún, miến, phở thời này chưa từng xuất hiện. Một tia chớp lóe lên trong đầu Đinh Liễn. Các loại ý tưởng mới lạ liên tục xuất hiện như thể hồ quán đỉnh ( một loại trạng thái tâm thần có thể được gọi là hiểu ra, ngộ ra). Hắn đắc ý cười ha ha.


“Ha ha ha. Đơn giản thế mà trẫm không nghĩ ra. Ha ha ha”
Theo như kế hoạch của Đinh Liễn thì nhân lúc thời gian quốc tang, các quan lại khắp nơi tụ về, hắn sẽ tiến hành gặp gỡ và sắp xếp nhân sự chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ mới. Hiện nay, triều đình đang hoạt động theo mô hình có hai ban văn võ.


Ban Văn có Định Quốc Công Đinh Điền đứng đầu, địa vị ngang với chức Tể tướng. Phía dưới là Tam Thái: Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo hay Thái úy. Phía dưới Thái Sư là chức Nội Giáp, phía dưới Thái Phó là chức Đô chỉ huy sứ, phía dưới Thái Bảo là Ngoại Giáp.


Về phần hành chính địa phương thì chia làm 10 đạo tức 10 tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh gọi là Trưởng Đạo. Dưới Đạo là các Châu, Quận, Huyện, Phủ , dưới nữa là các Xã và cuối cùng là các Làng, Hương, Bản.


Ban Võ đứng đầu là Thập Đạo Tướng Quân, phía dưới là Phó Thập đạo Tướng Quân. Ở cấp địa phương thì tương ứng 10 đạo là 10 đạo quân, đứng đầu là 10 vị Đô đốc. Phía dưới mỗi đô đốc có 2 phó đô đốc. Riêng Cấm Vệ Quân hay còn gọi là Thiên Tử Quân, Ngự Lâm quân thì trực tiếp dưới quyền Hoàng Đế.


Kết cấu triều đình như này còn khá đơn giản. Tất cả quan lại đâu đó chỉ có hơn 100 người. Cũng chưa phân chia phẩm cấp quan lại thành 9 cấp như Đại Tống. Việc quản lý rất khó khăn và hay chồng chéo nhau. Các triều đình Phương Bắc còn có Lục Bộ để giải quyết công việc hàng ngày chứ bên này chưa chặt chẽ như vậy.


Cho nên nhân dịp hắn lên ngôi Hoàng Đế, lại sắp đến kỳ Triều Hội, hắn muốn cải cách, sắp xếp lại bộ máy chính quyền cho quy củ hơn, hiệu quả hơn. Theo quy định của Đinh Tiên Hoàng, cứ 10 ngày thì triều đình Triều Hội một lần gọi là Tiểu Hội. Một tháng Triều Hội một lần gọi là Trung Hội. Nửa năm và một năm sẽ tổ chức Triều Hội lớn gọi là Đại Hội. Lúc này, tất cả các quan lại địa phương từ cấp Châu, Huyện đều phải về tham dự.


Nay đã sang nửa cuối tháng 10, sau Quốc tang sẽ nghỉ ngơi mấy ngày thì đến lượt Trung Hội tháng 11. Hắn quyết định sẽ tổ chức Trung Hội thành Đại Hội luôn để thành lập một chính phủ điều hành mới. Thời này đường xá xa xôi, việc đi lại khó khăn không thuận tiện. Nhân lúc bách quan về đâu tiễn Đinh Tiên Hoàng, hắn sẽ làm ngay một thể.


Nhưng để thành lập một chính phủ mới đâu phải là chuyện đơn giản như xếp cờ. Phải tìm đúng nhân sự, xếp đúng vị trí, hướng dẫn cách làm cụ thể, họp bàn nêu ra phương hướng cải cách. Trong một thời gian chưa đủ nửa tháng thì hơi quá sức.


Sau đó, hắn sẽ lên kế hoạch Quy hoạch kinh đô Tràng An, biến Tràng An thật sự trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Đại Cồ Việt. Với đặc điểm của khu vực, hắn muốn Tràng An trở thành cái nôi của ngành văn hóa, du lịch, dịch vụ.


Nơi đây nhiều núi, lắm sông, nhiều hang đá, đầm lầy, ao hồ, thung lũng và vô vàn cảnh đẹp. Nếu không thúc đẩy dịch vụ du lịch thì quả là quá phí phạn của trời cho. Kiếp sau, chính Tràng An và Hoàng Cung Hoa Lư đã trở thành một Khu du lịch nổi tiếng. Tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc đã công nhận nơi đây là di sản văn hóa du lịch của Thế giới.


Mà phát triển văn hóa du lịch thì không thể thiếu Thời trang, ẩm thực, ca múa nhạc, khách sạn, nhà hàng, lầu xanh, phố thị. Ngoài ra còn có khu thương mại, mua sắm trung và cao cấp.


Nếu như kiếp trước Pari được coi là kinh đô nước hoa và ánh sáng, thành phố Viên - ni của Ý được coi là kinh đô thời trang và hàng hiệu, thì nay hắn muốn Tràng An sẽ trở thành Kinh Đô của Kinh Đô. Nó sẽ bao gồm hết tất cả những danh hiệu đó.


Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Ngoài các món cơm thì còn hàng ngàn thứ đồ ăn vặt. Hàng trăm loại bánh, phở, mì, miến. Hàng trăm loại đặc sản mà địa phương nào cũng có. Và để tạo ra phần lớn các loại thức ăn ngon như thế đều cần đến một loại Thần Khí. Đó chính là Cối Xay Bột. Nhờ có cung nữ làm rơi bột gạo mà hắn nhớ ra thần khí này.


Cối Xay Bột vừa dùng để nghiền nát và xay nhỏ gạo và các loại ngũ cốc hay các loại củ có tinh bột. Từ bột đó mới tạo ra cơ man nào là bún, bánh, mì, miến. Có thể kể đến như bánh rán, bánh trôi, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú, bánh giò...các loại bún để làm bún riêu cua, bún bò huế, bún mọc, bún giò heo, bún chả Hà Nội...các loại Phở bò, phở gà, các loại mì tôm, mì hủ tíu...


Có thể nói, cối xay bột chính là Thần Khí chống đỡ cho cả nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Thời này chưa từng xuất hiện các món ngon trên đơn giản là chưa từng xuất hiện thứ gọi là cối xay bột.
Trong sự trông mong của mọi người, Đinh Liễn liền bắt đầu thi triển thần thông.


Cối xay bột kết cấu thật ra cực kỳ đơn giản. Nó cũng gần tương tự như cối xay thóc gồm ba bộ phận. Bộ phận chân đế là nơi để cối, cần phải làm một cách vững chắc trước các rung chấn. Bộ phận thứ hai là thân cối. Cối phía dưới làm theo phần đế được làm to ra và có rãnh lớn xung quanh.


Chính giữa có cái cọc lớn nhô lên. Cối trên cũng lõm một khoảng trống để hạt gạo vào và một lỗ nhỏ để gạo chảy xuống phía dưới khe tiếp xúc. Khác biệt duy nhất ở đây giữa cối xay thóc và cối xay bột đó chính là giữa hai mặt tiếp xúc. Nếu mặt tiếp xúc cối xay thóc phải có các rãnh và trọng lượng phần cối trên nhẹ. Cối xay bột đòi hỏi hai mặt đều nhẵn bóng và trọng lượng cối trên nặng hơn.


Cối xay bột có thể xay khô hoặc xay ướt. Xay bột khô là để bảo quản lâu hơn, khi cần dùng sẽ mang ra trộn với nước. Khi cần dùng ngay thường xay bột nước, lúc này gạo hay ngũ cốc sẽ được ngâm nước trước đó 5 đến 6 tiếng. Khi xay thỉnh thoảng sẽ cho nước vào.


Bột và nước sẽ hòa với nhau thành một dung dịch màu trắng. Từ đây, tùy từng mục đích làm loại bún, bánh, mì, miến mà có các cách pha chế khác nhau. Chỉ nghĩ đến những món ăn thần thánh của người Việt, Đinh Liễn đã muốn chảy nước miếng rồi.


Chỉ sau khoảng 5 phút một chiếc cối xay bột bằng đá đã ra đời. Đinh Liễn bắt đầu hướng dẫn nguyên lý hoạt động và cách làm các loại bánh, hắn nói.


“Sáng mai Trẫm muốn ăn món bánh đúc. Chút nữa ta sẽ viết ra công thức và cách làm. Nhà bếp chuẩn bị nguyên vật liệu để sáng sớm mai làm. Các ái khanh nếu muốn thưởng thức thì giữa giờ Mão ngày mai tập hợp tại Ngự thiện phòng nhé”.


Mọi người đại hỷ. Vậy là lại có lộc ăn rồi. Nhất là có món bánh mới. Thật hiếu kỳ và chờ mong.
“Chúng thần tạ ơn bệ hạ. Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”.


Đinh Liễn cười to. Nghĩ đến món bánh này hắn cũng nổi lên cơn thèm. Kiếp trước, bánh đúc chính là món mà bà nội hắn thường làm cho hắn ăn. Ôi cái hương vị, cái cảm giác cũ xưa ấy.(*)
---


P/s: Chương này viết về cái cối xay bánh. Tác đưa nó lên thành Thần khí cũng không quá đáng. Sau này sẽ có một seri các chương ca ngợi ẩm thực Việt Nam. Các độc giả muốn tác miêu tả món ăn nào thì viết trong phần bình luận nhé.
(*) Bánh đúc là món bánh đặc trưng của miền Bắc Việt Nam.


Mang cái hương vị man mát của phương Đông, bánh đúc tựa như một người con gái rất đỗi dịu hiền, chứ không trắc nặng như tên gọi của nó. Đấy cũng mới chỉ là cái bề ngoài, đến khi ta thưởng thức, đi sâu vào cái món bánh làm từ bột gạo này, mới thảng thốt nhận ra sự êm dịu, thanh mát như mấy thanh âm nhạc thâm trầm. Để rồi khoang miệng ta cứ chóp chép theo cái giai điệu mê man, mềm mại của nó.


Bánh đúc được làm chủ yếu từ bột gạo tẻ, vậy nên bánh không dẻo dai như các loại bánh làm từ bột gạo nếp, mà mềm mịn và không bị khô khi chế biến xong. Ở mỗi vùng miền nước ta, bánh đúc lại tồn tại dưới mỗi hình thái khác nhau. Trong đó, hai hình thức phổ biến nhất là bánh đúc nóng ở miền Bắc và bánh đúc hấp dạng thạch ở miền Nam. Mỗi một dạng bánh lại có mỗi một nét thi vị riêng.


Chớm đông, ở khu vực miền Bắc, thực khách sẽ không khỏi bắt gặp những bát bánh đúc nóng ngào ngạt hương thơm. Cái hương thanh ngọt đấy sẽ đánh thức lấy dạ dày của mỗi người, rồi nhẹ nhàng mời chào, dìu dắt vào thưởng thức. Bánh đúc nóng là dạng bánh sánh, mềm, mịn, dẻo quánh ăn kèm với nước dùng ngọt thơm và các loại nhân như: thịt băm, mộc nhĩ, đậu rán, rau mùi,… Nếu ai lỡ trót nhìn thấy, thì sẽ bất chợt “yêu” ngay.






Truyện liên quan