Chương 1: Lời mở đầu

[1] Nhân vật trong bộ phim cùng tên của Pháp.
[2] Nhân vật trong tác phẩm văn học Đồi gió hú.


Xem ra, Uyển Hồng đã ấp ủ chủ đề người đàn ông lý tưởng từ ngày đó. Chính vì thế khi cô ấy nói muốn viết tiểu thuyết tình yêu có hình tượng người đàn ông Trung Quốc hoàn hảo, tôi đã nghĩ ngay đến ba yếu tố quan trọng mà cô ấy từng nói. Mấy tháng sau đó, cô ấy gửi bản thảo hoàn chỉnh tới, tôi đã đọc ngấu nghiến liền một mạch – đã lâu lắm rồi tôi không đọc như vậy. Là một giáo viên khoa Văn học, hàng ngày tôi đều đối mặt với các văn bản, hầu hết là các tác phẩm cần tôi phải tỉ mẩn, kiên nhẫn, nhưng khi đọc “Mở to đôi mắt xinh đẹp của em” khiến tôi có lại được cảm giác vui sướng khôn tả như hồi tôi ngấu nghiến cả đêm đọc tiểu thuyết tình yêu của văn sĩ nổi tiếng người Anh Barbara Cartland. Rõ ràng một điều là: Trước khi đặt bút, Uyển Hồng đã có sự chuẩn bị chu đáo, các cuốn tiểu thuyết tình yêu kinh điển, cô ấy đã quen thuộc như lòng bàn tay nhưng cuốn tiểu thuyết này vẫn toát lên màu sắc riêng, vô cùng mới mẻ. Các tình tiết trong truyện có vẻ rất quen thuộc: một cô gái Trung Quốc xinh đẹp, hai kẻ theo đuổi – tính cách hoàn toàn khác biệt, một kẻ người Mĩ, kẻ kia Trung Quốc. Trong câu chuyện, những diễn biến tình cảm phức tạp đã được khai thác một cách triệt để, sự đấu tranh của các nhân vật được thể hiện một cách kịch tính nhất, nhiều khi trở thành bi kịch. Mối tình tay ba này lại xảy ra nơi đất khách quê người, hai kẻ tình địch đến từ hai nền văn hóa khác nhau, vì thế các chi tiết kịch tính thông thường sẽ tập trung những yếu tố văn hóa phức tạp. Thú thực, đọc cuốn tiểu thuyết này lần đầu tiên, tôi có hơi bất ngờ. Bởi lẽ nhân vật Ngô Vũ dường như không giống với hình tượng mà Uyển Hồng từng quan niệm: không đẹp trai, cũng không quá tự chủ, hấp dẫn, quyến rũ lại càng không. Còn anh chàng tình địch Lancer thì hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố đó. Nhưng khi đọc lại lần nữa, tôi thấy dường như Uyển Hồng đang áp dụng triết lý “Tình yêu chính là một ngôi trường” của nhà văn Austin. Bởi vì một Ngô Vũ không rành về lãng mạn kiểu phương Tây nhưng luôn cố gắng suy nghĩ mọi cách để thấu hiểu tâm tư tình cảm của Tuyết Nhung. Còn chiến thuật “đòn tâm lý” mà Lancer áp dụng, đối với chàng trai Mĩ mà nói, chiến thuật ấy rất hao tâm tốn sức, nhưng chắc chắn có rất ít cô có thể thoát khỏi sự cám dỗ này, bởi người con trai đẹp có vẻ ngoài nóng bỏng đều là những cám dỗ không thể cự tuyệt. Ngay cả thông minh, xinh đẹp như Tuyết Nhung cũng không phải ngoại lệ, cũng rơi vào lưới tình. Giống như con ngài tự biết là đau đớn, thậm chí là ch.ết nhưng vẫn lao vào chỗ ánh sáng. Cũng may đây là thế kỷ 21, phụ nữ không còn phải chịu những tư tưởng hà khắc như thời nhà văn Austin, ví như hôn nhân không trọn vẹn, đổ vỡ thì họ không có cơ hội làm lại. Nếu như coi mối tình của ba nhân vật trong truyện là một ngôi trường tình, thì đã không thành công khi không đào tạo được một Lancer cao thượng, nhưng đã khiến Tuyết Nhung nhận ra đâu là tình yêu đích thực và với nhân vật Ngô Vũ, dường như ngôi trường này đã tôi luyện thêm cho anh ý chí quyết tâm, kiên trì. Anh chịu đựng bao khổ đau, vứt bỏ đi những quan niệm về “kiêu hãnh” và “định kiến” chờ đợi ngày cô em gái hàng xóm hoàn thiện lý trí và tình cảm. Một hình ảnh hiếm gặp ở thời đại “nhanh yêu, chóng đi đến hôn nhân và sớm chia tay” này.


Vậy rốt cuộc như thế nào mới là người đàn ông lý tưởng? Trong cuốn tiểu thuyết này, Uyển Hồng dường như đã phá vỡ hình mẫu của chính bản thân mình bao năm qua quan niệm, đẹp trai, tự chủ, sexy tất cả đều là những thứ vô thực. Người đàn ông lý tưởng trước hết phải là người mà phụ nữ có thể tin tưởng, gửi gắm cuộc đời mình và chỉ có những người đàn ông vị tha mới là những người đáng trông cậy, đáng trao thân gửi phận. Những điều này không có mối liên quan nào tới văn hóa hay loại người nhưng lại liên quan mật thiết tới nhân cách mỗi người. Tuyết Nhung kiếm tìm gì trong cuộc hôn nhân, không phải chính là hình ảnh một Ngô Vũ ư?


Thì ra, cuốn tiểu thuyết này của Uyển Hồng đã vượt ngoài trí tưởng tượng của tôi. Hình tượng ba nhân vật ở đây không mang dáng dấp của những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết tình yêu truyền thống, nhưng các đặc điểm lại được thể hiện một cách nổi bật. Một điểm khiến tôi rất mơ hồ là: Chẳng lẽ Tuyết Nhung thông minh mà đơn thuần (rất giống với nhân vật Amelia trong Hội chợ phù hoa) lại ích kỷ lợi dụng tấm chân thành của Ngô Vũ, khiến chàng say mê để ở bên cô những lúc cô tỉnh mộng?


Chính xác là phải đọc đến lần thứ ba, tôi mới hiểu được những ẩn ý của Uyển Hồng: cuốn tiểu thuyết về một chuyện tình tay ba, nhân vật có tính cách riêng biệt, kết cấu câu chuyện chặt chẽ, ngôn ngữ sống động, giống như củ hành tây vậy, nhìn vẻ bề ngoài rất đơn giản, nhưng khiến người đọc phải bóc từng câu, từng lớp nghĩa. “Mỗi một lớp được bóc ra, lại lộ ra những chuyện sớm đã vào quên lãng, khi tất cả các lớp đều hiện ra thì nước mắt không ngừng tuôn rơi”.


Quả thực vậy, khi đọc đến chương cuối, đến đoạn Ngô Vũ cố gắng hết sức đập vỡ kính xe ô tô, đẩy Tuyết Nhung ra, rồi sau đó vật lộn với dòng nước đẩy Tuyết Nhung lên một chạng cây nhỏ, còn bản thân mình thì bị dòng nước cuồn cuộn cuốn trôi đi. Thời khắc đó, tôi không kìm được lòng, nước mắt mặn khóe môi. Uyển Hồng không cần áp dụng những câu văn mĩ lệ như phương cách của nhà văn Quỳnh Dao, trong truyện chỉ có vài cảnh tình cảm nhưng đã đủ lấy đi bao giọt lệ của người đọc. Như vậy không phải là đã đạt đến cảnh giới của văn chương ư?








Truyện liên quan