Chương 1: Đác-ta-nhang , Bô-tố và Mông-kích-tô

Đã 4 giờ rưỡi nhưng chưa thấy ông Đetmaliông, quận trưởng cảnh sát, trở về phòng làm việc. Viên thư ký riêng xếp lên bàn một bó thư và báo cáo đã vào sổ, và báo anh tùy phái vừa đi vào theo chuông gọi.


- Ông quận trưởng đã triệu tập những người theo danh sách đây, 5 giờ có mặt. Ai đến thì anh để mỗi người đợi riêng một nơi, không để cho họ hội ý được với nhau. Anh nhận danh thiếp của họ và đưa tôi.


Người tùy phái đi ra. Viên thư ký đi tới cửa ngách, sang phòng làm việc của mình. Bỗng thấy cửa chính lại mở ra, và một người bước vào, loạng choạng dựa người vào lưng một ghế ngồi.
Viên thư ký hỏi:


- Ông đấy ư, ông Vêrô ? Ơ kìa ! Nhưng... ông làm sao thế ?.
Thanh tr.a Vêrô là một người vạm vỡ, to ngang da xạm. Chắc ông đang bị cảm xúc mãnh liệt, vì mặt ông, thường đỏ những vằn máu, nay thấy tái mét.


— Không ! Có gì đâu, thưa ông ?
— Có, có ! Ông không có vẻ khỏe mạnh như ngày thưởng. Ông nhợt nhạt, và kia ! Mồ hôi đầm đìa.


Viên thanh tr.a lau mồ hôi rồi cố lấy lại sức: “Hơi mệt một chút. Mấy hôm nay tôi làm việc quá sức... Chả là tôi muốn, bằng mọi giá, làm sáng tỏ một vấn đề mà ông quận trưởng đã giao... Nhưng tôi thấy trong người cũng có khang khác... khá kỳ lạ..




— Ông có cần thuốc an thần không ?
— Không ! Tôi khát nước thì đúng hơn.
— Một cốc nước nhé.
— Nhưng...
— Sao kia ?
— Tôi muốn... Tôi muốn...


Giọng ông nói trở nên lúng túng. Đột nhiên hình như không nói được gì hơn. Nhưng rồi ông lại cố gắng:
- Ông quận trưởng không có đây à ?


— Không ! 5 giờ ông mới có mặt để chủ trì một cuộc họp quan trọng.


— Vâng, tôi biết. Rất quan trọng. Chính vì thế nên cả tôi cũng được triệu tập. Nhưng tôi muốn gặp ông quận trưởng trước một chút. Tôi rất cần gặp.
Viên thư ký quan sát Vêrô và bảo:


- Tôi thấy ông bị kích thích dữ quá. ông muốn báo cáo việc gì khẩn thiết lắm ư ?


- Vâng, rất khẩn thiết. Nó là một vụ án mạng đã xảy ra cách đây một tháng, đúng tròn một tháng. Và bây giờ phải ngăn chặn 2 vụ án mạng hậu quả của nó, đừng để xảy ra đêm nay. Phải, nhất định xảy ra ngay trong đêm nay... nếu ta không có những biện pháp cần thiết.


— Thì ông hãy ngồi xuống đây, ông Vêrô !
— Trời. Âm mưu bố trí quỷ quyệt không ai tưởng tượng nổi.
— Nhưng ông đã được ông quận trưởng ủy thác cho ông toàn quyền...


— Vâng, tất nhiên... Nhưng vì tôi vẫn sợ không gặp được ông quận trưởng, nên tôi có viết lá thư kèm đây. Trong đó tôi báo cáo tất cả những điều gì tôi được biết về vụ này. Cẩn thận như thế vẫn hơn !


Ông Vêrô đưa viên thư ký một phong bì màu vàng và nói thêm:
- Đây. Còn cái hộp nhỏ này nữa, tôi cũng để lên bàn. Trong hộp có một vật dùng để bổ sung và giải thích cho nội dung bức thư.


— Thì ông hãy cứ giữ lấy tất cả có được không ? Làm gì phải đưa vội ?


— Tôi sợ... Có người theo dõi tôi... Người ta đang tìm cách khử tôi.. Chỉ khi nào tôi không phải là người duy nhất nắm được điều bí mật thì tôi mới an tâm.


— Xin ông cứ an tâm, ông Vêrô ! Ông quận trưởng sắp đến bây giờ. Trong khi chờ đợi tôi khuyên ông nên sang phòng y tế uống liều thuốc an thần.


Viên thanh tr.a có vẻ hoang mang. Ông lại lau trán đẫm mồ hôi rồi gắng gượng, lấy gân cốt, đi ra.


Còn lại một mình, viên thư ký bỏ chiếc phong bì vào trong hồ sơ dầy cộp trên bàn ông quận trưởng rồi đi qua cửa ngách sang phòng làm việc riêng của mình.


Cửa ngách vừa đóng thì cửa phòng đợi lại mở, viên thanh tr.a vừa đi vào vừa lắp bắp:
- Ông thư ký ơi ! Có lẽ tốt hơn hết là tôi đưa ông xem....


Mặt ông Vêrô đáng thương tái ngắt. Răng đánh cầm cập. Khi ông nhận ra viên thư ký không còn ở đấy, thì ông muốn đi sang phòng của ông ta. Nhưng bỗng ông bủn rủn, ngã vật xuống một cái ghế đến mấy phút, như mất hết sinh lực, rên rỉ và lẩm bẩm: “Ta làm sao thế này ? Ta cũng bị trúng thuốc độc ư ? Ôi ! Thật khủng khiếp !»


Bàn giấy chỉ với tay là tới. Ông lấy bút chì và với lấy quyển lốc nháp, bắt đầu nguệch ngoạc được mấy chữ. Nhưng ông lại lầm bầm: «Thôi, không cần. Vì rồi ông quận trưởng sẽ đọc thư của ta kia mà !... Nhưng... ta làm sao thế này... Ôi ! Sợ quá...».


Ông cố gắng đứng lên và nói: “Ông thư ký ơi ! Ta phải...Ta phải... Nhất định đúng đêm nay... Không gì ngăn cản nổi…”


Ông ráng hết sức, lò dò, lập cập bước đi về phía phòng làm việc của viên thư ký. Nhưng được một đoạn lại chệnh choạng, phải ngồi xuống, ông bị một nỗi khủng khiếp vô bờ xâm chiếm. Ông thét lên những tiếng kêu, nhưng than ôi ! Tiếng quá yếu nên không thể nghe thấy được. Ông chợt nhớ ra và đảo mắt tìm chỗ kéo chuông, nhưng mắt đã bị quáng mờ, nhìn không rõ nữa. Thế là ông ngã khuỵu xuống, một tay lần theo tường, một tay quờ quậng. Nhưng vì tâm thần mê loạn, lẫn phương hướng nên đáng lẽ phải lần sang bên trái thì lại lần sang bên phải qua tấm bình phong che một cửa nhỏ. Tay ông với tới tay nắm cửa, mở được cửa và lọt vào buồng vệ sinh của ông quận trưởng, mà ông tưởng là phòng làm việc của viên thư ký. Ông sụp xuống và lắp bắp: «Cứu tôi với ! Cứu tôi với !». Rồi rên rỉ: «Chỉ đêm nay là việc xảy ra không tránh khỏi... ông sẽ thấy... Các vết răng... ôi khủng khiếp làm sao !... ôi, đau đớn quá ! Cứu tôi với... Đúng là thuốc độc... Cứu tôi với..”


Tiếng nói tắt dần. Ông lắp bắp nhiều lần, như trong giấc mơ: «Những răng... những răng trắng... Nó ngậm vào kìa...».


Rồi tiếng nói nhỏ đi thêm, không thoát được ra khỏi miệng. Miệng ngáp không khí. Đầu cúi lả dần xuống ngực. Ông thở hắt ra hai ba lần, và dướn mình nằm im.
5 giờ 10 phút. Ông quận trưởng trở về văn phòng.


Ông Đetmaliông giữ chức vụ này đã được vài năm. Tinh thần và phong cách của ông được mọi người kính nể. Ông trạc 50 tuổi, dáng người nặng nề nhưng nét mặt thông minh, thanh tú. Quận áo, cravát, giày, trông khỏe khoắn, không có vẻ quan trọng, cử chỉ cởi mở, giản dị, đầy vẻ hiền hậu thẳng thắn.


Ông bấm chuông. Viên thư ký vào ngay, ông hỏi:
— Những người tôi triệu tập có mặt cả rồi đấy chứ ?
— Vâng, thưa quận trưởng. Và tôi đã để mỗi vị đợi ở một phòng khác nhau.


— Được. Thế cũng tốt. Nhưng giá họ có trao đổi gì với nhau trước thì cũng không hại gì... ông đại sứ Hoa-kỳ chắc là không đích thân đến được...
— Dạ thưa không ạ.


— Ông có danh thiếp của cáe vị ấy đấy chứ ?
— Dạ, thưa đây !
Ông quận trưởng cầm 5 cái danh thiếp, và đọc:
Acsiban-Brít, bí thư thứ nhất sứ quán Hoa-kỳ.
Ngài Lơpectuy, chưởng khế.


Giuăng-Caxêret, tùy viên lãnh sự quán Pêru.
Thiếu tá bá tước Đattri-nhăc, hưu trí.
Tấm danh thiếp thứ năm chỉ có tên, không có tước vị, không có địa chỉ: Đông Luy-Perenna.


Ông Đetmaliông nói: Tôi rất muốn gặp người thứ năm này. Ông này lôi cuốn tôi ghê lắm !... Ông đã đọc báo cáo của «Lê dương hải ngoại" chưa ?


— Dạ thưa tôi đã đọc. Và xin thú thực là ông này làm tôi cũng rất hồi hộp...


— Ông thấy không ? Một lòng dũng cảm tuyệt vời. Một anh hùng cuồng nhiệt hết sức kỳ lạ... Và ông ta đã làm cho các bạn tôi kinh ngạc và thán phục, đến nỗi gán cho ông ta cái tên «Acxen-Luypanh»... Acxen- Luypanh ch.ết được bao lâu rồi nhỉ ?


— Dạ thưa quận trưởng, ch.ết từ hai năm trước Đại chiến. Người ta đã thấy xác Acxen-Luypanh và xác mụ Ketxenbach dưới tàn tích của một biệt thự nhỏ bị cháy, không xa biên giới Lucxămbua lắm. Cuộc điều tr.a hồi đó xác nhận là Acxen-Luypanh đã bóp cổ mụ Ketxenbach là một mụ đã phạm nhiều tội ác man rợ. Bóp ch.ết con nữ quái vật ấy xong, Acxen-Luypanh đã đốt ngôi nhà và treo cổ tự tử.


— Phải ! Thế là thực sự hết đời con người kỳ quái ấy. Và tôi thú thực là riêng tôi, tôi cũng ngán đương đầu với con người ấy. Ồ ! Nhưng thôi ! Ta lạc đề hơi lâu rồi.. Vấn đề chính đến đâu rồi nhỉ ? Hồ sơ về gia tài Moocninhtôn đã sẵn sàng chưa ?


— Dạ, tôi để trên bàn quận trưởng rồi.
— Tốt. Nhưng quên mất... Thế nào ? Ông thanh tr.a Vêô đã tới đây chưa ?
— Dạ, tới rồi. Có lẽ hiện giờ ông ta đang ở bên phòng y tế để điều trị hồi sức...


—Ông ta làm sao ?
— Tôi thấy trạng thái ông ta rất bất bình thường, rõ là đang ốm.
— Sao, sao ? Ông hãy trình bày cho rõ ràng
Viên thư ký thuật lại lúc gặp Vê rô hồi nãy..


Ông Đetmaliông có vẻ lo lắng, hỏi:
- Ông có nói là ông Vêrô gửi tôi một bì thư ? Thư đâu ?.
— Dạ, tôi để trong hồ sơ.


— Lạ nhỉ ! Lạ thật đấy ! Xưa nay Vêrô là một Thanh tr.a loại ưu lú, rất có nghị lực. Ông la lo lắng bồn chồn đến thế thì chắc là có vấn đề. Ông đi tìm, mời ông ấy đến đây cho tôi. Trong khi chờ đợi, tôi xem công văn tài liệu mới đến.


Viên thư ký đi ngay. Năm phút sau anh trở lại với và ngạc nhiên báo cáo là không thấy Vêrô đâu cả:


- Thưa quận trưởng, có điều kỳ lạ do anh tùy phái cho biết: lúc nãy anh thấy ông ấy đã ra khỏi đây nhưng rồi lại trở lại ngay.Và từ lúc ấy không thấy trở ra nữa.


— Hay là ông ấy chỉ đi qua đây để sang phòng ông ?
— Sang phòng tôi ? Tôi có thấy đâu ạ ! Tôi không lúc nào rời khỏi phòng mà !
— Thế thì chả hiểu ra sao cả...


— Vâng, không hiểu thế nào. Trừ phi anh tùy phái đã có lúc nào đó nhãng ý, không biết ông ấy đã đi ra... vâng, vì ông ấy rõ vàng hiện giờ không ở phòng này và cũng không ở bên phòng tôi.


— Có lẽ thế. Chắc ông ấy đi dạo ra ngoài cho thoáng và chỉ lát nữa là trở lại. Thôi cũng được, vả lại đầu buổi họp tôi cũng chưa cần đến ông ấy.


Ông quận trưởng nhìn đồng hồ: 5 giờ 18 phút, ông bảo viên thư ký thông báo tùy phái mời các vị khách vào... À, nhưng...


Ông lưỡng lự. Ông giở hồ sơ công văn «đến » và thấy bì thư của Vêrô. Phong bì khổ lớn, mầu vàng. Góc phong bì ghi: «Tiệm cà phê Tân-Kiều».
Viên thư ký khẩn khoản:


- Theo lời ông Vêrô đã nói với tôi, và vì hiện giờ ông ấy còn vắng mặt nên tôi đề nghị quận trưởng đọc ngay lá thư.
Ông Đetmaliông suy nghĩ và nói:
- Phải, ý kiến ông đúng.


Ông lấy dao nhíp, rọc nhanh phong bì... Ông kêu lên: «Thế này thì lạ thật ! Thế là thế nào ?».
— Có chuyện gì thế ạ ?
— Chuyện gì à ? Đây ông xem, trong phong bì chỉ là một tờ giấy trắng.


— Sao lại thế được ?
— Đây ! Một tờ giấy trắng gấp tư. Không có một chữ nào !
— Rõ ràng ông Vêrô nói với tôi là trong thư, ông ta viết đủ mọi sự việc mà ông ta biết rõ về vấn đề xảy ra...


— Ông ấy nói thế. Nhưng đây ông xem ! Nếu tôi là người không hiểu thấu đáo về ông Vêrô thì tôi có thể cho là ông ta đùa cợt với tôi...
— Có thể do một sự đãng trí...


— Có thể như vậy. Nhưng sự đãng trí ở một người như ông ta làm tôi ngạc nhiên. Làm sao ông ta có thể «đãng trí» khi đây là vấn đề tính mạng của hai con người. Có đúng ông ấy nói là đêm nay nhất định sẽ có hai người bị ám sát không ?.


— Vâng, thưa quận trưởng, đêm nay, và âm mưu rất quỷ quyệt, hành động rất tàn ác khủng khiếp. Chính ông ta nói như vậy.


Ông Đetmaliông chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng, ông đứng lại trước cái bàn con: « Cái gói gì kia ? Ai gửi cho tôi ? « Kính gửi ông quận trưởng. Đêm nay khi có biến cố xảy ra ».


Viên thư ký nói: “À, vâng. Tôi quên khuấy đi mất. Đấy cũng là của ông Vêrô gửi quận trưởng. Theo lời ông ấy thì nó là một vật quan trọng để giải thích bổ sung cho bức thư.


— Theo tôi—ông Đetmaliông mỉm cười, nói—Như vậy là bức thư cần được giải thích. Và tuy chưa thấy biến cố gì xảy ra nhưng tôi cũng cần xem.


Vừa nói ông vừa cắt sợi dây buộc, mở giấy gói ra và thấy một cái hộp bìa cứng nhỏ, như kiểu hộp của các dược sĩ vẫn dùng, nhưng đã chớm bẩn và méo mó qua sử dụng. Trong hộp có những tờ đệm xốp cũng đã khá bẩn. Ở giữa là một nửa bánh sôcôla,


Ông quận trưởng ngạc nhiên lầm bầm: ““Thế này là cái quỷ gì ?”, ông cầm tấm sôcôla ngắm nghía và phát hiện ngay ra rằng tấm sôcôla này hơi mềm, có những dấu tích đặc biệt, và đó chính là lý do khiến cho viên thanh tr.a Vêrô đã giữ nó lại. Cả mặt trên và mặt dưới, tấm bánh đều mang những dấu vết của những chiếc răng, hằn in rất rõ từng cái; cái nào cũng ăn ngập hai ba ly vào thân bánh. Số răng còn in dấu lại 4 răng hàm trên và 5 răng hàm dưới.


Ông Đetmaliông lại đi đi lại lại, cúi đầu suy nghĩ trong mấy phút, lảm nhảm: «Lạ lùng thật ! Đây là một điều bí ẩn mà ta rất muốn tìm ra chìa khóa mật mã...Tờ giấy kia... Cái vết hằn răng... Toàn bộ câu chuyện này ra làm sao ?».


Nhưng ông không bận tâm quá nhiều đến một điều bí ẩn mà đã có người chịu trách nhiệm điều tr.a và sắp báo cáo cụ thể với ông. Người đó là Vêrô, vừa mới loanh quanh đâu đây thôi, ông bảo viên thư ký:


- Ông cho mời các vị khách vào phòng họp kẻo họ chờ quá lâu. Chắc chắn là đang họp thì thanh tr.a Vêrô sẽ trở tại đây. Khi đó ông báo tôi ngay. Ngoài ra, ông đừng để ai, để việc gì xen vào buổi họp.


Hai phút sau, người tùy phái lần lượt đưa khách vào: ngài Lơpectuy, người to lớn, da đỏ như gà trụi, rồi đến bí thư sứ quán Hoa Kỳ Acsiben-Brit, và tùy viên Pêru Caxêret. Ông Đetmaliông quen cả ba vị này, cùng tiếp chuyện thân mật, và chỉ tạm ngừng, đứng dậy, bước ra đón tiếp, khi thấy người mới bước vào là thiếu tá Đattrinhăc, vị anh hùng ở Sui-a, do những thương tích vẻ vang trong chiến trận, đã buộc phải về hưu sớm, ông tỏ vài lời nhiệt liệt hoan nghênh những chiến tích rực rỡ của thiếu tá.


Cửa phòng lại mở. «Quý ông là Đông Luy-Perenna ?».


Ông Đetmaliông vừa hỏi vừa bắt tay người mời vào. Người tầm thước trung bình, hơi mảnh dẻ, ngực đeo huân chương quận công và Bắc đầu bội tinh, với nét mặt, cái nhìn và phong cách rất trẻ, làm cho người ta đoán tuổi vào trạc 40, tuy đuôi mắt và vầng trán đã có những nếp nhăn của người cao hơn dăm ba tuổi.


Anh chào và đáp: «Vâng, thưa ông quận trưởng, chính tôi».
Thiếu tá Đattrinhăc kêu lên:
- Anh đấy ư, anh Perenna ? Thực anh vẫn còn có mặt ở trên đời này ư ?.


— Ôi, thưa thiếu tá ! Tôi rất vui sướng được gặp lại ngài.
— Perenna còn sống ! Khi tôi rời Ma rốc, tôi chẳng được tin tức gì về anh cả. Người ta nói là anh đã ch.ết.
—Dạ, chỉ bị cầm tù thôi.


— Bị cầm tù ở các bộ lạc thì tức là ch.ết !
— Không hẳn như vậy, thưa thiếu tá ! Ở đâu mà chả tìm được cách thoát thân ! Bằng chứng là... tôi đang ở đây !


Trong vài giây, ông quận trưởng ngắm nghía với mối thiện cảm không ngăn nổi và không giấu diếm. Khuôn mặt cương nghị ấy, khuôn mặt ánh lên niềm tươi vui, đôi mắt chân thật và kiên định, nước dạ sạm bóng như được nhiều phen nung luyện dưới cái nóng bỏng của mặt trời.


Sau khi ra hiệu mời các vị khách an tọa xung quanh bàn làm việc, ông Đetmaliông cũng ngồi và đi vào đề với cách nói rõ ràng và chậm rãi:


- Nội dung cần bàn bạc, ghi trong giấy triệu tập có vẻ tóm tắt và bí mật. Và cách mà tôi sẽ gợi ý để các vị thảo luận sẽ làm các vị ngạc nhiên. Nhưng nếu các vị tín nhiệm và cho phép tôi trình bày, thì rồi các vị sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề cũng rất đơn giản và rất tự nhiên. Vả lại tôi sẽ cố gắng trình bày thật ngắn gọn.


Ông mở tập hồ sơ mà viên thư ký đã chuẩn bị. Rồi nhìn vào những chỗ đã có đánh dấu và ghi chú, ông tiếp tục:


- Vài năm trước chiến tranh 1870, có ba chị em ruột họ Rutxen, mồ côi, 22, 20 và 18 tuổi: Ecmơlin, Êlidabet và Acmăng, cư trú tại Xanh-tê-chiên, cùng với một người em trai họ con chú ruột, Vích-to, nhỏ hơn vài ba tuổi. Ecmơlin, chị cả, rời Xanh-tê-chiên trước nhất theo một người Anh sang Luân-đôn mà sau đó cô lấy làm chồng, thuộc dòng họ Moocninhtôn, rồi sinh được một đứa con tên là Cốtmô. Gia đình nghèo và trải qua nhiều thử thách. Nhiều lần Ecmơlin viết thư cho các em để yêu cầu giúp đỡ nhưng không lần nào được ai trả lời, nên lâu dần không có liên lạc gì nữa. Khoảng năm 1875 vợ chồng Moocninhtôn đi Mỹ. 5 năm sau trở nên giàu có. Ông Moocninhtôn ch.ết năm 1883. Bà vợ tiếp tục quản lý gia sản. Do có tài kinh doanh trong mọi áp phe, bà đưa gia sản lên con số vĩ đại. Khi bà ch.ết, năm 1905, bà để lại cho con trai số tiền là 400 triệu !


Con số kếch xù về gia sản gây ấn tượng mạnh cho những người nghe, và ông bắt gặp nhiều cái nhìn trao đổi giữa vị thiếu tá với Đông Luy-Perenna. Ông nói với hai người: “Các vị chắc có biết Côtmô - Moocninhtôn ?».


Thiếu tá đáp: «Vâng, có biết, thưa ông quận trưởng. Ông ta có lưu trú tại Marốc trong khi Perenna và tôi cùng công cán tại đó».


Ông Đetmaliông nói tiếp: «Đúng thế, Cốtmô-Moocninhtôn bắt đầu đi khắp nơi. Ông ta nghiên cứu về y học, và theo dư luận, thì khi tiện dịp, ông cũng chữa bệnh cho mọi người, rất tận tình và tất nhiên là không lấy tiền. Ông ta lần lượt ở Ai-cập, ở An-giê-ri và ở Ma-rốc, và cuối năm 1914 thì qua Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho nước Đồng minh. Năm ngoái, sau khi đình chiến, ông ta về ở tại Pari. Ông ta ch.ết cách đây bốn tuần vì một tai nạn rủi ro hết sức lạ lùng.


— Vì một mũi thuốc tiêm sai, có phải không, thưa ông quận Trưởng ? — vị bí Thư sứ quán Hoa Kỳ hỏi— Hồi đó báo chí có đăng việc này, và chúng tôi ở sứ quán cũng được báo tin như vậy.


— Vâng, — ông Đetmaliông đáp — Ông ta bị dịch cúm phải nằm một chỗ suốt cả mùa Đông. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, ông ta phải tiêm glyxêrô-phốtphat-xút. Sau một lần tiêm, chắc có sơ khoáng về sát trùng nên chỗ tiêm bị nhiễm trùng, sưng tấy nhanh một cách khủng khiếp, và chỉ sau vài tiếng đồng hồ là ông Cốtmô—Moocninhtôn qua đời.


Ông Đetmaliông quay về phía ông chưởng khế: «Thế nào, ông Lơpectuy ? những lời tôi vừa trình bày có đúng khớp với sự thật không ?»
— Hết sức đúng, thưa ông quận trưởng .


Ông Đetmaliông tiếp: “Sáng hôm sau ông trưởng khế Lơpectuy đến đây, và với những lí do mà nội dung, tài liệu này sẽ giải thích, đưa tôi bản chúc thư của Cốtmô—Moocninhtôn đã trao tận tay ông chưởng khế».


Trong khi ông quận trưởng tr.a cứu hồ sơ, ông Lơpecluy nói: «Xin ông quận trưởng cho phép tôi được nêu rõ là trước khi tôi được mời đến bên giường thi hài ông khách hàng của tôi, thì tôi chỉ mới gặp ông ta có một lần: đó là hôm ông ta mời tôi đến buồng riêng tại khách sạn để giao tôi bản chúc thư mà ông ta vừa viết xong. Khi đó ông ta bắt đầu bị cúm. Qua trò chuyện, ông ta cho biết do ý đồ muốn tìm lại các thân nhân trong gia đình của bà mẹ, ông đã phát hiện được một vài điều mà ông sẽ tiếp tục truy cứu sau khi khỏi bệnh. Tình hình bệnh tật chưa cho phép ông làm được việc ấy».


Ông quận trưởng lấy trong hồ sơ ra một phong bì ngỏ trong có hai tờ giấy. Ông mở tờ lớn hơn ra và nói: “Đây là bản chúc thư. Tôi xin đọc và xin các vị chú ý theo dõi cả bản này và cả tờ phụ lục tiếp sau.


«Tôi là Cốtmô-Moocninhtôn, ký tên dưới đây, con trai hợp pháp của ông Huybe Moocninhtôn và bà Ecmơlin-Rutxen, nhập quốc tịch Hoa-kỳ, di tặng Chính phủ nước mà tôi đã nhập tịch, một nửa gia sản của tôi để sử dụng vào cứu tế xã hội theo đúng yêu cầu và qui định do chính tay tôi viết và do ông Lơpectuy chưởng khế, sẽ chuyển tới sứ quán Hoa-kỳ.


Phần gia sản còn lại, khoảng độ 200 triệu, gửi tại các ngân hàng Pari và Luân-đôn mà ông chưởng khế đã nắm bản kê cụ thể, thì để tưởng nhớ người mẹ thân thương của tôi, tôi di tặng trước tiên cho người dì ruột của tôi được mẹ tôi thương yêu nhất, là Êlidabet-Rutxen. Nếu không tìm thấy thì di sản đó thuộc về người dì ruột sát với mẹ tôi là Acmăng-Rutxen, hoặc những người thừa kế trực tiếp của dì Acmăng, hoặc nếu đều không tìm thấy ai thì tôi di tặng cho người cậu họ là Vich-to hoặc những người thừa kế trực liếp của ông. Trường hợp trước khi tôi mất mà chưa tìm ra một ai trong những người trên đây, thì tôi yêu cầu bạn tôi là Đông Luy- Perenna tiếp tục việc tìm kiếm cho đến kết quả. Tôi ủy nhiệm bạn tôi thực hiện chúc thư của tôi, phần thuộc những họ hàng tôi ở châu Âu. Và tôi yêu cầu bạn tôi tự coi là người thay tôi để điều hành mọi công việc trong vấn đề này, và mọi hoạt động của bạn tôi thuộc vấn đề này đều nhằm thực hiện tình cảm và ý chí của tôi.


Để đền ơn bạn tôi về việc này và để nhớ tới hai lần bạn đã cứu sinh mạng tôi, tôi xin bạn, Đông Luy-Péreana, vui lòng nhận món quà nhỏ, một triệu của tôi.
Đetmaliông ngừng lại ít phút.


Đông Luy lầm bầm: «Ôi ! anh bạn Cốtmô đáng thương ! Có phải tôi cần được như thế thì tôi mới thực hiện những nguyện vọng cuối cùng của anh đâu.”


Đetmaliông tiếp tục đọc: “Nếu ba tháng sau khi tôi ch.ết mà những việc truy tìm do anh bạn Luy-Perenna và ông Larpectuy tiến hành không kết quả, không tìm ra một người nào, hoặc không thấy một người nào tìm đến pháp luật nhân danh là một người sống sót của gia đình Rut-xen, để thừa hưởng gia sản này, thì toàn bộ gia sản gần 200 triệu ấy sẽ vĩnh viễn thuộc quyền thừa kế của Đông Luy Perenna, bất kể sau đó có những lời khiếu nại như thế nào. Tôi hiểu rất rõ con người bạn tôi và tôi biết chắc chắn gia sản này sẽ được bạn tôi sử dụng vào những công việc xứng đáng với nhân phẩm cá nhân anh và với lợi ích của những dự án mà anh đã cho tôi biết một cách vô cùng hào hứng trong những buổi tâm tình giữa hai chúng tôi tại căn nhà vải bạt ở xứ Marốc».


Ông Đetmaliông ngừng lại và ngẩng nhìn Đông Luy. Anh vẫn thản nhiên, im lặng, nhưng đuôi mắt lấp lánh giọt nước mắt.
Bá tước Dattrinnhăc nói với anh: «Tôi có lời ngợi khen anh, anh Perenna».


— Thưa thiếu tá. — anh đáp - xin thiếu tá biết cho rằng việc thừa hưởng gia tài này phụ thuộc vào một điều kiện. Và tôi xin thề là nếu tôi có quyền hạn trong tay, thì nhất định tôi tìm ra được những người còn sống sót của gia đình Rutxen.


— Tôi tin tưởng như vậy, vì tôi rất hiểu anh — Thiếu tá trả lời.
Ông quận trưởng hỏi Đông Luy:
- Nói cho cùng, việc thừa hưởng gia tài có điều kiện như vậy... Ông không từ chối chứ ?


Đông Luy cười đáp: “Vâng, tôi không từ chối. Có những việc mà người ta không từ chối được».
Ông quận trưởng nói: Sở dĩ tôi hỏi như thế là vì cuối bản chúc thư còn có đoạn như sau:


“Nếu vì một lý do nào đó mà bạn Pereanna từ chối việc thưa hưởng này, hoặc bạn tôi ch.ết trước thời hạn được thừa kế đã qui định, thì tôi yêu cầu ông Đại sứ Hoa-kỳ và ông quận trưởng an ninh thảo luận thống nhất phương án xây dựng tại Pari một trường Đại học dành cho các sinh viên và các nghệ sĩ có quốc tịch Hoa-kỳ. Và dù trong trường hợp nào thì cũng yêu cầu ông quận trưởng trích ra 300 nghìn phrăng của gia sản đó để sung vào quỹ công của cơ quan ông.


Ông Đetmaliông gấp tờ chúc thư và mở tờ giấy kia.


- Đây là một bản phụ lục chúc thư, tức là lá thư của ông Moocninhtôn, sau chúc thư ít lâu, đã viết gửi cho ông Lơpectuy, trong có một số điểm giải thích chính xác hơn:


«Tôi yêu cầu ông Lơpectuy, sau khi tôi ch.ết được một ngày, mở bản chúc thư của tôi trước mặt ông quận trưởng cảnh sát, và yêu cầu ông quận trưởng giữ cho hoàn toàn bí mật trong một tháng. Sau một tháng, xin tính đúng từng ngày, tôi đề nghị ông quận trưởng, vui lòng mời đến họp tại phòng làm việc của ông: một cán bộ cấp cao của sứ quán Hoa-kỳ, ngài chưởng khế Lơpectuy và Đông Luy Perenna. San khi đọc xong chúc thư thì xin giao ngay một tấm séc một triệu cho người tôi ủy quyền và là bạn thân thiết của tôi. Đông Luy Perenna mà chỉ cần thủ tục đơn giản là kiểm tr.a giấy tờ hợp lệ và xác minh căn cước. Tôi rất mong thủ tục được phân công như sau: về tư cách con người thì căn cứ vào sự xác nhận của bá tước Đatrinnhắc là cấp chỉ huy cũ của bạn tôi lại Ma-rốc và vì không may đã phải về hưu sớm. Còn về gốc tích căn cước thì căn cứ vào một cán bộ của lãnh sự quán Péru. Vì Đông Luy Perenna tuy có quốc tịch cũ là Tây-ban-nha nhưng sinh tại Pêru.


Ngoài ra tôi yêu cầu bản chúc thư chỉ được phổ biến tới những người thừa kế Rutxen sau đó hai ngày, và do ngài Lơpectuy nghiên cứu cụ thể.


Sau hết, dưới đây là sự biểu hiện cuối cùng về những nguyện vọng của tôi trong việc giao phó tài sản và phương pháp giao phó: Xin ông quận trưởng vui lòng triệu tập một lần thứ hai tất cả những người đã dự lần thứ nhất, cũng ở văn phòng ông, vào một ngày do ông lựa chọn, từ 60 đến 90 ngày sau lần họp thứ nhất, và chỉ ở buổi họp này mới chính thức công bố ai là người được hưởng gia tài theo đúng điều lệ của chúc thư. Người không có mặt ở buổi họp này tuyệt đối không được dự phần thừa hưởng. Đông Luy Perenna tất nhiên cũng có mặt ở buổi họp. Và sau buổi họp đó Đông Luy Perenna sẽ trở thành người thừa kế chính thức nếu trong buổi họp không có mặt một thân nhân nào của gia đình Rutxen hay rủa ông Vích-to, cậu họ tôi !


Ông Đetmaliông kết luận: «Đó là toàn văn chúc thư của ông Côtmô—Moocninhtôn, và đó là lý do sự có mặt hôm nay của các vị tại đây. Còn một người thứ sáu, lát nữa sẽ tới. Đó là một cán bộ tôi phái đi điều tr.a bước đầu về gia đình Rutxen, và sẽ tới đây báo cáo kết quả. Nhưng trước mắt, chúng ta cứ tiến hành đúng theo qui định của người viết chúc thư. Những giấy tờ mà cách đây hai tuần theo yêu cầu của tôi, ông Luy Pơcana đã trao cho tôi, và tôi đã đích thân kiểm tr.a kỹ, đều hoàn toàn hợp lệ. Về lý lịch căn cước tôi đã đề nghị ông Bộ trưởng Péru tập họp cho những tài liệu chính xác nhất...


— Thưa ngài quận trưởng, — ông Caxêret, tùy viên Péru lên tiếng. Ngài Bộ trưởng đã trao nhiệm vụ này cho tôi. Tôi đã thực hiện khá dễ dàng. Đông Luy Perenna thuộc một gia đình Tây-ban-nha có lịch sử lâu đời, đã di cư 30 năm nay nhưng vẫn còn giữ lại đất đai và tài sản tại châu Âu. Ông cụ thân sinh Đông Luy hồi còn sống, tôi đã gặp tại Mỹ, đã nói chuyện với tôi về người con trai duy nhất của người, một cách say sưa, nhiệt tình. Chính lãnh sự quán của chúng tôi cách đây 5 năm, đã báo Đông Luy biết là ông cụ đã quá cố. Đây là bản sao bức thư viết tại Marốc.


— Và đây là chính bức thư đó mà Đông Luy Perenria đã trao tôi,— ông quận trưởng nói — và thưa thiếu tá, chắc ngài khẳng nhận người chiến binh lê dương Perenna đã chiến đấu dưới quyền ngài ?


— Tôi khẳng nhận. — bá tước Đattrinnhăc đáp.
— Không thể có sự lầm lẫn chứ ạ ?
— Không một chút lầm lẫn và không một chút cảm giác do dự.


Ông quận trưởng cười và hỏi thêm: «Ngài cũng khẳng nhận là người chiến binh Perenna, do những công cán đặc biệt, đã được các bạn bè khâm phục một cách kinh ngạc và đã gán cho cái tên là Acxen-Luy panh ? ».


Thiếu tá trả đũa: « Vâng, bạn bè gán cho anh ta cái tên Acxen Luypanh, nhưng chúng tôi, những cấp trên của anh ta, thì chúng tôi chỉ gọi ngắn bằng hai tiếng «anh hùng », một con người mà chúng tôi đánh giá dũng cảm như Đac-ta-nhang, dũng mãnh như Bô Tô….


- Và bí ẩn như Mông-kich-tô, — ông quận trưởng vừa cười vừa tiếp lời - Vâng, tất cả những điều này tôi đã được đọc trong báo cáo của trung đoàn IV thuộc quân đoàn lê-dương hải ngoại. Báo cáo ấy không cần thiết đọc toàn bộ ở đây, nhưng chỉ xin nói có điều làm tôi sửng sốt là trong vòng không đầy hai năm mà do những chiến tích đặc biệt, đã được gắn huân chương quận công, rồi Bắc đẩu bội tinh, và 7 lần được nhật lệnh khen ngợi biểu dương. Tình cờ tôi lại cũng được biết....


Đông Luy Perenna kháng nghị:« Thưa ông quận trưởng... tôi đề nghị ngài... Đó chỉ là những chuyện nhàm tai chẳng có ích lợi gì»


— Rất ích lợi, ông ạ ! — Ông Đetmaliông khẳng định- Các vị có mặt tại đây không phải chỉ để nghe công bố một bản chúc thư mà cũng để xác định sự đồng tình với một trong các điều khoản của chúc thư sắp được lập tức thi hành: xuất một khoản di tặng là một triệu. Cho nên các vị ở đây cũng cần được làm sáng tỏ về con người sắp hưởng di tặng đó. Vậy tôi xin tiếp tục.


Đông Luy Perenna đứng dậy, đi ra phía cửa, và nói: « Vậy thì, thưa ông quận trưởng, xin ông cho phép tôi…».


— Đằng sau... Quay ! Đứng lại... Đứng ! Nghiêm ! Thiếu tá. Đattrinhắc hô khẩu lệnh một cách hài bước. Ông dắt Đông Luy quay lại giữa phòng và kéo ngồi xuống ghế. Ông nói:


- Thưa ngài quận trưởng ! Tôi cũng xin ông tha cho người bạn chiến đấu cũ của tôi cái khổ tâm của con người khiêm tốn phải ngồi nghe thuật lại những chiến công rực rỡ của chính mình trước mặt mọi người. Vả lại, tập báo cáo để kia, ai muốn tham khảo riêng cũng đủ. Còn tôi, tôi cứ đi trước một bước, đồng ý với những lời khen trong báo cáo, tuy chưa được nghe đọc tới, đối với anh bạn tôi. Thực vậy, trong suốt cả đời binh nghiệp của tôi, tôi chưa gặp một chiến hữu nào có thể so sánh được với anh lê dương Perenna. Tôi biết có những người sẵn sàng xả thân để tỏ ra ta đây, để làm cho bạn bè phải kính phục... Nhưng không ai bám được gót Perenna. Con người mà chúng ta gọi là Đactanhang, là Bôtô, là Đơ-Buytxi, xứng đáng được xếp ngang hàng với những anh hùng nổi tiếng của truyền thuyết và của thực tại. Tôi đã từng biết những hoạt động của anh bạn, mà đến nay nếu kể lại, thì tưởng như tôi bịa đặt, và đến nỗi hồi tưởng lại có lúc tôi tưởng như hồi đó tôi đã bị mắt... đánh lừa ! Có một hôm, ở Xetla, chúng tôi đang bị thua chạy và bị đuổi theo...».


Luy Perenna vui vẻ kêu lên: “phải, thưa thiếu tá ! Chỉ cần nói gọn là rồi lần ấy tôi cũng thoát được như chơi. Xin thiếu tá chiếu cố đến cái tính khiêm tốn của tôi”


Bá tước Đattrinhăc nói tiếp: «Anh Perenna thân mến, tôi chẳng thường bảo là anh có đủ mọi đức tính và chỉ có một khuyết điểm là... không phải Người Pháp, đấy ư ?


— Thưa Thiếu tá ! Vả chăng bao giờ tôi cũng trả lời là tôi mang dòng máu Pháp từ mẹ tôi, và tôi cũng có tấm lòng và phong độ của người Pháp đó sao ?”


Hai người bắt tay nhau hết sức thân thiện, ông quận trưởng cảnh sát nói:


- Tôi xin kết thúc vấn đề chiến công, vấn đề báo cáo. Bây giờ tôi chỉ xin hỏi một việc là có phải vào mùa hè năm 1915 ông bị rơi vào một ổ phục kích của 40 tên Beche, bị chúng bắt. Cho tới tháng trước đây thì ông mới xuất hiện trong đội ngũ lê dương... ?.


— Vâng, thưa ông quận Trưởng, tôi trở về đơn vị, để xuất ngũ vì đã quá hạn 5 năm nghĩa vụ quân sự.


—Vậy thì làm thế nào mà ông Cốtmô – Moocninhtôn lại có thể chỉ định ông làm người thừa kế vì thời gian ông ta làm chúc thư thì ông đã mất tích từ 4 năm kia mà ?


— Cốtmô và tôi vẫn thường xuyên quan hệ thư tín với nhau.
— Ông nói sao ?
—Vâng. Tôi đã bảo ông ta rõ là tôi sẽ trốn thoát và sẽ quay về Pari.


— Nhưng bằng cách nào ? Khi đó ông ở đâu ? Mà làm thế nào để ông lại có thể... ? Lần này thì ông thực sự đóng vai Môngkíchtô đầy bí ẩn, sâu thăm thẳm...


— Ngài cứ gọi tôi là Môngkíchtô nếu ngài muốn, thưa ông quận trưởng. Sự bí ẩn về việc tôi bị bắt, về việc tôi trốn thoát... Tóm lại cả quãng đời binh nghiệp luân lạc của tôi cũng khá ly kỳ. Có lẽ sau đây tôi sẽ có dịp trình bày cho sáng tỏ rõ ràng... Còn hiện nay thì hãy xin cho tôi tạm khất. Chỉ xin nói thêm một chút về quan hệ giữa Cốtmô và tôi. Sau một lần tôi trấn áp được một vụ trộm xảy ra ở nhà Cốtmô và cứu ông ta khỏi cái ch.ết trông thấy thì ông ta tin tưởng vào tôi đến mức bảo tôi: « Nếu tôi mà bị ám sát thì nhất định chỉ có anh mới tìm ra thủ phạm». Và bây giờ ông ta bị ám sát thật !


Ông quận trưởng nói «ông có cảm giác thế thôi. Ông Cốtmô-Moocninhtôn không bị ám sát".
— Không ! Chính ông đã bị đánh lừa, thưa ông quận trưởng !
Ông Đetmaliông giật nảy người:


- Sao, ông nói sao ? Ông Cốtmô...
— Tôi nói ông Cốtmô-Moocninhtôn không phải ch.ết vì một mũi tiêm sai như người ta tưởng. Nhưng ông ấy ch.ết, như ông ấy thường lo sợ, vì một cái ch.ết đột ngột.


— Dự đoán của ông có cơ sở thực tế không ?
—Dựa vào sự thực hoàn toàn, thưa ông quận trưởng.
- Ông có mặt lúc ông ấy ch.ết ư ? Ông biết được điều gì... ?


— Tôi không có mặt ở đây từ tháng trước kia mà ! Và tôi cũng thú thực rằng từ hôm tôi mới đến Pari, tôi không đọc báo chí thường xuyên nên cũng không biết ông Cốtmô đã qua đời. Mãi đến lúc nãy, thưa ông quận trưởng, ông nói ra thì tôi mới biết.


— Nếu như vậy thì ông cũng không biết gì hơn tôi. Vả lại những chẩn đoán của bác sĩ đều đáng tin cậy...
—Tôi rất tiếc ! Những chẩn đoán của bác sĩ chưa đầy đủ.


— Ông dựa vào đâu mà qui kết như vậy ? Ông có bằng chứng gì không ?
— Dạ, có !
— Bằng chứng nào ?
— Dạ, bằng chứng chính là những lời nói của ông đây ạ !
— Lời nói của tôi ?


—Như thế này ạ: Trước hết ông có nói là ông Cốtmô-Moocninhtôn phụ trách về y và thực hiện nghề nghiệp rất chu đáo. Tiếp theo, ông nói là ông Cốtmô tự tiêm lấy một mũi thuốc sai đã gây viêm cấp tính rất nguy kịch và chỉ trong vài giờ là ông ta đã ch.ết.


— Đúng thế.


—Vậy, thưa ông quận trưởng, tôi khẳng định là một ông thầy thuốc có lương tâm trách nhiệm và trình độ như ông Cốtmô -Moocninhtôn không bao giờ tự tiêm cho mình mà lại không có những phòng ngừa vô trùng cần thiết. Tôi đã thấy ông Cốtmô điều trị bệnh nhân. Tôi biết rất rõ phương pháp làm việc của ông ta.


— Rồi sao nữa ?
- Rồi bác sĩ khám nghiệm, chẩn đoán, vì không thấy một triệu chứng gì khả nghi nên đã cấp một giấy chứng nhận như mọi trường hợp bình thường.
— Nghĩa là theo ý ông... ?


Perenna quay sang hỏi ông chưởng khế: «ông Lơpectuy ! Khi ông được mời tới bên giường ông Moocninhtôn, ông có thấy hiện tượng gì bất thường không ?
— Không, tôi không thấy gì. Ông Moocninhtôn khi đó đã hôn mê !.


Đông Luy nhận xét: “Một việc kỳ lạ là một mũi thuốc tiêm bình thường, dù xấu đến đâu thì cũng không thể gây tác hại nhanh đến thế. . Ông ta không tỏ ra đau đớn gì ư ?».


— Không... Đúng ra là ... Có. Tôi nhớ là mặt ông ta có những chấm xám đen, mà lần tôi gặp trước thì không có.
— Những chấm xám đen ? Cái đó xác minh giả thiết ông Cốtmô-Moocninhtôn đã bị đầu độc.


Ông quận trưởng kêu lên: “Nhưng bằng cách nào ?”
— Bằng một chất độc nào đó mà người ta đã cho vào trong ống thuốc glyxêrô—phốt-phat, hoặc cho vào trong ống sơranh mà bệnh nhân dùng để tự tiêm.


— Thế còn bác sĩ khám nghiệm ?
Perenna nói tiếp: «ông Lơpectuy, ông có nói cho bác sĩ biết về những vết xám đen không ?
— Có. Nhưng bác sĩ không quan tâm đến chút nào.


— Ông ta là bác sĩ riêng vẫn chăm sóc ôngMoocninhtôn ?»,


- Không phải. Bác sĩ riêng là ông Puygiên, là bạn tôi và là người đã giới thiệu tôi làm chưởng khế cho ông Moocninhtôn. Hôm ấy ông Puygiên ốm. Còn viên bác sĩ đến giường bệnh hôm đó là một bác sĩ trong khu vực.


Ông quận trưởng lấy tờ chứng chỉ trong hồ sơ ra và nói: “Tên và địa chỉ ông ta đây: bác sĩ Benla Voan. 14, phố Attô”.
— Ông có quyển danh bạ các bác sĩ không, thưa ông quận trưởng ?


Ông quận trưởng lấy quyển danh bạ ra giở tìm từng tờ. Một lát sau ông tuyên bố: «Không có bác sĩ nào tên là Ben La voan. Và ở phố Attô không có ai làm bác sĩ».


Im lặng khá lâu. Bí thư sứ quán vá tùy viên Pêru say sưa theo dõi cuộc đối thoại. Thiếu tá Đattrinhắc so vai với dáng điệu đồng tình: “Luy Perenna đã nói rất là đúng”.


Ông quận trưởng thừa nhận: «Rõ ràng... Rõ ràng có một lô sự việc trái ngược với cái ch.ết bình thường: các chấm xám đen, viên bác sĩ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu»


Và gần như tự phát, ông hỏi Đông Luy: “Theo ông thì có lẽ có mối liên quan chặt chẽ giữa vụ án mạng, nếu thực là án mạng, tới bản chúc thư của ông Cốt-mô-Moocninhtôn ?». .


— Dạ, điều đó tôi không rõ, thưa ông quận trưởng. Hoặc là phải giả định là có người nào đó đã biết bản chúc thư. Ông thấy có thể xảy ra như vậy được không ?


— Tôi cho là không thể xảy ra. Vì ông Moocninh- tôn hành động rất thận trọng.
— Và chắc khi bản thân ông nghiên cứu công việc cũng không để xảy ra sơ hở nào ?


— Xảy ra làm sao được ! Một mình tôi làm việc với bản chúc thư. Chỉ riêng tôi có chìa khóa đóng mở cái tủ đựng tài liệu tối mật như vậy.
— Tủ đó có bị ai dòm ngó không ?
— Không hề !


— Ông đến gặp ông Cốt mô-Moocninhtôn vào một buổi sáng ?
— Một buổi sáng ngày thứ sáu. .
— Từ lúc đó đến tối ông đã sử dụng và cất bản chúc thư như thế nào, trước khi xếp vào tủ ?


— Có lẽ tôi để nó trong ngăn kéo bàn giấy.
— Ngăn kéo có bị người cố tình tìm cách mở không ?
Ông Lơpectuy tỏ vẻ sửng sốt và không trả lời.
— Sao, ông thấy thế nào ?— Pereana hỏi lại


— A ! Có, có ! Tôi nhớ ra rồi ! Có xảy ra cái gì đó... Đúng hôm ấy... Đúng hôm thứ sáu ấy..
— Ông nhớ chắc chắn chứ ?


— Khi tôi ăn cơm trưa xong, trở lại làm việc thì tôi thấy ngăn kéo không khóa. Lúc đó tôi thấy không có gì quan trọng lắm, mặc dù tôi nhớ rất rõ là tôi đã khóa. Bây giờ thì hiểu ... tôi hiểu.


Cứ như thế, tất cả các giả thiết của Đông Luy Perenna đứng vững dần. Tuy có dựa trên một số biểu hiện thực tế, nhưng có phần do trực giác suy luận một cách rất tài tình, nên mặc dù không hề tham dự hoặc biết trước một chút gì, Luy Péreana đã khớp nối các sự viêc rời rạc thành một dây chuyền với mắt xích ràng buộc nhau.


Ông quận trưởng nói:


- Thôi được, lập luận và phán đoán của ông chưa chắc chắn lắm, hẳn ông cũng thấy thế. Nhưng chúng ta sẽ kiểm tr.a đối chiếu ngay lập tức với kết quả tìm hiểu chứng kiến tận mắt của một cán bộ của tôi đã được giao nhiệm vụ này. Ông ta vừa trở về đây.


Ông chưởng khế hỏi: «Chỉ là điều tr.a về tình hình những người thừa kế ông Cốtmô-Moocninhtôn ?


— Vâng, trước hết là việc đó. Và hôm kia ông ấy đã báo cho tôi biết bằng điện thoại, là đã tập hợp được đầy đủ tin tức, và gồm cả những điềm mà... Ờ ờ, tôi nhớ ông ấy có nói với ông thư ký của tôi về một vụ án mạng cách đây đúng một tháng... Vì cũng cách đây một tháng ông Cốtmô-Moocninhtôn...».


Ông bấm chuông. Viên thư ký xuất hiện, ông vội hỏi:
— Thanh tr.a Vêrô đâu ?
— Dạ, chưa thấy ông ấy đâu.
— Ông cho đi tìm và bảo đến đây ngay lập tức ! .


Và ông quay sang nói với ông Luy Perenna: Ông Vêrô đã về tới đây đã được một tiếng đồng hồ rồi. Ông ta có vẻ đau nặng và tâm trạng bị kích thích dữ dội. Ông ta nói là bị theo dõi, bị truy đuổi. Ông ta sẽ báo cáo với tôi những tin tức quan trọng về vụ ông Moocninhtôn, và việc cần thiết phải bố trí để ngăn chặn hai vụ ám sát sẽ xảy ra đêm nay và có thể là hậu quả của việc ám sát ông Moocninhtôn.


- Ông ấy tỏ ra đang rất đau đớn ? — Luy Perenna hỏi.


— Vâng người rất khó chịu. Trạng thái rất kỳ lạ như bị đòn cân não nặng. Ông ấy đã cẩn thận, đưa trước tôi một tờ báo cáo về sự việc. Nhưng tôi mở ra chỉ là một tờ giấy trắng. Đây, tờ giấy và phong bì của nó đây. Và đây nữa, là một cái hộp bìa cứng mà ông Vêrô đã để lại. Trong hộp có một mảnh sô cô la mang những vết hằn răng.


— Đề nghị ông cho tôi xem các thứ đó, có được không ạ ?
— Được thôi. Nhưng chắc chẳng giúp ích gì cho ông...
— Chưa biết chừng..


Đông Luy xem xét ký cái hộp bìa cứng và cái phong bì vàng đầu có dòng chữ «Tiệm cà phê Tân-kiều».


Mọi người chờ đợi anh phát biểu, hy vọng anh mang lại tia sáng bất ngờ. Nhưng anh chỉ nói: «Chữ trên phong bì và chữ trên cái hộp không phải cùng một thứ chữ. Chữ trên phong bì không rõ ràng và nét hơi run, là thứ chữ viết bắt chước».


— Có nghĩa là... ?


— Có nghĩa là, thưa ông quận trưởng, cái phong bì vàng không phải của viên thanh tra. Tôi giả định là sau khi đã viết xong báo cáo trên bàn ở tiệm cà phê ông ấy đã có lúc nhãng ý, để người ta đánh tráo một phong bì khác cũng ghi địa chỉ ấy, nhưng trong chỉ có một tờ giấy trắng.


— Chỉ là giả định ? — ông quận trưởng nói


— Vâng, có thể thế. Nhưng có điều chắc chắn, thưa ông quận trưởng, là những cảm giác lo sợ của viên thanh tr.a đều có lí do, và rõ ràng ông ta là một đối tượng đang bị theo dõi ngặt nghèo, những việc ông đã khám phá được về vấn đề thừa hưởng gia tài Mooc-ninhtôn đã làm trở ngại cho những hành động tội phạm, do đó ông ta đang bị một mối nguy hiểm rất lớn đe dọa.


— Chà chà !


— Phải cứu ông Vêrô ! Thưa ông quận trưởng ! Ngay từ đầu buổi họp này tôi đã có linh tính là ta vấp phải một âm mưu mới bắt đầu thực hiện. Tôi mong rằng chưa phải là quá chậm, và ông thanh tr.a Vérô không trở thành nạn nhân đầu tiên.


Ông quận trưởng kêu lên:


- Thôi ông ơi ! Cái suy luận bằng linh cảm của ông tôi phục thật đấy. Nhưng nó chưa đủ làm hậu thuẫn cho những mối lo lắng của ông. Tất cả vấn đề sẽ được thanh tr.a Vêrô chứng minh khi ông ấy trở lại đây.


— Thanh trâ Vêrô không trở lại đây nữa.
— Ông nói thế là thế nào ?
— Vì ông ấy «đã» trở lại đây rồi. Người tùy phái đã trông thấy ông ấy trở lại.


— Người tùy phái đã lầm lẫn. Ông không nên tin vào viên tùy phái. Và nếu ông không có bằng chứng gì khác...


— Có ! Tôi có một bằng chứng, Thưa ông quận trưởng ! do chính thanh tr.a Vêrô để lại, chính ông ta đã trở lại đây; mấy chữ mà ông ta ghi nguệch ngoạc trên quyển lốc nháp, đọc không rõ, mà chính ông thư ký chưa trông thấy, và tôi vừa thấy đây. Phải chăng đó là bằng chứng khẳng định ông Vêrô đã trở lại đây ?


Ông quận trưởng không giấu sự lúng túng. Mọi người có mặt đều như bị kích động. Bằng chứng thanh tr.a Vêrô đã trở lại càng làm tăng sự lo ngại, không ai trông thấy thanh tr.a Vêrô đâu.


Đông Luy nói: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi khẩn thiết đề nghị thẩm vấn ngay viên tùy phái !»


Khi viên tùy phái tới, không đợi lệnh ông quận trưởng, Đông Luy hỏi ngay: “Anh có chắc chắn là ông Thanh tr.a Vêrô đã trở lại phòng này lần thứ hai không ?
— Rất chắc chắn.
— Và không thấy ông ấy trở ra ?


— Rất đúng như vậy.
— Không có một phút nào anh lãng con mắt chứ ?
- Tuyệt đối không.
Ông quận trưởng kêu lên: Ô hay ! Ông Luy Pereana ! Nếu viên thanh tr.a ở đây thì chúng ta phải thấy chứ ?


— Thưa ông quận trưởng, ông Vêrô có ở đây.
— Sao ?
— Xin ngài tha lỗi cho cái cố chấp của tôi. Nhưng tôi vẫn nói rằng khi một người vào nơi nào mà chưa ra khỏi thì vẫn ở nơi đó.


Ông Đétmaliông cáu kỉnh: «Thế thì người ấy trốn đâu ?”
— Thưa, không trốn, nhưng bị ngất, bị ngã nặng, có thể... ch.ết.
— Nhưng ở đâu mới được chứ ?
— Ở phía sau tấm bình phong kia.


— Có gì sau tấm bình phong đâu ? Chỉ có cái cửa ngách..
— Cái cửa ngách đó... ?
— Mở đi vào một buồng vệ sinh.


— Vậy thì, thưa ông quận Trưởng ! Viên thanh tr.a Vêrô, trong cơn đau đớn thảng thốt, đã tưởng cửa đó đi vào buồng viên thư ký, đã đi vào.., và ngã ngất trong buồng vệ sinh .


Ông Đetmaliông vội xô tới cánh cửa nhưng lại lùi lại, lưỡng lự và lo lắng. Phải chăng cử chỉ đó biểu hiện không muốn chịu ảnh hưởng của một con người lỳ lạ, từ nãy đến giờ cứ như chỉ huy tất cả, và như bố trí sẵn cho mọi sự việc xảy ra vậy !


Đông Luy vẫn đứng đó, trầm lặng, bình tĩnh, nhã nhặn, và nói tiếp: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi xin nhắc lại là những lời khai báo của viên thanh tr.a Vêrô có thể cứu sống hai nhân mạng có khả năng bị ch.ết đêm nay. Mỗi phút mất đi sẽ không lấy gì chuộc lại được”.


Ông Đetmaliông nhún vai. Con người này hoàn toàn điều khiển cả ông. Ông mở cánh cửa.


Ông không phác một cử chỉ nào. Không kêu một tiếng. Ông chỉ lầm bầm: "Ôi có thể đến nỗi này thật ư ?". Dưới ánh sáng nhạt xuyên qua cửa sổ kính mờ, một người nằm soài trên nền.


Viên tùy phái chạy đến, nói lắp bắp: "ông thanh tra... Ông thanh tr.a Vêrô».
Anh tùy phái cùng với viên thư ký vực ông Vêrô lên, đặt ngồi vào cái ghế bên phòng làm việc.


Ông thanh tr.a Vêrô vẫn còn thoi thóp nhưng tim đập yếu lắm rồi, có chút nước rãi chảy ra mép. Mắt đã thất thần. Những thớ thịt trên mặt thỉnh thoảng còn co giật như biểu biện sự cố gắng của một sức đã ngoài cái sống.


Đông Luy nói: “ông nhìn xem, thưa ông quận trưởng ! Những vét xám đen...”
Một nỗi kinh hoàng xâm chiếm những người có mặt. Họ bấm chuông mở cửa kêu cứu.


Ông Đetmaliông ra lệnh: “Mời một bác sĩ đến ngay. Rồi mời một cha cố. Không thể để con người này..”


Đông Luy giơ tay, yêu cầu im lặng, và nói: “Hết phương cứu chữa rồi. Ta nên tranh thủ những phút cuối cùng này. Thưa ông quận trưởng, xin ông cho phép...”


Anh cúi xuống người sắp ch.ết, đặt đầu đang nghoẹo cho tựa ngay ngắn vào đệm lưng ghế và thì thầm rất khẽ: "Tôi là quận trưởng đang nói với ông đây ! Chúng tôi muốn biết tin tức về những việc sẽ xảy ra đêm nay. Ông nghe rõ tôi nói đấy chứ ? Ông Vêrô ! Nếu ông nghe rõ thì ông nhắm mắt lại xem nào". Đôi mi mắt thấy khép lại, thanh tr.a ghe thấy thật, hay chỉ do ngẫu nhiên mà nhắm lại ?


Đông Luy nói tiếp: «Ông đã tìm ra những người thừa kế các bà Rut-xen. Việc đó chúng tôi biết rồi. Và đó là hai người thừa kế đang bị đe dọa tính mạng. Việc ám sát hai người sẽ xảy ra đêm nay. Nhưng hai người thừa kế đó không mang họ Rut-xen nữa, mà mang họ gì thì chúng tôi chưa biết. Ông nói cho chúng tôi biết đi, ông nghe kỹ đây này: ông đã viết trên cuốn lốc nháp chữ, chắc là để thành một vần «FAU»... Tôi nói không đúng à ? Hay đó là 3 chữ bắt đầu của một tên họ ? Chữ tiếp sau 3 chữ đó là gì ? chữ B ? chữ C ?


Nhưng nét mặt tái nhợt của viên thanh tr.a không còn một chút co giật. Đầu nặng nề gục xuống ngực. Ông thở hắt ra ba lần, rướn người một cái, và không động đậy nữa. Ông vĩnh biệt cõi đời.






Truyện liên quan