Chương 68: Kế hoạch cải cách quân đội

Nghị sự phòng,
Đinh Liễn ra hiệu cho mọi người ngồi xuống. Rồi nhìn qua Định Quốc Công Đinh Điền. Hiểu ý, Đinh Điền đứng lên phát biểu:


“Như vậy, vấn đề lương thực cho quân đội đã được giải quyết. Nhân tiện có chư vị Đô Đốc ở đây chúng ta sẽ bàn luận về việc cải cách quân đội và chỗ trống của vị trí Thập đạo Tướng Quân”.


Thập Đại Đô Đốc liền lập tức chú ý. Đây chính là vấn đề họ muốn nghe. Đinh Điền đề cập đến chuyện này như gãi đúng chỗ ngứa của họ vậy. Thấy mọi người đã im lặng, Đinh Điền nói tiếp:


“Xét thấy hiện trạng đất nước ta tướng lĩnh cầm quân rất nhiều nhưng nguyên soái cầm tướng thì lại cực ít. (*) Hiện tại, đủ tiêu chuẩn chỉ còn lại có Hoàng Đế bệ hạ. Nhưng bệ hạ trăm công ngàn việc, không thể nào gánh vác luôn cả trách nhiệm chỉ huy quân đội chinh chiến”.


Các Đô Đốc gật đầu. Đây là lẽ dĩ nhiên. Nếu vua cứ đánh trận mà phải xuất cung phạm hiểm thì những tướng lĩnh như họ quá bất tài. Hơn nữa, nhiệm vụ của Hoàng Đế là quản lý đất nước, quản lý toàn bộ các vấn đề chứ không phải chăm chăm vào việc đánh trận. Như vậy, quá phí phạm tài năng.


“Cho nên sau khi tham khảo ý kiến của bệ hạ. Quân đội sẽ phải cải cách. Người chỉ huy không phải một người quyết đoán mà là nhiều người cùng tham mưu để quyết định. Tức lấy số đông bù lấy chất lượng”.
- Ồ.




“Quân đội sẽ thành lập một bộ riêng gọi là Bộ Quốc Phòng đứng đầu là một Bộ Trưởng và các Phó Bộ Trưởng. Dưới bộ có hai cơ quan chính là Bộ Tổng Tư Lệnh và Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan khác như Cục Tình Báo, Cục Hậu Cần, Cục Quân Giới.


Quy trình hoạt động như sau: Sau khi nhận được thông tin tình báo từ Cục Tình Báo, Bộ Tổng Tham mưu sẽ nhóm họp để bàn kế sách, xây dựng kế hoạch tác chiến, chiến lược và chiến thuật thực thi, số lượng lương thảo, quân sĩ, vũ khí...


Sau đó chuyển lên cho Bộ Tổng Tư Lệnh xem xét. Khi thấy có thể chấp hành được thì đưa lên cho Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng kiểm tra. Thấy kế hoạch đã ổn thì gửi lên cho Hoàng Đế bệ hạ xem xét và quyết định cuối cùng.


Một bản kế hoạch phải có đủ chữ ký và con dấu của Hoàng Đế bệ hạ, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tư Lệnh và Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu mới được chấp nhận. Bộ Tổng Tư Lệnh sẽ lập tức chấp hành kế hoạch. Các cục khác sẽ phối hợp với Bộ Tổng Tư Lệnh hoàn thành nhiệm vụ”.


Thập Đại Đô Đốc hít một hơi lạnh. Kế hoạch cải cách quá chặt chẽ, quả thật thiên y vô phùng. Vừa đảm bảo được tính cơ động lại phát huy hết sức mạnh của mọi người. Không biết ai có thể nghĩ ra được siêu phẩm cải cách này?


Bất chợt nội tâm mọi người hiện lên một cái tên. Họ vội liếc mắt về phía bệ hạ, nhìn thấy bệ hạ càng trở nên cao thâm mạt trắc.
Đinh Điền tiếp tục.


“Để hình thành đầy đủ các bộ phận liên quan trong Bộ Quốc Phòng, chắc chắn cần chư vị ở đây gia nhập vào vị trí mới. Thế nên, sau mấy ngày nữa, chư vị Đô Đốc có lẽ sẽ phải thay đổi chức vụ cho phù hợp. Lúc ấy, xin chư vị Đô Đốc vui lòng phục tùng mệnh lệnh”.


“Hạ quan tuân lệnh. Chức trách của binh lính chính là thượng tôn mệnh lệnh. Xin bệ hạ và chư vị đại thần an tâm”.


Trong lòng Thập Đại Đô Đốc đã nở hoa. Ban đầu cứ tưởng chỉ có hai vị trí để tranh đoạt là Thập đạo Tướng Quân và Phó Thập đạo Tướng Quân. Thế mà nay thêm cơ cấu, thêm vị trí, thêm nhân sự. Đồng nghĩa với việc bọn họ nhiều hơn cơ hội.


“Bản quan nhận được sự tin tưởng của Bệ hạ giao phó nên tạm thời sẽ nắm chức vụ Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đầu tiên. Hai vị Phó Bộ Trưởng tương ứng với Thủ trưởng của hai Bộ Tổng Tư Lệnh và Bộ Tổng Tham mưu, và các Cục trưởng Cục Tình Báo, Cục trưởng Cục Hậu Cần, Cục trưởng Cục Quân Giới. Nhân sự các vị trí này sẽ được giữ bí mật và công bố sau Quốc tang của bệ hạ”.


- Tuân lệnh ( x 10 người)


“Vấn đề thứ hai: Hiện nay biên chế quân đội của chúng ta là một Ngũ có 10 binh lính, 100 người là một Tốt, 1000 người là một Lữ, 10.000 là một Quân, 100.000 là một Đạo. Cả nước có Thập Đạo. Tuy nhiên, việc phân chia như vậy tính cơ động không cao nên giữa các cấp nên có thêm cấp trung gian để đảm bảo chỉ huy quân chặt chẽ, hiệu quả”.


“Muôn tâu bệ hạ. Theo sự gợi ý của bệ hạ. Chúng thần đã điều chỉnh lại như sau:
Thay một Ngũ bằng một Tiểu Đội. Số lượng binh lính như nhau là 10 người.
Tiếp theo là Trung Đội phụ trách tối đa 5 Tiểu Đội, quân số tối đa 50 người.


Tiếp nữa là Đại Đội phụ trách tối đa 5 Trung Đội, quân số tối đa là 250 người.
Cấp tiếp theo là cấp Tiểu Đoàn phụ trách tối đa 2 Đại đội với quân số là 500 người.
Cấp Trung Đoàn phụ trách tối đa 3 Tiểu Đoàn với quân số là 1500 người


Cấp Lữ Đoàn hoặc Đại Đoàn phụ trách tối đa 4 Trung Đoàn với quân số là 6.000 người.
Cấp Sư Đoàn phụ trách tối đa 2 Lữ Đoàn với quân số 12.000 người.
Như vậy, các Đạo bây giờ sẽ tương ứng với cấp Sư Đoàn. Quân số từ 10.000 người lên 12.000 người.


Việc gia tăng các quan quân sẽ giúp khống chế các binh lính dễ dàng hơn, tránh sự tan vỡ khi bị phân tán trong chiến trường. Các vị rõ chưa?”
“Hạ quan đã rõ ( x 10 người)”


“Như vậy từ Biên chế 5 cấp : Đạo, quân, Lữ, Tốt, Ngũ thành 7 cấp : Sư Đoàn, Lữ Đoàn, Trung Đoàn, Tiểu Đoàn, Đại đội, trung đội và tiểu đội. Các quan quân từ bây giờ sẽ gọi là Sĩ Quan. Đứng đầu mỗi biên chế sẽ có một Trưởng và một Phó. Ví dụ: Tiểu đội trưởng và tiểu đội phó. Sư đoàn trưởng và Sư Đoàn phó. Khi Trưởng hy sinh thì mặc nhiên Phó lên thay trưởng chỉ huy tiếp. Tránh việc binh lính rơi vào tình trạng hỗn loạn như rắn mất đầu.


Các cấp bậc của sĩ quan cũng định như sau:
Cấp Sĩ có Hạ sĩ , Trung sĩ, Thượng sĩ ứng với hai cấp Tiểu Đội và Trung Đội.
Cấp Úy có Chuẩn Úy, Thiếu Úy, Trung úy, Thượng Úy, Đại Úy tương ứng với hai cấp Đại Đội và Tiểu đoàn.


Cấp Tá có Chuẩn Tá, Thiếu tá, Trung Tá, Thượng Tá, Đại Tá tương ứng với 2 cấp Trung Đoàn và Lữ Đoàn.
Cấp Tướng có Chuẩn tướng, Thiếu tướng, Trung Tướng, Thượng Tướng và Đại Tướng tương ứng với cấp Sư Đoàn, Cục Trưởng, Bộ Trưởng và Phó Bộ Trưởng.


Theo ý của bệ hạ thì biên chế đều có phân hiệu khác nhau, các sĩ quan có các phù hiệu và quân hàm khác nhau để phân biệt. Khi lập được công trạng thì sẽ được trao thưởng các loại bằng khen, huân chương, huy chương, danh hiệu và tất cả đều được làm bằng ...đá quý”.


Nói đến đây, Đinh Điền nhìn lên Đinh Liễn trong lòng thì cứ có gì đó quái quái. Hình như bệ hạ có tình cảm đặc biệt với đá thì phải. Hết tạo dụng cụ đồ dùng bằng đá, xây nhà trang trí bằng đá, đúc tượng bằng đá, tạo tiền bằng đá và giờ đến Huân huy chương cũng bằng đá nốt. Không biết sau này còn chơi ra cái gì bằng đá nữa không. Hắn có cảm giác, đất nước Đại Cồ Việt bắt đầu kỷ nguyên Thời Đại Đồ Đá mất rồi.


Thật tình Đinh Điền không biết rằng không phải Đinh Liễn thích xài đồ bằng đá mà cơ bản bởi siêu năng lực của hắn chỉ có thể có tác dụng với Đá mà thôi. Hắn cũng muốn sử dụng hệ Mộc, hệ Thủy, hệ Kim, hệ Hỏa chứ nhưng hệ thống không cho hắn a. Công nghệ thời này thì thủ công, lạc hậu. Hắn biết phải làm sao đây? Không xài đá thì xài cái gì bây giờ? Hắn cũng có nỗi khổ tâm mà.


Đinh Liễn gật đầu với Đinh Điền rồi thay lời nói:


“Binh lính và các sĩ quan ngoài phần quân lương sẽ có thêm thù lao bằng tiền mặt hàng tháng. Khi lập chiến công sẽ được thưởng Bằng khen, Huân, Huy, chương và các danh hiệu. Cụ thể thế nào thì sau khi thành lập Bộ Quốc Phòng sẽ xây dựng phương án và tiêu chí. Trẫm muốn có thể áp dụng ngay từ đầu năm sau. Các ái khanh tự bàn bạc lấy.


Trẫm muốn trong vòng 3 năm sẽ xây dựng được một đội quân 10 vạn người. 10 năm sau sẽ có một đội quân 20 vạn người, 20 năm sau sẽ có một đội quân 50 vạn người, 30 năm sau có một đội quân 100 vạn người. Các khanh có làm được không?”


“Chúng thần tuân chỉ. Chúng thần quyết tâm, quyết chí thực hiện ý nguyện vĩ đại của bệ hạ ạ”.
“Được rồi. Vậy các khanh thấy quân đội còn có điều gì khó khăn cần giải quyết hay không, nói nốt rồi tan họp?”
Đô Đốc Đại La Thành Đinh Quốc Đạt ra hiệu có ý kiến:


“Muôn tâu bệ hạ. Kính thưa Bộ Trưởng. Hạ thần muốn biết về chính sách khuyến khích trai tráng đi lính. Có khuyến khích thì mới dễ đạt mục tiêu như bệ hạ đã đề ra ban nãy ạ?”
Đinh Liễn nhìn về phía Đinh Điền :
“Đinh Bộ Trưởng, ông thấy thế nào?”


“Muôn tâu bệ hạ. Như chính sách vừa rồi thì binh lính đi lính sẽ có thêm thù lao. Khi có chiến công sẽ có thêm phần thưởng. Điều này cũng đã kích thích rất nhiều cho binh lính rồi ạ”.
Thái Phó Lưu Cơ tiếp lời:


“Theo ý hạ quan thì bệ hạ ra thánh chỉ luôn. Bắt buộc độ tuổi nào đến độ tuổi nào phải đi lính là được”.
“Không được, không được. Làm thế e rằng có hại cho sĩ khí vì không phải ai cũng muốn suốt đời đi lính cả. Họ còn lấy vợ, sinh con, chăm sóc gia đình nữa chứ?”


Không khí bàn luận lại như bị đốt nóng lên. Mọi người ai cũng tham gia góp ý nhiệt tình để thể hiện trình độ mưu trí của mình trước mặt bệ hạ và bộ trưởng.


Sau một hồi mọi người cũng thống nhất là ra luật Nghĩa vụ quân sự. Thời bình các thanh niên từ 16 đến 20 phải tham gia quân ngũ. Thời chiến thì từ 16 đến 50 đều phải tòng quân.


Lúc này, Đinh Liễn cũng chợt nhớ ra kiếp trước có đất nước ra chính sách đi lính vô cùng hiệu quả. Hắn nghĩ ra nếu áp dụng chắc cũng sẽ có hiệu quả tốt đặng nói:


“Trẫm cũng có ý tưởng này. Ngoài theo luật nghĩa vụ quân sự, tiền thù lao, thưởng thì người tham gia quân ngũ sẽ có thêm các đặc quyền khác như:


Mở trường đào tạo nghề nghiệp cho binh sĩ. Nghĩa là khi đi lính, binh sĩ sẽ được học thêm các nghề khác như cắt tóc, nấu ăn, thợ mộc, thợ rèn, thợ kim hoàn, trồng cây, chăn nuôi...vân vân. Khi xuất ngũ họ có sẵn cái nghề để kiếm tiền tiếp tục mưu sinh. Các trường dạy nghề là độc quyền cho quân đội. Ở ngoài cấm chỉ lưu hành.


Khi xuất ngũ họ được vay tiền nhà nước để khởi nghiệp như là mở xưởng, mở trang trại, mở cửa hàng, mở quán ăn với lãi suất ưu đãi. Nếu họ đi làm công thì binh lính xuất ngũ được ưu tiên nhận việc ngay. Các tiêu chí khác sẽ phải xếp sau tiêu chí này.


Khi các binh lính tại ngũ và xuất ngũ thì cha mẹ, vợ con họ được học miễn phí, chữa bệnh miễn phí, đi chơi miễn phí, đi làm được ưu tiên nhận, khởi nghiệp được vay vốn làm ăn. Các ái khanh thấy ý tưởng này thế nào?”


Bách quan há mồm trân trối. Từ thuở đời nào đi lính lại được ưu đãi còn hơn cả quý tộc như vậy? Đúng là chỉ có bệ hạ tùy ý sản xuất tiền và có phách lực như vậy mới dám chơi. Tương lai nghề binh lính sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết. Binh lính cũng sẽ có sĩ khí như cầu vồng. Một quân đội như vậy lo gì khi đánh giặc?


“Chúng thần không ý kiến”.
“Vậy đã bàn thì các ái khanh bàn luôn chế độ cho Thương binh, bệnh binh, liệt sĩ luôn đi. Có chương trình cụ thể thì trình lên cho trẫm”.
“Chúng thần tuân lệnh bệ hạ”.
---


P/s: Chương này coi như đã xong phần cải cách của quân đội trên giấy. Chỉ chờ sau quốc tang đi vào thực hiện và xem hiệu quả thế nào. Tác cùng độc giả cùng chờ xem.


(*) Theo số liệu ước tính của sử liệu thì Thời Đinh dân số khoảng 3 triệu người. Do đặc điểm thời kỳ đấu đá hỗn loạn nên có rất nhiều tướng lĩnh. Cụ thể là bảng danh sách mấy trăm tướng lĩnh đi theo phò tá vua Đinh Bộ Lĩnh và đều được lập đền thờ sau khi ch.ết, trên website dulich. Các độc giả có thể vào đây tìm hiểu thêm nhé.






Truyện liên quan