Chương 84: Tư tưởng giai cấp

Nghị sự phòng,
Đinh Liễn mộng bức. Các ngươi đang làm cái gì vậy. Ta bảo các ngươi bàn luận về việc thành lập Đảng chứ có bảo các ngươi đánh nhau đâu.


Hội nghị thành lập Đảng của ta. Tính nghiêm túc ở đâu rồi? Mấy lão già này thật vô pháp vô thiên. Vô tổ chức, vô kỷ luật. Trời ạ. Việc này mà để con cháu biết chắc chúng sẽ cười cho rụng răng.


Hai ông lão mặt đỏ phừng phừng, sắn ống tay, ống chân lên, chỉ mặt nhau mà chửi như hai con mẹ bán cá ngoài chợ. Gân xanh trên trán Đinh Liễn nổi lên. Hắn đã bốc hỏa.


“Thôi. Đủ rồi. Các người đều là đại quan triều đình. Tuổi cũng một bó lớn vậy mà lại đi chấp vặt cãi nhau. Còn ra cái thể thống gì nữa hả”.
“Nhưng mà hắn khinh người quá đáng, tâu bệ hạ”.
“Ngươi nói ai quá đáng. Ta hay là chính ngươi. Hả”.
Oành...


“Trẫm đã nói là Thôi. Các ngươi muốn bị ăn đập phải không? Ngự lâm quân đâu...”


Thiên phú Nhập Tâm của Đinh Liễn phát động. Khí thế Đế Vương tỏa ra cả phòng như sóng gầm áp chế tất cả mọi người có mặt. Quần thần quỳ xuống mặt mũi bị đè xuống tận mặt đá. Tất cả đều im thin thít như ve sầu mùa đông. Sau lưng, cũng đã ướt đẫm từ bao giờ.




“Có chúng thần. Lúc này, Ngự lâm quân đã lên tiếng”.
“Đem hai người này ra ngoài quất 5 roi cho tỉnh ngủ”.
“Dạ. Tuân mệnh bệ hạ”.
Định Quốc Công Đinh Điền thấy bệ hạ định lôi đại thần ra đánh thì hoảng hồn xin tha.


“Bệ hạ. Kính xin bệ hạ bớt giận. Xin tha cho Lương Đại Nhân và Phạm Đại Nhân lần đầu ạ”.
Sau đó Đinh Điền liền quay lại nháy nháy mắt cho Phạm Hạp và Lương Ngọc. Hiểu ý Đinh Điền, hại đại quan cũng bắt đầu xin tha.


“Bệ hạ. Mời ngài bớt giận. Hạ thần biết tội rồi. Kính mong bệ hạ tha thứ ạ”.
Đinh Liễn không nói lời nào, hằm hằm nhìn qua hai người. Sau một lúc thì thu lại khí thế.


“Được rồi. Nể mặt Định Quốc Công và bá quan, trẫm tha cho các ngươi lần này. Hai ngươi thân là đại quan, phải biết giữ gìn thể diện cho nhau. Giữ gìn sự tôn nghiêm giữa chốn cung đình. Giữa phòng nghị sự mà lại cãi nhau như mấy con mụ chua ngoa thì còn ra thể thống gì nữa. Còn không mau về chỗ, uống ly trà cho bình tĩnh rồi bàn tiếp công việc”.


“Dạ. Tạ ơn thánh thượng ạ”.


Đinh Liễn thở dài. Ảnh hưởng của Nho giáo trong ngàn năm qua thật đã đến mức này ư? Văn hóa tôn ti trật tự, tư tưởng phân chia giai cấp đã ăn sâu bén rễ trong xã hội. Muốn thay đổi thói quen, tư tưởng không phải một sớm một chiều. Cần phải liên tục tuyên truyền giác ngộ mới mong thành công.


Trong xã hội phong kiến, Nho giáo phân chia giai cấp ra làm bốn loại là sĩ, nông, công, thương.


Sĩ là tầng lớp nho sinh, sĩ phu và quan lại, tức là những người có học, có kiến thức. Địa vị của nho sĩ được đặt lên hàng đầu trong xã hội. Gặp vua hay quan chức tại chốn công đường chỉ cần chắp tay vái mà không phải quỳ. Học trò dù nhà nghèo vẫn được trọng vọng hơn những người có tiền. Những người có tiền mà không có học vấn sẽ bị chê bai là trọc phú. Nghề dạy học, ông đồ luôn được săn đón để làm mai mối cho các tiểu thư con nhà giàu có.


Tiếp theo là giai cấp nông dân. Đây là giai cấp có số lượng đông đảo nhất trong xã hội cũng là giai cấp căn bản tạo lên chế độ phong kiến. Giai cấp nông dân cũng là giai cấp cung cấp nhân lực cho các giai cấp khác. Nghĩa là nông dân có thể trở thành sĩ phu nếu được ăn học, thi cử. Có thể trở thành thợ thủ công nếu được dạy nghề đàng hoàng. Cũng có thể trở thành thương nhân buôn bán nếu muốn kiếm được nhiều tiền.


Nông dân cũng là giai cấp sản xuất chính, cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Họ cũng là nơi cung cấp dân phu cho các nhiệm vụ lao dịch, cung cấp binh lính khi có chiến tranh. Các triều đình đều coi trọng giai cấp này cho nên nhiệm vụ khuyến nông và thủy lợi luôn luôn được coi trọng. Nếu không phải bất đắc dĩ, chính quyền cũng sẽ không o ép nông dân quá mức bởi giai cấp này cũng là nơi phát nguồn cho các cuộc khởi nghĩa lật đổ triều đình.


Trong giai cấp nông dân lại chia nhỏ ra thành ba tầng lớp: nông dân tự do, tá điền và địa chủ.
Nông dân tự do là những người nông dân có sở hữu ruộng đất. Họ canh tác trên đó và nộp thuế cho triều đình. Cái này gọi là thuế ruộng.


Tá điền là những người nông dân không có sở hữu ruộng đất. Họ phải nhận ruộng đất của những người giàu có như là địa chủ để cày thuê. Sau mỗi vụ họ sẽ phải đóng tô cho địa chủ. Địa chủ sẽ đóng thuế ruộng cho triều đình. Tô thường chiếm từ 50 đến 70% sản phẩm thu hoạch được. Một số thời điểm, địa chủ cũng bắt tá điền đóng luôn cả thuế ruộng.


Địa chủ là những người nông dân giàu có. Họ tích lũy được nhiều đất đai qua nhiều đời tổ tiên hoặc khai hoang ra đất ruộng mới. Triều đình thường khuyến khích việc khai hoang bằng cách miễn thuế ruộng và hợp thức hóa sở hữu mảnh đất đó. Đương nhiên, địa chủ cũng không thể canh tác hết số đất họ sở hữu nên thường cho những người nông dân nghèo, ít ruộng hoặc không có ruộng để thuê và thu tô sau khi thu hoạch.


Làm nông nghiệp thì theo vụ và theo mùa nên gọi là mùa vụ. Ví dụ, trồng lúa ở miền Bắc thì có hai vụ mùa gọi là vụ Xuân hè và vụ Thu Đông. Cây lúa có chu kỳ phát triển trong 5 đến 6 tháng. Sau Tết Nguyên đán, ngày lập xuân tức mùng 4 hay mùng 5 âm lịch là tiết Lập Xuân, tức là ngày bà con nông dân ra đồng cấy lúa. Khoảng tháng 5 sau tiết Đoan Ngọ sẽ thu hoạch mùa vụ.


Sau đó, đất đai sẽ được cày bừa và phơi nắng một tháng để chờ đến vụ mùa tiếp theo. Tháng 6 sẽ bắt đầu cấy vụ Thu Đông (*). Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết một bài thơ rất nổi tiếng và đã được phổ nhạc năm 1969 về vụ cấy hè. Đến tháng 10 và tháng 11 sẽ thu hoạch vụ mùa này. Đất ruộng sẽ tiếp tục được cày bừa và nghỉ ngơi trong một tháng để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.


Vào lúc cày cấy, nhổ cỏ, bón phân và thu hoạch thì sinh hoạt của người nông dân rất bận rộn. Nhưng bình thường thì sẽ rất hưu nhàn. Khi không phải làm ruộng, người nông dân rảnh rỗi nên sẽ sáng tạo ra rất nhiều lễ hội để chơi. Đó là lý do thời hiện đại trên cả nước có tới hơn 6000 lễ hội. Chơi chán thì họ sẽ nghĩ ra mọi việc thủ công để làm. Từ đó sinh ra các nghề phụ như làm đũa, làm gốm, dệt vải, may vá, đan rổ... Họ làm chủ yếu để tự dùng lấy cho nên gọi là nghề phụ hay nghề tay trái.


Khi làm các nghề phụ sẽ có một số người khéo tay, làm giỏi được nhiều người khen ngợi và đặt hàng khiến cho thu nhập của họ tốt hơn là làm ruộng nên họ sẽ quyết định bỏ ruộng mà làm nghề thủ công hoàn toàn. Từ đây mà sinh ra một giai cấp mới. Giai cấp thợ thủ công. Nghề này có địa vị xếp thứ ba sau nghề sĩ phu và nông dân.


Khi những người thợ thủ công sản xuất ra được nhiều sản phẩm. Họ sẽ thuê những người nông dân không có hoặc có ít ruộng đất đem sản phẩm đi ra các ngôi chợ phiên hoặc chợ huyện, chợ tỉnh để buôn bán. Lâu dần, những người này do đi nhiều nơi, nắm được giá cả và biết được sự chênh lệch giá giữa các vùng miền. Họ liền nghĩ ra cách mua hàng hóa ở nơi này, vận chuyển đến nơi khác có giá cao hơn để bán kiếm lợi nhuận. Lúc này, giai cấp thương nhân xuất hiện.


Bản chất của giai cấp thương nhân là lợi nhuận nên theo bản năng, họ sẽ tìm cách ép bán mua rẻ tại nơi sản xuất và tăng giá, ép mua ở nơi buôn bán. Ngoài việc gia tăng lợi nhuận thì cũng là để bù đắp cho các chi phí như vận chuyển, thuế má, nhân công, rủi ro. Không phải lần đi buôn nào cũng thuận lợi, cũng có lợi nhuận nên việc cân đối thu chi là điều tất nhiên.


Thợ thủ công thì luôn nghĩ mình mất công sản xuất mà giá cả lại rẻ mạt, người sĩ phu thì phải mua với giá cao so với đến tận nơi sản xuất trong khi người buôn bán lại ở giữa kiếm lời cao nên nghĩ người thương nhân buôn gian, bán lận. Từ đó mà hình thành nên ý thức ác cảm với người thương nhân. Họ xếp địa vị người buôn bán vào hạng chót sau cả giai cấp thủ công.


Tư tưởng giai cấp Sĩ, nông, công, thương cũng từ đây mà có. Nhưng ngoài ra vẫn còn một tầng lớp khác còn có địa vị thấp hơn cả người buôn bán. Đó là tầng lớp nô lệ. Nam gọi là thằng nô, nữ gọi là con tỳ. Trong cung thì sang hơn nên gọi là nô tài, nô tì. Chứ ở bên ngoài thì chỉ gọi đơn giản là thằng nô, con hầu.


Nô lệ là một tầng lớp còn sót lại của chế độ nô lệ. Nô lệ thì không được coi là người mặc dù bản thân họ là người. Nô lệ chỉ được coi là vật phẩm, công cụ, tài sản của người sở hữu. Chủ nhân có thể quyết định sinh tử của họ. Con cái của nô lệ thì vẫn sẽ là nô lệ. Trừ khi người chủ chịu trả lại khế ước bán thân cho họ.


----
(*)
HẠT GẠO LÀNG TA
Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu


ch.ết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn


Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...






Truyện liên quan