Chương 63: Kế hoạch Cải cách Tiền tệ

Phòng nghị sự,
Thập Đại Đô Đốc, Tứ trụ và Lương Ngọc thảo luận vô cùng sôi nổi, nước bọt tứ tung. Lương Ngọc vốn xuất phát từ giới thương nhân nên am hiểu khá sâu sắc về tiền và các hoạt động buôn bán.


Tứ trụ xuất phát từ các thế gia tuy có quan niệm không ưa giới buôn bán nhưng vẫn phải công nhận việc dùng tiền là tiện lợi. Nhưng xét về nhiều khía cạnh, thu thuế bằng tiền cũng có hại không kém.


Lạm phát sẽ dẫn tới thu gom đất đai vô tội vạ và hình thành nên một giai cấp mới là Địa chủ. Bình dân dần mất ruộng đất, không có tài liệu sản xuất họ phải đi làm thuê, làm thuê sẽ bị thu tô thuế nặng nề. Bần cùng hóa sẽ dẫn tới vào rừng làm giặc hoặc khởi nghĩa nông dân, thay đổi triều đại.


Thứ hai: Theo sự ảnh hưởng của phương Bắc, địa vị xã hội sẽ chia làm bốn giai cấp Sĩ, nông, công, thương. Sĩ là tầng lớp thế gia vọng tộc, quan lại. Nông là giai cấp nông dân. Công là giai cấp thợ thủ công. Thương là những người buôn bán.


Tiền chính là vũ khí, là máu thịt của tầng lớp thương nhân, nếu phát triển tiền tệ thì sẽ dẫn đến địa vị của thương nhân nâng cao. Khi có tiền, người ta bắt đầu chi phối quyền lực và hình thành nên một giai cấp khác đó là giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.


Thứ ba. Chế độ sử dụng tiền tệ tuy là chiều hướng phát triển nhưng cũng sẽ khiến xã hội thiên về thế giới vật chất. Rất dễ mất cân bằng với thế giới tinh thần. Hậu quả là các hiện tượng cực đoan về tâm lí xuất hiện, các loại căng thẳng và băng hoại đạo đức xuất hiện càng nhiều như đánh ghen, con cái ngược đãi cha mẹ, cha mẹ bạo lực gia đình, giết người, cướp giật, tự tử....




Vậy vấn đề không phải ở Tiền mà là cách sử dụng tiền như thế nào cho lợi nhiều hơn hại. Chấp nhận phổ biến tiền tệ vì nó có nhiều cái lợi hơn là cái hại. Đương nhiên phải có các biện pháp chế tài tiêu cực. Cũng may hắn kiếp trước đã từng được hun đúc trong một thế giới mà giá trị đồng tiền được sử dụng một cách tối đa lợi ích.


Các cuốn sách như : chiến tranh tiền tệ, Lịch sử tiền tệ, ngân hàng hắn đều đọc sơ qua. Vốn hắn tìm đọc chỉ là để cho hiểu biết, bớt ngu, bớt bị người ta lừa. Ai ngờ bây giờ những kiến thức này lại có đất dụng võ.


Đinh Liễn nhìn xem cuộc thảo luận nảy lửa mà trầm ngâm suy ngẫm. Lương Ngọc quả là một nhân tài, tuy tư duy bị giới hạn bởi nhận thức và thời đại nhưng rõ ràng rất tiến bộ. Nếu không phải Đinh Liễn có linh hồn người hiện đại thì có lẽ Lương Ngọc bây giờ đã bị ném ra ngoài sân rồi. Người này có tài năng, rất thích hợp làm bộ trưởng bộ tài chính hoặc Thống đốc ngân hàng. Tương lai tất phải trọng dụng...


Trong thời gian tới cần phải thu hồi lại đồng tiền Thái Bình hưng bảo bởi chúng có chất lượng rất kém. Do pha chế đồng và chì với nhau nên tiền rất mềm và dễ bị rỉ sét. Nhân dân xài rất ít. Thứ hai là do dân thời này hay có thói quen cầm bạc hoặc tiền lên miệng cắn để phân biệt thật giả nên chì sẽ làm cơ thể bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thứ ba, lý do quan trọng nhất là Thái Bình hưng bảo phỏng chế tiền của Đại Đường nên hắn không thích.


Thái Bình hưng bảo được đúc hình tròn có lỗ vuông, đường kính khoảng 22 mm ( 2.2 cm). Trên ghi chữ Hán Thái Bình hưng Bảo. Người thời này tin rằng hình tròn tượng trưng cho trời, lỗ vuông tượng trưng cho đất. Tiền thông thiên địa chính là ý này.


Thái Bình Hưng Bảo không có mệnh giá nên khi đúc khá tốn kém nguyên vật liệu. Cứ 100 đồng xâu lại thành 1 xâu. Cứ 6 xâu như vậy thì thành 1 quan. Lúc này bạc và vàng cũng trao đổi nhưng chủ yếu là dùng để thưởng cho người có công là chính chứ không lưu hành rộng rãi.


Sử dụng tiền như nào thì Đinh Liễn khá tự tin vì đã có ký ức kiếp trước nhưng việc lo nhất là chống hàng giả. Việc này khá đau đầu. Kiếp trước để chống hàng giả người ta thường pha nhiều kim loại khác nhau vào rồi khắc nhiều loại hoa văn phức tạp, lại sơn phủ lớp kim loại bảo vệ. Những công nghệ này với trình độ bây giờ quả thật vô kế khả thi.


Thứ nữa là kim loại thời này khá hiếm do kĩ thuật khai thác mỏ thủ công và khả năng điều chế và tách kim loại còn yếu. Cho nên chuyện phổ biến tiền tệ lại càng khó khăn.


Mà không phải muốn đúc bao nhiêu thì đúc. Để tránh lạm phát và mất cân bằng thường phải lấy số vàng hoặc bạc dự trữ để đảm bảo. Ví dụ có một tấn vàng thì chỉ được đúc tiền trị giá bấy nhiêu thôi. Nếu thừa sẽ mất khả năng thanh khoản gây ra lạm phát.


Hazz. Thật đau cái đầu. Không có một giải pháp nào khả thi cả. Biết làm sao bây giờ.
“Chư vị ái khanh...”
“Dạ. Chúng thần xin nghe”.


“Trẫm đã nghe các khanh bàn luận. Nói chung Trẫm thấy sử dụng tiền để giao thương, buôn bán và trao đổi hàng hóa là điều hết sức tiện lợi. Đương nhiên, không phải là không có hạn chế nhưng mặt lợi vẫn tốt hơn mặt hại. Trên đời có cái gì mà không có hai mặt đâu. Quan trọng là cách sử dụng nó. Cho nên sắp tới phổ biến tiền tệ là tất nhiên và đại thế. Việc này không bàn nữa”.


“Giờ trẫm hỏi các khanh, trước giờ quân lương được coi là dùng để nuôi dưỡng binh sĩ. Nhưng sau lưng binh sĩ còn có gia đình. Nếu họ đã đi đánh giặc thì ai sẽ thay họ gánh vác trách nhiệm kiếm sống nuôi cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ?”


Mọi người trong phòng nghị sự lặng ngắt như tờ. Bởi Đinh Liễn nêu vấn đề này ra khiến cho họ bắt đầu ý thức được tình thế nghiêm trọng. Trước giờ cứ khi cần đánh trận là bắt lính. Coi như đây là nghĩa vụ của nhân dân cũng như lao dịch. Quân lương thì coi như chi phí để nuôi binh sĩ. Hết.


Binh lính bình thường chỉ có vậy. Các cấp chỉ huy thì có thêm món ăn hoặc rượu. Chỉ có quan quân cấp cao mới thêm danh ngạch quân lương.


Nếu đánh thắng trận, thì khi cướp được chiến lợi phẩm một nửa nộp cho triều đình, một nửa phân chia cho toàn quân. Đương nhiên phân chia cũng tùy theo cấp bậc và công trạng. Nếu không đánh trận thì cũng chỉ đến bữa là ăn chứ không có thù lao gì hết.


Cho nên khi hết đánh giặc lại phải trả về địa phương làm nông để bớt gánh nặng quân lương và bổ sung lao động làm nông. Cái này gọi là chính sách Ngụ binh ư nông.


Đội quân chuyên nghiệp và thường trực có lẽ chỉ có Thiên Tử Quân bảo vệ Hoàng Cung mới được tính. Nhưng ngay cả Thiên Tử Quân cũng không có thù lao gì hết.


“Không ai trả lời được phải không? Như vậy, khi cần đánh trận, người chuyên nghiệp không có sẵn, trong những lúc gấp bị đánh úp thì sao, các khanh nghĩ kỹ chưa? Thân gia tính mạng của chúng ta đó. Thế nên việc duy trì một đội quân thường trực là rất cần thiết”.


“Cho nên, sắp tới binh sĩ phải có thù lao ngoài quân lương. Thù lao này để cho họ gửi về nuôi gia quyến. Nếu ai chưa có gia quyến thì làm vốn liếng sau khi giải ngũ thì về có cái mà sống. Các thương binh, bệnh binh cũng cần có thù lao để bù đắp những gì họ đã hy sinh cho quốc gia. Chúng ta phải có trách nhiệm với bọn họ”.


Thập Đại Đô Đốc nghe Đinh Liễn nói vậy thì hai mắt ửng hồng. Bọn hắn là quân nhân, hơn ai hết đều hiểu nhiệm vụ này gian khổ bao nhiêu. Nếu không phải bất đắc dĩ ai lại muốn ra chiến trường. Bọn hắn cũng có quân lính, quân lính như thế nào bọn hắn biết. Thậm chí nhiều khi quân lương quốc gia chưa tới bọn hắn phải lấy tài sản cá nhân bán đi để nuôi quân. Những điều này có ai hiểu cho.


Nay bệ hạ có lòng nghĩ cho binh sĩ như thế, bọn họ sao lại không cảm động chứ. Nhưng giờ quốc khố trống rỗng, kể cả không trống rỗng đi nữa cũng không thể nuôi ngần ấy quân. Bệ hạ tính sao đây?


“Trẫm biết các ngươi nghĩ gì? Có phải các ngươi nghĩ thù lao ở đâu khi quốc khố trống rỗng? Trẫm nói cho các ngươi biết. Thù lao chính là tiền. Mỗi binh sĩ sau này sẽ được trả tiền. Số tiền này đủ nuôi cả gia đình 4 đến 5 người. Nếu có cấp bậc thì tăng thêm tiền thù lao. Nếu có quân công thì thưởng tiếp. Còn quân lương là thứ lẽ ra phải có, đương nhiên phải có, không thể tính vào thù lao.


Có tiền, binh sĩ có thể mua hoặc gửi tiền về cho gia đình. Gia đình họ sẽ dùng tiền đi mua lương thực, muối và mọi thứ.


Quân đội không có lương thì dùng tiền đi mua lương. Nhiều gia đình được mùa ăn không hết, để sẽ hư nên họ sẽ bán lại cho triều đình. Các gia tộc có dư lương cũng sẽ bán cho triều đình để lấy tiền mua cái mình muốn. Quan chức cũng sẽ được trả bằng tiền thay vì trả lương như hiện nay. Có tiền họ sẽ linh hoạt hơn khi mua những thứ khác. Tiện cả đôi đường”.


Thái Phó Lưu Cơ lo lắng lên tiếng :


“Tâu bệ hạ. Được như thế thì quá tốt nhưng vấn đề là mọi người xưa giờ lấy thóc làm chuẩn. Cái gì cũng quy ra thóc. Thóc thực chất là một loại tiền tệ. Nay thay tiền cho thóc thì làm sao để họ chịu bán thóc cho triều đình. Triều đình cũng không thể ép mua ép bán được a”.


“Nhân dân sẽ bán tất cả những gì có giá trị để lấy tiền. Trẫm cam đoan. Đầu tiên, triều đình không thu thuế bằng lương mà bằng tiền. Bất kể là loại thuế thân, thuế ruộng, thuế thủ công hay thuế buôn bán. Đến kỳ đóng thuế, họ phải có tiền để đóng. Nếu họ không có tiền thì mang thóc đến triều đình mua lại họ bằng tiền. Do đó, nhất định họ sẽ có tiền để đóng thuế. Thủ đoạn để nhân dân dùng tiền chắc ngươi Lương Ngọc đều rõ đúng không?”


“Muôn tâu bệ hạ, nếu bệ hạ quyết định triển khai đại kế. Thần nhất định vì bệ hạ mà nghĩ kế. Thần cam đoan”.
Thái Phó Nguyễn Bặc cũng tỏ ra băn khoăn:


“Muôn tâu bệ hạ. Vấn nạn làm giả tiền thì sao ạ. Đúc giả tiền không phải là hiếm. Điều này rất khó ngăn chặn. Nếu không ngăn chặn thì đồng tiền không có giá trị. Đấy là chưa kể đến việc khai thác kim loại khó khăn, vũ khí còn không đủ huống chi lấy ra đúc tiền”.


Cả nghị phòng lại lặng đi. Đinh Liễn hiện tại cũng vô kế. Mọi người lại bắt đầu bàn luận.


Lịch sử tiền tệ đã cho biết trên đời ngay khi tiền xuất hiện thì tiền giả cũng theo đó sinh ra như bóng với hình. Dù có làm tinh xảo bao nhiêu cũng vẫn bị làm giả. Lâu đời nhất là khi người nguyên thủy dùng vỏ sò làm tiền, sau đó mới đến các loại kim loại phổ biến như sắt, đồng, chì, thiếc.


Sau đó để hạn chế làm giả người ta lại đúc tiền bằng các kim loại quý như vàng, bạc, titanium hoặc các loại hợp kim với nhau. Chưa đủ, người ta lại đúc ra các loại đồng tiền có hoa văn tinh xảo nhằm tăng độ khó cho những kẻ đúc giả tiền. Và tất nhiên tiền giả vẫn xuất hiện.


Chỉ khi nào giá trị của chất liệu đúc tiền cao hơn mệnh giá thì lúc này sẽ không xuất hiện tiền giả vì chi phí sản xuất quá cao. Nhưng vấn đề quan trọng là kim loại quý lại rất hiếm trong khi cần dùng tiền số lượng lại khổng lồ. Thế nên mọi việc trở nên nan giải. Vấn đề này làm khó cả nhân loại bao nhiêu ngàn năm và chưa bao giờ được giải quyết triệt để.


Thời của hắn còn có tiền kỹ thuật số, crystal hay gọi là coin nghe đâu còn chống được hàng giả nhờ kỹ thừa Blockchain. Thế nhưng....vấn đề kỹ thuật...thôi bỏ đi. Nghĩ mà đau bi ghê á...hazz
-------






Truyện liên quan