Chương 69: Bí mật của Nhân Tướng Học

Ngự thiện phòng,
Kết thúc buổi gặp mặt thì thời gian cũng đến buổi trưa, Đinh Liễn liền mời mọi người cùng dùng bữa. Tất nhiên, chúng tướng và các quan cầu còn không được cảm tạ rối rít.


Tụ tập lại tại Ngự thiện phòng, mọi người lại được dịp chiêm ngưỡng một Phòng ăn sang trọng mang phong cách Hoàng Gia. Không ngoài dự đoán, nguyên vật liệu chủ yếu để xây dựng và trang trí vẫn đều bằng đá...quý. Dù sao đây cũng là nguyên vật liệu có sẵn.


Một chiếc bàn dài 25 m, rộng 2m làm bằng đá được đặt tại giữa gian phòng ăn. Trên giữa bàn dài là 10 cái bàn tròn 3 tầng đặt thức ăn rất phong phú. Đinh Liễn ngồi chủ vị, Tứ trụ ngồi hai bên, sau đó là Lương Ngọc và Thập Đại Đô Đốc. Mọi người cảm thấy hơi bối rối vì kiểu sắp xếp rất lạ lùng.


Các cung nữ phải thay nhau đến tận nơi hướng dẫn cách ăn mới này. Bàn ghế, bát đũa đều bằng đá tuy hơi nặng nhưng được cái chắc chắn và cầm rất đầm tay. Hoa văn được chạm khắc tinh mỹ và sang trọng khiến cho bá quan nâng niu không muốn rời. Bữa cơm này đã ngon ngay từ cái nhìn đầu tiên.


Đinh Liễn ra hiệu cho buổi tiệc bắt đầu và mọi người cũng đụng đũa. Trong quá trình ăn uống Đinh Liễn cố ý liếc mắt quan sát để đoán tính cách, thói quen của từng người. Những người này là bộ hạ của hắn, nhân viên của hắn nên việc này là khá cần thiết.


Kiếp trước hắn học ngành KHXH nên có một thời gian nghiên cứu về bộ môn nhân tướng học và ứng dụng của nó trong đời sống và công việc. Đây là một bộ môn khoa học mà ai có thể nắm bắt sẽ rất thành công trong cuộc sống. Từ việc chọn vợ, chọn chồng, chọn đối tác, chọn nhân viên đến việc đoán thói quen của khách hàng, đoán tính cách của sếp đều trong phạm vi ứng dụng của nhân tướng học.




Người xưa ngoài áp dụng Nhân tướng học vào việc sắp xếp và quản lý nhân sự thì còn dùng trong lĩnh vực y học, dự đoán cát hung, khí vận, số mệnh. Những người làm nghề này thường được gọi là thầy coi Tướng. Thậm chí có một số còn áp dụng trong chăn nuôi như coi tướng Ngựa, tướng chó, tướng bò, tướng dê.


Đinh Liễn hiện đang trong quá trình chuẩn bị thành lập chính phủ mới thay cho mô hình triều đình hai ban Văn - Võ hiện nay phải cần rất nhiều nhân sự và tài năng của nhiều lĩnh vực. Việc quan sát, dự đoán qua Nhân tướng học là rất cần thiết để sắp xếp đúng người, đúng vị trí, đúng tài năng. Hắn cố ý mời ăn tứ trụ triều đình và thập đại Đô Đốc cũng là để quan sát và đánh giá kỹ lưỡng về những con người này đặng sử dụng nhân lực một cách hợp lý.


Nếu ai nói dùng người chỉ cần nhìn vào lý lịch, thành tích, chỗ dựa, học vấn thôi là đủ thì đó là một sai lầm lớn. Muốn dùng người thành công còn phải hiểu thêm về tướng mạo, tính cách, thói quen của đối tượng. Cho nên người ta có câu: gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt thái độ, gieo thái độ gặt số mệnh là vì vậy. (*)


Có một câu chuyện mà rất nhiều người thắc mắc là: tại sao công an nhìn người chuẩn thế, lại dễ dàng đoán xem ai có khả năng là tội phạm mà nghi ngờ, theo dõi và vây bắt. Tất nhiên chuyện này liên quan đến nghiệp vụ của ngành công an nhưng phần lớn là do kỹ năng quan sát nhân tướng học và tâm lí học tội phạm.


Thí dụ, điểm chung của tội phạm giết người thường là có sắc diện tối, đen, mắt trắng dã, lưỡng quyền cao, vẻ mặt sát khí. Hoặc tâm lí phạm tội giết người lần đầu thường là hoang mang, lo sợ, thấp thỏm, bất an, hay xem tin tức hoặc quay lại hiện trường để nắm rõ tình hình...


Nói về Nhân tướng học thì có thể phân chia ra làm Hình tướng và Tâm tướng.


Hình tướng là bao gồm tất cả những gì con người để lộ ra bên ngoài như khuôn mặt, dáng người, kiểu đi, tướng đứng, tướng ngồi, tướng ăn...nói chung gom trong ba chữ: Thanh, Sắc, Diện. Từ Hình tướng sẽ đoán ra Tâm tướng. Tâm tướng chính là những cái bên trong như tính cách, thái độ, thói quen.


Tâm pháp của bộ môn này là câu: Tâm sinh tướng, tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt. (**)


Thanh sắc là âm thanh giọng nói thường chia làm ba loại chính là : thấp, trung và cao. Trong âm nhạc còn phân riêng ra giọng Nam và Nữ với ba cấp độ trên. Thanh âm sẽ nói lên tình trạng sức khỏe, khả năng, thiên phú, tính cách của một người.


Ví dụ: thời Tam quốc bên Trung Hoa có một tướng quân tên là Trương Phi. Ông ta có giọng nói to vang như sấm, tiếng nói dứt khoát, nói mà như quát. Sự tích ghi lại ông ta dùng tiếng quát lớn làm cho một tướng của Tào Tháo vỡ mật, ngã ngựa mà ch.ết. Nhưng ông ta cũng là con người nóng nảy, thô bạo, bộp chộp, thích cậy mạnh, thiếu kiên nhẫn...dẫn đến bị người thù ghét và bị ám sát trong lúc ngủ say.


Một tướng soái nữa thời này có tên là Tư Mã Ý có giọng nói âm nhu, nhẹ nhàng. Tướng này gọi là Nho tướng, thiên về suy nghĩ, thích dùng thủ đoạn, âm mưu...nhưng tính cách lại thiếu dứt khoát, không dám liều mạng, hay do dự...


Đoán được các Đô Đốc của mình có tính cách như thế nào thì sẽ sắp xếp vào đúng vị trí cần thiết để tận dụng tối đa sức mạnh và thiên phú của người đó. Ngược lại sắp xếp không đúng chỗ sẽ phế đi tài năng của cấp dưới. Trừ khi muốn đì bộ hạ, nếu không đây sẽ là cách làm tự sát. Ví dụ như có tướng như Trương Phi thì cần cho làm tướng tiên phong, tức xung phong hãm trận, công thành, chiếm đất bởi người này dũng khí có thừa, sức khỏe vô biên, khi cần liều mạng thì không ai cản được.


Ngược lại, có tướng như Tư Mã Ý thì phải cho làm bên bộ phận tham mưu, phát triển kế hoạch, xây dựng chiến lược và chiến thuật sẽ phù hợp hơn là trực tiếp chỉ huy quân đội. Bởi cho cầm quân thì với tính cách hay do dự sẽ dẫn đến để mất tiên cơ. Trận đấu Không thành kế với Gia Cát Lượng, trận Khổng Minh ngồi trên xe lăn giả còn sống là ví dụ. Điều này cũng chứng minh Gia Cát Lượng là người rất am hiểu tướng thuật và biết áp dụng một cách tài tình trong quân sự.


Về sắc diện, chính là màu da, màu mắt, màu lưỡi, màu tóc... Quan sát sắc diện cũng có thể dự phán ra được đối phương có tình trạng sức khỏe như thế nào, có tính cách ra sao, xuất xứ ở đâu, cuộc sống dễ chịu hay khó khăn, thường ăn loại thức ăn gì...


Ví dụ nếu thấy ai da mặt, tròng mắt, da lòng bàn tay vàng như nghệ thì chắc chắn đã bị bệnh liên quan đến gan. Nếu là màu đỏ thì có thể liên quan đến bệnh tim và huyết áp. Nếu là màu đen thì có thể liên quan đến thận và ung thư. Còn nếu trắng bệch thì có liên quan đến ho, phổi.


Người mặt đỏ thì có tính cách nhiệt huyết, cương trực, thẳng thắn như Quan Vũ. Người có mặt trắng thường có tính cách lạnh lùng, mưu mẹo, nham hiểm như Gia Cát Lượng. Người có mặt đen thường có tính cách bỗ bã, bất cẩn như Trương Phi. Người có sắc diện màu xanh trắng như Lưu Tông là người yếu ớt, nhiều bệnh, nhu nhược, yếu đuối, ch.ết yểu...


Diện tướng là toàn bộ khuôn mặt bao gồm hình dáng các bộ phận trên khuôn mặt như trán, tai, mắt, mũi, miệng, má. Ngoài ra còn có lông mày, lông mi, ấn đường, sơn căn và một số thứ khác. Ví dụ: nhìn trán biết người đó thông minh hay ngu dốt là bởi trán rộng thì thông minh, trán cao thì tầm nhìn xa, trán dô thì cứng đầu bướng bỉnh.


Nhìn tai biết thọ hay yểu là bởi tai to mặt lớn là phúc tướng, tai dày đều là tướng làm quan, dái tai to rộng là số thọ, nhìn tại các vị Phật và bồ tát là thấy rõ nhất . Nhìn mũi biết giàu hay nghèo là bởi mũi to như sư tử là giàu, mũi nhỏ tẹt là nghèo, mũi hếch là bần, mũi khoắm là nham hiểm. Nhìn miệng biết khéo hay vụng là bởi "đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà", " Phúc từ miệng vào, họa từ miệng ra".


Nhìn má biết mạnh mẽ hay yếu đuối là bởi má cao chót vót là người cô độc, thích quản lý, ưa quyền lực, hay khống chế người khác. Đàn ông thì tốt, đàn bà coi như tướng sát phu. Nhìn mắt biết sự thiện ác vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt trong sáng là người tâm địa lương thiện. Mắt sắc bén là mắt của thú săn mồi, mắt lờ đờ là mắt của người thần trí yếu ớt...


Bộ môn nhân tướng học thật sự quá bác đại tinh thâm ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Người xưa đã sáng tạo ra nhiều bộ môn trong tướng thuật để phục vụ cho các nhu cầu này. Ví dụ coi chỉ tay, coi tướng mặt, coi tướng tay, coi tướng xương, coi tướng mắt, tướng giọng nói, tướng nốt ruồi, tướng da, tướng lông tóc...


Ngoài ra còn có tướng đi, tướng chạy, tướng đứng, tướng ngồi, tướng ngủ, tướng ăn, tướng nói...
Thật ra, trong cuộc sống chúng ta vẫn đang sử dụng nhân tướng học hàng ngày dù đơn giản và không có hệ thống mặc dù không có ý thức rằng mình đang sử dụng chúng.


Vậy bí mật của Nhân tướng học ở đây là gì. Đó chính bộ môn Xác xuất thống kê. Nghĩa là do sự quan sát các Thanh, Diện, Sắc cùng các sự kiện mà tổng kết ra. Khi tỷ lệ trùng hợp nhiều lên thì được coi như đúng. Tất nhiên, nếu chỉ coi một thứ thì khó mà đánh giá đúng sai. Phải coi tất cả mọi loại thì xác suất chính xác mới cao.


Đinh Liễn hồi thần lại. Quan sát chư vị bá quan ở đây hắn thấy việc giao vị trí Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng cho Định Quốc Công Đinh Điền là khá chính xác. Tướng mao, tính cách, khả năng của ông rất phù hợp cho một vị trí đứng đầu trong quân đội. Tuy mưu trí không cao lắm nhưng Bộ Tổng Tham mưu sẽ bù đắp điểm yếu này.


Nguyễn Bặc có tính cách cẩn thận, chỉn chu, kín đáo rất thích hợp cho vị trí Bộ Trưởng Bộ Nội vụ. Trịnh Tú có tính cách bộc trực, ghét ác như cừu, thiên phú lại bên hình pháp rất thích hợp cho vị trí Bộ Trưởng Bộ Công An. Lưu Cơ là người đại khí, mưu trí, trầm ổn, toàn năng, vị trí Thủ tướng Chính phủ là thích hợp nhất...


Cuộc ăn trưa này cũng là bài test để Đinh Liễn dự định sắp xếp nhân sự trong thời gian tới.
---


P/s: Chương này đề cập đến kiến thức của bộ môn Nhân tướng học mà tác muốn tặng cho quý độc giả nào quan tâm đến lĩnh vực này. Thế nên, các độc giả khác vui lòng tha thứ cho tác. Tác hứa sẽ đề cập đến kiến thức các lĩnh vực mà quý độc giả quan tâm vào các chương phù hợp.


(*) gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gắt thói quen, gieo thói quen gặt thái độ, gieo thái độ gặt số mệnh. Đây là câu châm ngôn rất hữu ích cho mọi người trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Hãy chiêm nghiệm nó để cuộc sống trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn nhé.


Ví dụ: trong đầu suy nghĩ muốn có nhiều tiền sẽ sinh ra phương pháp kiếm tiền như đi làm việc chẳng hạn. Khi làm việc một thời gian sẽ tạo thành thói quen kiếm tiền. Thói quen lâu dài sẽ sinh ra nhân sinh quan về tiền tức thái độ với đồng tiền. Từ thái độ đối xử với tiền mà sinh ra tương lai tức số phận hay số mệnh của bạn.


(**) Tâm sinh tướng, tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt. Câu nói này mang nghĩa tướng sẽ do tâm mà sinh. Có tướng mà không có tâm thì tướng đó rồi cũng sẽ tự diệt.


Tướng mạo của một người sẽ theo tâm niệm thiện ác của người đó mà biến đổi. Không may sở hữu hung tướng từ khi mới phát sinh. Nếu làm nhiều việc thiện, có tấm lòng từ bi thì tướng mạo hung ác rồi sẽ chuyển thành cát tướng.


Trái lại, người có phú tướng mà trong lòng đầy mưu mô, tham lam, xảo quyệt, chất chứa oán hận; không hành thiện tích đức thì phúc tướng rồi sẽ dần tan biến


Từ xưa có câu: “Vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm”.


Câu nói này mang nghĩa: khi muốn đánh giá một người, đừng nhìn qua tướng mạo mà hãy dừng lại nghe thanh âm. Cũng đừng vội đánh giá qua thanh âm mà cần bình tĩnh quan sát hành vi. tuy nhiên, cũng đừng vội qua hành vi mà đánh giá mà cần xem xét cái tâm của người ta.






Truyện liên quan