Chương 7 : Vựa những người chết treo

Lược tóm một đoạn: “công chúng nghi ngờ Luy Perenna, cho Luy Perenna chính là Acxen-Luypanh còn Đông Luy-Perenna thì nghi ngờ Ph"lôrăngxơ- Lơvatxơ”.
***


Một buổi sáng, cô Lơvatxơ nói với Đông Luy «Các báo chí đều đăng là đêm nay....
— Đêm nay ?


— Vâng — nàng vừa nói vừa chỉ vào một bài báo — Hôm nay là 25 tháng tư. Lực lượng an ninh cho biết, theo lời ông bảo, là cứ 10 ngày lại có một lá thư tại ngôi nhà phố Xuyt-sê, và sẽ có một vụ nổ phá hủy ngôi nhà đúng vào đêm xuất biện lá thư thứ năm.


Phải chăng đây là một lời thách thức ? Phải chăng nàng tỏ cho anh biết dù có trở ngại gì xảy ra thì những lá thư vẫn xuất hiện. Những lá thư bí mật ghi trong tờ giấy ở Sếch-pia tập 8.


Anh chăm chú nhìn nàng. Nàng không cử động. Anh đáp:
«Đúng. Đêm nay. Và tôi sẽ có mặt. Không ai có thể ngăn cản tôi đừng đến đấy".


Nàng đã toan nói gì đó, nhưng một lần nữa nàng lại giữ im lặng, không để lộ những cảm giác đang quấy đảo nội tâm nàng.




Hôm ấy Đông Luy bố trí rất cẩn thận. Anh ăn tại tiệm và thống nhất với Madơru về việc canh phòng tại quảng trường cung điện Buốcbông.


Cả buổi chiều, cô Lơvatxơ không rời khỏi khách sạn. Buổi tối Đông Luy ra lệnh cho Madơru báo lực lượng canh phòng bắt giữ bất kỳ người nào ra khỏi khu vực. 10 giờ tối, Madơru đến gặp Đông Luy tại văn phòng của kỹ sư Fauvin. Phó phòng Vơbe và hai cảnh binh đi theo anh.


Đông Luy kéo riêng Madơru ra một chỗ: «Họ vẫn nghi ngờ ta, phải không ? Anh cứ nói thực đi !».


— Không ! Chừng nào ông Đetmaliông còn đó thì Vơbe vẫn không dám giở trò gì với thầy. Có điều là Vơbe, và cả người khác nữa, cho rằng tất cả những chuyện này đều do thầy sắp xếp, đạo diễn.


— Ta làm thế để nhằm mục đích gì ?


— Để tạo ra mọi bằng chứng buộc tội Mari-An Fauvin. Vì vậy chính tôi đã yêu cầu phó phòng và hai người của ông ta cùng đến đây. Như vậy phía chúng tôi cử 4 người để chứng kiến lòng ngay thẳng của thầy.


Từng người được phân công làm nhiệm vụ. Lần lượt hai cảnh binh phải thức gác. Lần này sau khi đã lục lọi kỹ gian buồng nhỏ mà con trai ông Hippôlit Fauvin nằm trước đây, người ta đóng, tr.a then tất cả các cửa đi và các cửa sổ. 11 giờ tắt ngọn đèn trần.


Đông Luy và Vơbe hầu như không ngủ. Đêm trôi qua, không xảy ra một sự cố gì. Nhưng 7 giờ sáng, khi mở các cửa sổ ra, người ta thấy có một lá thư trên bàn, y như lần trước.


Sau một lúc ngạc nhiên lạ lùng, phó phòng Vơbe giữ bức thư vì có lệnh là không ai được đọc bức thư đó.


Sau đây là nội dung lá thư được đăng trên các báo, cùng với lời xác nhận của các chuyên viên là chữ viết trong thư đúng của Hippôlit Fauvin:


“Anh hiểu không ? Tôi đã thấy hắn. Bạn thân mến. Tôi đã trông thấy hắn. Hắn đi tản bộ trên một lối đi của khu rừng Boa, cổ áo bẻ lên, mũ sụp xuống tai. Hắn có trông thấy tôi không ? Tôi tin là không. Trời bắt đầu tối đen, nhưng tôi vẫn nhận ra hắn. Tôi nhận ra cái chuôi can bằng gỗ mun, cái chuôi bạc lấp lánh. Đúng là hắn, thằng khốn nạn !


Thế là nó đã nuốt lời hứa và đã trở về Pari. Nó về Pari tức là nó muốn hành động. Cái thằng Gattông-Xôvơrăng mà về Pari tức là cái ch.ết của tôi đã được quyết định, ôi, con người ! Nó đã làm tôi đau khổ biết bao. Nó đã cướp hết hạnh phúc của tôi, và bây giờ nó đòi hỏi đến tính mạng tôi. Tôi sợ lắm !»


Như thế là kỹ sư Fauvin biết người cầm can gỗ mun, biết Gattông -Xôvơrăng đã có trù định giết ông. Ông đã chứng minh rất cụ thể bằng những lời do chính tay ông viết. Và đối chiếu lời trong thư của ông với những lời Gattông—Xôvơrăng khai lúc đang bị vây bắt, người ta thấy rõ hai người xưa kia có quan hệ với nhau, trước đó đã cắt đứt quan hệ bạn bè, và Gattông-Xôvơrăng đã hứa không quay trở về Pari. Một chút ánh sáng đã chiếu vào cái màn bí mật thừa hưởng gia tài Mooc-ninhtôn. Nhưng còn cái bí mật vì sao, từ đâu lá thư lại ở trên bàn trong phòng làm việc có người thức gác, 5 người được coi là những tay cừ, thế mà đêm nay, cũng như đêm 15 tháng tư, một bàn tay bí mật đã đặt được lá thư lên trên bàn trong một gian phòng đóng kín các cửa đi và các cửa sổ, mà không hề ai nghe thấy tiếng động nào, không để lại một dấu vết nào trên tay nắm của các cửa.


Tức thì người ta nêu lên giả thiết có một con đường bí mật, nhưng giả thiết bị gạt bỏ ngay sau khi người ta đã xem xét kỹ lưỡng các tường và thẩm vấn nhà thầu đã xây dựng ngôi nhà, cách đây vài năm theo bản thiết kế của Hippôlit Fauvin.


Không cần nói thì ai cũng biết sự việc này gây cho công chúng rất nhiều dư luận. Theo những tình tiết đã xảy ra, người ta cho đây là một sự đánh tráo, lừa gạt. Người ta không nghĩ đây là hành động của một nhân vật có tài xuất chúng, có những phương tiện chưa ai biết tới, mà người ta cho đây là một trò giải trí của một nhà ảo thuật có tài khôn khéo phi thường. Và cũng có người tin rằng những lời tiên báo của Đông Luy Perenna về những sự kiện đêm 25 và đêm 26 tháng tư đã thành sư thật, thì đêm 5 tháng năm sắp tới có lẽ vẫn tiếp tục có sự kiện xảy ra, vì người ta tin rằng Đông Luy tiên đoán được mọi việc, không bao giờ sai.


Cả buổi đêm 5 sáng ngày 6 tháng năm, người ta tụ tập rất đông trên đường phố Xuyt-sê. Những người hiếu kỳ, những người dạo đêm kéo đến đứng dọc dài để thu lượm những tin tức cuối cùng.


Bản thân ông quận trưởng rất lạ lùng về hai sự kiện đã xảy ra cũng tham dự chứng kiến tận mắt việc sẽ xảy ra đêm thứ ba. Ông kéo đi với ông một số viên thanh tra, bố trí người ở trong vườn, người ở hành lang, người ở trong gian xếp tầng gác trên. Còn ông thì ông ở tầng dưới nhà cùng với Vơbe, Madơru và Đông Luy.


Nhưng lần chờ đợi này đã bị thất vọng và là tại ông Đetmaliông. Mặc dù Đông Luy đã yêu cầu phải tắt đèn nhưng ông không biết ánh sáng có ngăn cản sự kỳ lạ xảy ra không nên ông đã quyết định là cứ để đèn. Vì vậy nên đã không xảy ra chuyện gì. Dù là trò diễn ảo thuật hay là mưu kế của kẻ xấu thì cũng phải cần dựa vào bóng tối.


Thế là 10 ngày mất toi, và có thể, là toi cả lá thư thứ ba, nếu kẻ đưa thư ma quái kia không có gan tái diễn.


Đêm 15 tháng năm lại tiếp tục việc canh gác và bên ngoài lại là cả một đám đông lo lắng, phập phồng, hơi một tiếng động là giật mình, mắt chăm chú nhìn vào ngôi nhà Fauvin, sợ sệt và im lặng chờ đợi.


Lần này thì tắt đèn. Nhưng ông quận trưởng để tay sẵn lên công tắc. Ông đã bất thần bật và tắt đến 15, 20 lần nhưng vẫn không thấy gì: đó chỉ là tiếng ghế xô dịch đi, hoặc một cử động nào đó của những người có mặt.


Đột nhiên tất cả mọi người đều kêu lên. Có cái gì đó khác thường, như một tiếng lá sột soạt. Ông Đetmaliông vội bật đèn, ông kêu lên một tiếng: một lá thư đã nằm đó, không phải ở trên bàn, mà ở bên cạnh bàn, trên tấm thảm trải mặt sàn.


Madơru làm dấu thánh. Các viên thanh tr.a tái mét. Ông Đetmaliông nhìn Đông Luy. Đông Luy nhún vai, không nói gì.
Người ta kiểm tr.a các ổ khóa và các then chốt. Không có suy chuyển gì.


Nội dung lá thư hôm đó bổ sung một cách không ngờ những điều cần thiết để mở toang màn đêm tối. Nó xua tan những mây mù đang bao phủ vụ án hai người ở phố Xuýt-sê. Lá thư vẫn do Hipp ô Fauvin viết và ký, ngày 8 tháng 2 vừa qua, không có địa chỉ nơi nhận. Là thư viết:


“Bạn thân mến ! Không, ban ạ ! Tôi không để cho người ta cắt cổ tôi như giết một con cừu đưa đến lò mổ. Tôi sẽ chiến đấu, chống cự đến phút cuối cùng. Chao ôi ! Vì bây giờ mọi việc đã thay đổi bộ mặt. Bây giờ tôi đã có những bằng chứng không thể chối cãi...Tôi nắm được những bức thư họ trao đổi với nhau. Tôi biết rằng họ vẫn yêu nhau như buổi ban đầu và họ muốn lấy nhau, không cái gì cản trở họ được. Đây là những dòng chữ do chính tay Mari-An viết: "Anh cứ kiên tâm, anh Gattông thân yêu ! Em đã tăng thêm can đảm nhiều. Kẻ nào muốn chia rẽ hai ta hãy coi chừng ! Nó sẽ mất mặt trên đời.


“Bạn thân mến ! Nếu tôi ngã xuống trong cuộc chiến đấu thì bạn sẽ thấy những lá thư đó (và toàn bộ hồ sơ mà tôi đã tập hợp để chống lại con đàn bà khốn nạn) trong cái két sắt giấu phía sau cái tủ kính nhỏ. Và bạn sẽ trả thù cho tôi. Chào tạm biệt, và có thể là vĩnh biệt !.”


Lá thư thứ ba là như thế. Ở dưới nấm mồ, Hippôlit Fauvin gọi đích danh và kết tội người vợ sát nhân. Ở dưới nấm mồ, Hippôlit Fauvin đã cho chìa khóa mở màn bí mật và giải thích vì sao những vụ án mạng đã xảy ra: Mari-An và Gattông- Xôvơrăng yêu nhau.


Tất nhiên họ biết có bản chúc thư của Cốtmô-Moocninhtôn, vì họ đã bắt đầu bằng việc khử Cốtmô- Moocninhtôn, và đã vội vàng đi đến cái nút vấn đề để mau thừa hưởng gia tài. Nhưng ý nghĩ đầu tiên về tội ác bắt nguồn từ một tình cảm đã có từ lâu: Mari-An và Gattông—Xôvơrăng yêu nhau.


Còn lại một vấn đề phải giải quyết: Người phải nhận những bức thư của Hippôlit Fauvin là ai ? Và vì nó Hippôlit Fauvin không gửi thẳng những bức thư đó tới pháp luật mà lại tìm cách gửi cho bạn bằng những cách bố trí ma thuật như vậy ? Ông ta giấu mình trong bóng tối thì có gì lợi cho bản thân ?


Đối với tất cả những vấn đề này, Ma-ri-An phản ứng rất kịch liệt, mà những phản ứng cũng rất khớp với những đe dọa liều mình của nàng.


Tám hôm sau, sau một buổi thẩm vấn ép nàng phải nói người bạn cũ của chồng nàng là ai nhưng nàng vẫn lặng thinh một cách bướng bỉnh và tỏ ra kinh hãi một cách ngớ ngẩn, thì buối tối, trở về nhà giam, nàng đã cắt mạch máu ở cổ tay bằng một mảnh thủy tinh mà nàng đã giấu được.


Sáng hôm sau Madơru đến gặp Đông Luy khi anh vừa bước chân xuống giường, và báo anh biết tin đó. Viên cai xách một túi du lịch. Tin làm cho Đông Luy hốt hoảng. Anh kêu lên: «Bà ta có ch.ết không ?".


— Không, lần này cũng được cứu thoát. Nhưng vô ích.
— Sao lại vô ích ?
— Vì bà ta sẽ tái diễn. Bà ta đã in sâu việc tự sát trong đầu rồi. Không lần này thì lần khác...


- Và lần này, trước khi tự sát, bà ta vẫn không có lời thú nhận nào ?


— Không, không thú nhận gì cả. Nhưng có viết trên một mẫu giấy là: nghĩ cho kỹ thì nên tìm nguồn gốc những lá thư bí mật ở một ông tên là Lângghéc- nô. Đó là người duy nhất bà ta biết là bạn xưa kia của chồng. Và cũng là trường hợp duy nhất chồng bà ta gọi ông này là «người bạn tốt của tôi". Chỉ có ông Lăngghec-nô mới giải oan được cho bà ta và chứng minh sự hiểu lầm kinh khủng mà bà ta là nạn nhân.


— Nếu có người có thể minh oan thì tại sao còn cắt mạch máu ?
— Theo bà ta nói, thì bà ta chẳng thiết gì nữa. Đời bà ta thế là bỏ đi. Bây giờ chỉ còn tìm sự yên tĩnh trong cái ch.ết.


— Yên tĩnh ! Sự yên tĩnh không phải chỉ tìm được trong cái ch.ết. Nếu việc phát hiện ra sự thực trả lại được danh dự và yên tĩnh cho nàng, thì có lẽ sự thực không phải là không tìm ra được.


— Thầy nói sao, Thưa thầy ? Thầy đã đoán ra được cái gì ? Thầy đã bắt đầu hiểu ra ?


— Mới chỉ mơ hồ. Nhưng dù sao thì những bức thư khớp đúng một cách quá quắt như vậy cũng có thể là một đầu mối...
Anh suy nghĩ rồi nói tiếp «Người ta đã nghiên cứu lại địa chỉ xóa mất ba chữ chưa ?.


— Đã nghiên cứu thêm và thấy được đủ chữ Lăngghecnô.
— Cái ông Lăngghecnô ấy ở đâu ?
— Theo lời bà Fauvin, thì ở làng Phoocminhi thuộc quận Oocnơ.
— Tên làng Phoocminhi ghi ở một trong những lá thư ?


— Lá thư có ghi tên một thành phố. Làng này ở cạnh thành phố đó.
— Têu thành phố ?
— Alăngxông.
- Anh định đi đến đó ?


— Vâng ông quận trưởng bảo tôi phải đi ngay. Tôi đi chuyến tàu dành cho thương binh.
— Sao anh không nói là anh cùng lên ôtô với tôi ?
—Sao ạ ?


— Hai ta cùng đi, chú mày ạ. Ta cần phải hành động. Không khí ở nhà này buồn ch.ết đi được !
— ch.ết đi được ? Thầy nói kiểu gì thế, thưa thầy ?
— Không có vấn đề gì. Ta rất hiểu ta.


Nửa giờ sau xe hơi hai người phóng trên đường đi Vécxây. Xe bỏ mui trần. Perenne tự lái lấy với tốc độ như gió, khiến Madơru cứ thỉnh thoảng lại kêu lên: “Ôi ! Thầy phóng ghê quá !... Thầy mở máy khiếp thế !... Thầy không sợ đâm à ? Thầy có nhớ hôm nọ không ?».


Họ tới Alăngxông và ăn cơm trưa. Ăn xong, họ tới phòng bưu điện chính. Ở đây không ai biết ông Lăngghecnô, vì làng Phoocminhi có bưu điện riêng. Như vậy thì phải giả định là, tuy những bức thư mang dấu bưu điện Alăngxông, nhưng ông Lăngghecnô nhận thư từ qua một hộp thư lưu, ở thành phố này.


Đông Luy và Madơru đến làng Phoocminhi. Nhưng ở đây người nhận phát thư cũng không biết ai có tên Lăngghecnô, tuy rằng làng chỉ có khoảng một nghìn dân.
Đông Luy bảo:« chúng ta phải đến gặp ông lý trưởng.”


Tới nhà ông lý trưởng, Madơru trình bày cương vị, nhiệm vụ của mình và hỏi về ông Lăngghecnô.


Ông lý trưởng vỗ trán: «Tôi nhớ ra rồi ! Ông Lăngghecnô hiền lành... Một con người trung thực. Một thương gia cũ ở thủ đô…”
— Và thường nhận thư từ ở tận bưu điện Alăng-xông, phải không ạ ?


— Đúng rồi. Cứ mỗi lần nhận thư là một cuộc đi dạo.
— Nhà ông ta ở đâu ?
— Ở đầu làng. Các ông đã đi qua rồi đấy.
— Chúng tôi có thể gặp ông ta được không ?


— Gặp ư ? Ông ấy ch.ết rồi còn đâu ? ch.ết bốn năm nay rồi.
— ch.ết ư ?— Đông Luy hỏi.
—- Vâng. ch.ết vì một phát súng.
— Ông nói sao ? — Đông Luy kêu lên — Ông ấy bị giết à ?


— Không. Khi mới thấy xác trong buồng nhà ông ấy thì người ta cũng tưởng thế. Nhưng rồi cuộc điều tr.a đã xác nhận đây chỉ là một tai nạn. Trong khi lau khẩu súng săn, ông ta đã vô ý để đạn nổ vào bụng. Tuy nhiên dư luận trong làng cho là trong chuyện này có cái gì uẩn khúc. Vì ông Lăngghecnô là một thợ săn lão luyện, không thể sơ ý như thế được.


- Ông ấy có tiền của không ?
— Giàu. Chính vì thế nên người ta còn thêu dệt thêm nhiều chuyện. Giàu, nhưng vào loại rán sành ra mỡ.


Đông Luy suy nghĩ một lúc rồi hỏi tiếp: "Ông ta có con cái hay có họ hàng dòng tộc không ?».


- Không con cái, không họ hàng. Bằng chứng là bất động sản của ông ta, tức là khu lâu đài cổ — gọi thế vì trong khu còn sót nhiều tàn tích của lâu đài — hiện nay vẫn do Nhà nước quản lý. Nhà được niêm phong. Vườn tược được rào kỹ. Người ta đang chờ thời gian để sung công.


— Nhưng những kẻ tò mò có ai vượt qua tường cao vào thăm dò, chơi bời trong khu vườn rộng không ?


— Theo tôi thì không. Vì tường quá cao. Ngoài ra trong khu lâu đài cổ còn có tiếng đồn khắp vùng là có nhiều ma quỉ, nghe rợn tóc gáy... Nhưng dù sao..


Hai người từ biệt lý trưởng. Ra ngoài, Đông Luy nói với Mudơru: "Thật là hoang đường, kỳ cục ! Kỹ sư Fauvin viết thư cho một người ch.ết, mà người ch.ết này rất có khả năng là bị ám sát.


- Hay có người nào thay người ch.ết, nhận những bức thư đó ?
— Tất nhiên. Vì chả có lý gì lại đi viết thư cho một người đã ch.ết để gửi gắm tâm tình và kể lể mưu đồ giết người của vợ mình.


Madơru không nói gì nữa. Anh ta cũng tỏ vẻ rất bối rối, lúng túng.
Gần cả buổi chiều, hai người đi tìm hiểu thăm dò về tính tình của ông Lôngghecnô, qua những người đã quen biết ông ta, nhưng chẳng được kết quả gì.


Khoảng 6 giờ, sắp đến lúc trở về, Đông Luy thấy xe thiếu xăng, bảo Madơru thuê xe bò đến tận ngoại ô Alăngxông để mua thêm xăng. Trong khi chờ đợi, anh đi thăm khu lâu đài cổ ở đầu làng.


Anh phải đi theo, giữa hai hàng rào cây xanh, một con đường dẫn tới một ngã tư có trồng những cây hồ đề, và ở giữa một bức tường có trổ một cửa đi dày chắc. Cửa đóng. Đông Luy phải đi dọc bức tường. Tường cao thật. Không có một lỗ hổng, một vết nứt nào để có thể trèo lên được. Nhưng anh lợi dụng những cành cây to chĩa tới gần tường nên cũng leo vào được. Trong khu vườn là những bãi cỏ hoang mọc đầy hoa dại và những đường rậm cỏ, đi quặt sang phải thì tới một cái gò xa xa chen chúc những tàn tích công trình; quặt sang trái thì thấy một ngôi nhà hư nát, các cánh cửa hở nứt. Anh đi về phía này. Anh rất ngạc nhiên vì thấy trên một nền đất do mưa đã làm sạch, có những vết chân rất mới. Và anh nhận rõ những vết đó là dấu giày của phụ nữ, loại giày nhỏ, kiểu đúng thời trang.


Anh nghĩ: «Quái ! Ai mà lại dạo chơi ở đây nhỉ ?".


Xa hơn một chút, anh lại thấy những vết giày trên một nền đất khác mà người dạo chơi đã đi qua, và vết chân dẫn tới phía đối lại với ngôi nhà, đến một dãy cụm cây. Ở đây anh còn thấy hai chỗ có vết giầy, và thế là hết.


Tới đây là một cái vựa tựa vào một bờ cao. Vựa đã gần đổ. Những cửa mọt cũng may mà còn đứng vững được. Anh đến gần vựa và nhìn vào trong qua một khe hở. Bên trong tranh tối tranh sáng vì không có cửa sổ và vì những lỗ hổng đã bị đút nút bằng rơm. Hơn nữa trời đã quá chiều nên lại cũng nhập nhoạng. Tuy nhiên anh cũng nhìn thấy bên trong vựa một đống lộn xộn những thùng, những máy ép hỏng, những cái cày cũ và sắt nát linh tinh.


Anh nghĩ: «Hẳn người dạo chơi chẳng tới đây làm gì. Ta đi chỗ khác".


Nhưng anh nghe thấy như có tiếng động trong vựa. Anh nghe ngóng nhưng không thấy gì. Nhưng vì muốn biết đích xác, anh lấy vai hất đổ tấm ván và đi vào. Do tấm ván bị hất đi nên trong vựa sáng hơn. Anh đi luồn qua giữa hai thùng rượu, đập vỡ kính trên đống khung nát để lấy lối đi, và tới một khoảng trống ở phía bên kia. Anh đi tiếp. Mắt đã quen bóng tối. Nhưng anh bỗng cụng trán vào một vật gì, vì mãi nhìn ngang nên không trông thấy. Vật đó cứng, hình như treo lủng lẳng, nên khi trán anh đụng vào thì nó đung đưa với một tiếng khô khốc, lạ tai.


Chỗ nầy tối quá. Anh phải lấy đèn bấm trong túi ra, bấm sáng. Anh lùi lại và kêu lên, sợ hãi; «Trời đất ơi !" . Trên đầu anh treo lủng lẳng một bộ xương người. Anh thốt lên tiếng rủa tục nữa: bên cạnh đó có một bộ xương thứ hai cũng treo lủng lẳng. Dây treo hai xác là những thừng lớn, buộc vào đinh khuy bắt vào xà ngang của vựa. Đầu ngoẹo sang bên nút thắt. Cái bộ xương mà Đông Luy đụng trán vào vẫn còn lắc lư và những xương cọ xát vào nhau tạo thành tiếng cót két ghê rợn. Anh lấy một cái bàn khập khiễng, kê cho vững rồi trèo lên để nhìn ra hai bộ xương.


Những mảng quần áo và những mảng thịt khô chai rắn giữ cho xương còn dính với nhau. Nhưng một bộ xương chỉ còn một cánh tay. Bộ kia cũng mất một cánh tay và mất cả một cẳng chân. Nhưng có cái làm anh chú ý hơn cả, là mỗi bộ xương đều có ở ngón tay một chiếc nhẫn vàng. không rơi vì mắc ngón tay quặp. Anh rùng mình ghê sợ, tháo lấy hai cái nhẫn, đó là hai cái nhẫn cưới. Anh xem xét. Trong lòng nhẫn có khắc ngày như nhau: 12 tháng 8-1892. Tên thì một cái là Anph‘rê, một cái là Vich-tô-rin.


Anh lầm bầm: "Hai vợ chồng ! Đây là họ cùng tự tử, hay là một vụ giết người ? Nhưng tại sao người ta chưa phát hiện ra hai bộ xương này nhỉ ? Có nên coi là hai bộ xương này đã ở đây từ khi ông Lăngghecnô ch.ết, tức là từ khi Nhà nước quản lý khu vực này, không cho ai vào không ?».


Anh suy nghĩ: «Không ai được vào ?... có người vào chứ ! Vì lúc này ta vừa thấy những dấu chân, dấu chân mới hôm nay thôi, của một phụ nữ đã vào đây».


Nghĩ đến người phụ nữ nào đó đã vào đây, anh lại thấy có cái gì ám ảnh. Anh trèo xuống. Mặc dù lúc nãy có nghe tiếng động, anh cũng cho là người nào đó không vào trong vựa. Sau vài phút ngẫm nghĩ, anh định đi ra. Bỗng bên trái anh có tiếng đồ vật va chạm và rơi. Bỗng vỏ thùng sụp xuống, cách anh không xa. Các vỏ thùng rơi từ một cái gác thấp chứa đầy đồ vật. Có cái thang dựng vào mép gác.


Liệu có phải người dạo chơi đó thấy anh đi vào nên đã trốn vào chỗ này, đã động đậy và làm rơi đống vỏ thùng chăng ?


Đông Luy đặt đèn bấm lên một cái thùng để soi sáng vào chỗ gác thấp. Không thấy có gì khả nghi. Chỉ thấy một đống cào, cuốc, lưỡi hái cũ, hỏng. Anh đoán sự đổ rơi là do một con vật, con mèo hoang chẳng hạn, gây nên. Muốn biết chắc chắn, anh trèo lên thang. Đột nhiên, đúng lúc anh ló đầu tới sàn gác, lại có tiếng động và tiếng vật rơi. Một bóng người từ đống lỉnh kỉnh vụt ra, với một hành động khủng khiếp: Đông Luy thấy một cái lưỡi hái, nhanh như chớp, phạt ngang qua đúng chỗ đầu anh. Chỉ một tích tắc lưỡng lự là đủ cho lưỡi hái phạt mất đầu. Anh vội thụt, ép người vào thang. Cái lưỡi hái soẹt một cái, chạm vào áo anh. Anh tụt vội xuống chân thang nhưng anh đã nhìn rõ: cái bộ mặt gớm ghiếc của Gattông-Xôvơrăng, người có cái can gỗ mun ; và đi sau hắn, là bộ mặt trắng nhợt, nhăn nhúm của Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ hiện ra dưới ánh sáng của cái đèn bấm !






Truyện liên quan