Chương 6 : Sếch-pia, tập tám

Đây là lần đầu tiên Đông Luy tới phòng riêng của cô Lơvatxơ. Dù đang bận tâm suy nghĩ, anh cũng thấy cách bài trí rất thú vị, dễ chịu. Bàn ghế đơn giản, sạch sẽ, gọn gàng. Cái bàn làm việc xinh xắn, xích đông, giá sách. Các tấm màn che bằng vải màu tươi, trên tường treo một số bức danh họa... Cô ta đứng và đã lấy được bình tĩnh, nét mặt bí ẩn, cố ý trầm lặng và đượm buồn, nhưng Perenna đoán đằng sau nét mặt ấy là một tầm trạng đang bồi hồi, diễn biến nhiều cảm giác mà phải có nhiều nghị lực lắm mới không chế nổi. Ánh mắt nhìn không có vẻ sợ hãi nhưng cũng không thách thức. Người ta cảm thấy cô chẳng tỏ vẻ lo ngại về chuyện sắp phải trình bày.


Đông Luy im lặng khá lâu. Có điều lạ, làm cho anh tự bực với mình, là anh thấy hơi lúng túng trước mặt người phụ nữ này, mặc dù thâm tâm anh đang qui cho cô những điều nghiêm trọng nhất. Không dám nói những điều ấy ra và cũng không dám nói rõ ý nghĩ của mình, anh bắt đầu vào đề: Cô có biết chuyện gì đã xảy ra sáng nay trong nhà này không ?


— Sáng nay ?
— Vâng. Lúc tôi vừa nói chuyện điện thoại xong.
— Dạ, tôi có biết, do về sau được những anh người nhà và ông quản lý khách sạn cho biết.
— Cô không biết sớm hơn ?


— Ông bảo làm thế nào mà tôi biết sớm hơn được ?
Rất rõ vàng cô ta đã nói dối ! Nhất định là nói dối ! Nhưng giọng nói mới bình tĩnh làm sao !


Anh nói tiếp: «Đây, tôi xin thuật tóm tắt cô nghe việc đã xảy ra: Tôi vừa định ra khỏi phòng, thì một tấm màn sắt lắp trong phần trên của bức tường, sập xuống trước mắt tôi. Biết rằng tự mình không có cách gì giải phóng được chướng ngại vật, lại nhân có máy điện thoại ngay bên, nên tôi thấy chỉ có cách đơn giản nhất là gọi các bạn tôi đến cứu. Thế là tôi gọi dây nói đến thiếu tá Đattrinhăc. Thiếu tá đến, với sự hỗ trợ của viên quản lý khách sạn, đã giải thoát được tôi. Có phải người ta đã kể với cô như vậy không ?.


— Vâng. Vì tôi đã trở về phòng riêng nên tôi không hay biết gì về sự việc đã xảy ra, cũng không biết là thiếu tá Đattrinhăc có đến.




— Được ! Nhưng sau khi tôi được giải phóng, tôi lại được biết là ông quản lý khách sạn và tất cả mọi người ở đây, kể cả cô, đều vẫn biết là có tấm màn sắt ấy.
— Vâng, đúng như vậy.


— Ai nói cho biết là có tấm màn đó ?


— Bá tước Manôletcô. Bá tước cho tôi biết là hồi trước Cách mạng, cụ bà ngoại của bá tước ở khách sạn này, và đã giấu ông chồng bị kết án tử hình, 13 tháng trong chỗ hẻm ấy. Hồi đó tấm màn sắt còn được phủ bên ngoài bằng một lớp gỗ có mầu giống lẫn với mầu vách tường của gian nhà.


— Tôi lấy làm tiếc là mọi người biết mà không ai bảo cho tôi biết. Cho nên chỉ một chút xíu nữa là tôi bị tấm màn đè bẹp dí.


Chuyện ch.ết hụt ấy không hề làm người phụ nữ xao xuyến, cô nói: «Ta nên kiểm tr.a xem vì lý do gì mà tấm màn lại sập xuống. Vì có thể bộ máy quá cũ kỹ đã gây ra sự cố».


— Bộ máy hoạt động rất hoàn hảo. Tôi đã kiểm tra. Cho nên không thể nói là do ngẫu nhiên được.
— Không phải do ngẫu nhiên ? Vậy thì do ai ?
— Do một kẻ thù nào đó mà tôi chưa phát hiện được.


— Có thể người ta đã trông thấy nó ?


— Chỉ có một người có thể trông thấy nó. Người đó chính là... cô ! Vì cô đã sang văn phòng tôi đúng vào lúc tôi đang nói điện thoại, và tôi đã nghe thấy tiếng kêu sợ hãi của cô khi cô nghe tôi nói về bà Fauvin.


— Vâng, đúng là chuyện tự sát đã làm tôi kinh khủng. Tôi thương hại bà ta vô cùng, dù bà ta có là thủ phạm hay không.


— Và lúc đó cô đứng ngay cạnh chỗ hổng của tường, thì nếu có bàn tay nào ấn nút, tất cô trông thấy ngay, không thể lọt khỏi mắt cô được !


Mắt nàng nhìn không hề đổi hướng. Có chăng, nàng chỉ thoáng đỏ mặt. Nàng nói:


- Đúng vậy. Hoặc ít nhất tôi cũng gặp được kẻ đó. Vì theo tôi hiểu, thì tôi ra khỏi văn phòng chỉ vài giây trước khi xảy ra sự kiện.


— Chắc chắn như vậy — anh nói. — Nhưng có điều rất lạ lùng, điều rất khó tin, là cô không hề nghe thấy tiếng động sập xuống của tấm màn sắt cũng không thấy cả tiếng tôi kêu gọi, tiếng tôi đập ầm ầm bên trong.


— Có lẽ vì tôi đã đóng chặt cửa văn phòng. Tôi không nghe thấy gì cả.


- Thế thì tôi phải giả định là lúc đó có một kẻ thù nấp trong văn phòng tôi, mà kẻ thù này có những quan hệ đồng lõa với những tên cướp đã ám hại hai người ở phố Xuyt-sê, vì ông quận trưởng cảnh sát vừa mới tìm thấy, dưới gối đi-văng của tôi một đoạn can của bọn kẻ cướp đó !


Nàng có vẻ rất ngạc nhiên. Hình như thưc sự nàng hoàn toàn không biết gì về sự kiện mới này.


Anh tiến đến gần nàng, mắt nhìn chằm chằm mắt nàng, nói dằn từng tiếng: «ít nhất cô cũng phải thú thật là cô thấy cái đó hết sức kỳ dị”.
— Cái gì kỳ dị ?


— Tất cả các loạt sự kiện nhằm đả vào tôi. Hôm qua tôi nhặt được ở trong sân bản thảo của bức thư, bản thảo của bài đăng ở báo Tiếng vang. Sáng nay trước hết là tấm màn sắt sập xuống đúng lúc tôi định đi qua, rồi đến việc người ta phát hiện ra đoạn can, và .. và ban nãy, sự kiện cái bình nước có thuốc độc...


Nàng nhún vai và khẽ nói: «Vâng, vâng... có cả một loạt sự kiện !».


Anh nhấn mạnh, tiếp: “cả một loạt sự kiện mang một ý nghĩa, không phải là khả nghi, mà là tôi biết rất chắc chắn, có một kẻ thù hành động trực tiếp, một kẻ thù nguy hiểm nhất, táo bạo nhất. Sự có mặt tại đây của kẻ thù đó đã được xác định. Hành động của nó là liên tục. Mục đích của nó là rõ ràng. Đăng bài báo nặc danh, bằng cái đoạn can, nó đã muốn qui tội tôi và làm cho tôi bị bắt. Bằng tấm màn sắt, nó đã muốn giết tôi hoặc ít nhất cũng cầm tù được tôi trong mấy tiếng đồng hồ. Và bây giờ đến chất thuốc độc, nó bỏ vào cốc nước của tôi để giết tôi một cách hèn hạ bẩn thỉu, rồi ngày mai nó sẽ bỏ vào thức ăn của tôi. Rồi chắc là nó sẽ dùng dao-găm, dùng súng, dùng dây thắt cổ... Nghĩa là bất kỳ cái gì có thể giết được tôi, vì mục đích của nó là: khử tôi. Tôi là kẻ thù của nó. Tôi là một con người mà trong một ngày không xa, sẽ tìm ra cái tổ con chuồn chuồn, sẽ xơi ngon món bạc trăm triệu mà nó mong cướp được. Tôi là nạn nhân. Trong việc canh giữ gia tài của Moocninhtôn có tôi. Rồi sẽ đến lượt tôi. Bốn người đã bị giết. Tôi sẽ là người thứ năm. Gattông-Xôvơrăng đã quyết định như vậy. Không Gattông-Xôvơrăng thì là một kẻ khác, cầm đầu vụ này. Còn tên đồng lõa thì nó đang ở trong khách sạn này, ngay ở trung lâm, ngay ở bên cạnh tôi. Nó núp trong bóng tối. Nó tìm một phút, một nơi thuận lợi tối ưu, để đập tôi. Thật là quá lắm ! Tôi chịu không nổi ! Tôi muốn biết, tôi muốn, và tôi sẽ biết, nó là ai !


Người phụ nữ lùi lại một bước, đứng tựa vào cái xích đông. Đông Luy lại tiến lên một bước, và vẫn với cái nhìn chằm chằm, cố tìm ở cô một nét rối loạn, một cái rùng mình lo sợ. Anh nhắc lại, dằn giọng mạnh hơn: Kẻ đồng lõa đó là ai ? Kẻ nào đã quyết giết tôi ?


— Tôi không biết... Tôi không biết.. Có thể có âm mưu đúng như ông nghĩ... Nhưng có thể là những sự kiện ngẫu nhiên...


Anh đã toan, theo thói quen của anh, "mày tao" với kẻ mà anh coi là đối thủ, nói thẳng vào mặt nàng rằng: «Mày nói dối, con cô nàng ạ ! Mày nói điêu ! Tên đồng phạm chính là mày ! Chỉ có mày nghe được câu chuyện điện thoại giữa tao và Madơru. Chỉ có mày mới có thể đi cứu thằng Gattông-Xôvơrăng, đánh xe hơi chờ nó ở góc phố, và thống nhất với nó đem cái đoạn can về đây. Chính mày, con cô nàng ! Chính mày muốn giết tao vì lý do gì đó mà tao chưa rõ. Bàn tay trong bóng tối rình tao để đập tao, chính là mày ! ».


Nhưng anh thấy không thể đối xử với nàng như vậy được và anh cũng bực bội vì không thể hét to lên những điều bực bội, những tiếng phẫn nộ, nên đã đẩy anh tới nắm lấy những ngón tay của nàng, kẹp chặt, và nhìn nàng với một cái nhìn đanh thép có tính chất buộc tội hơn cả lời nói gay gắt nhất.


Nhưng anh cố ghìm lại, thả lỏng ngón tay. Người phụ nữ rút nhanh tay ra với vẻ thù hằn và phản ứng kịch liệt. Anh nói: «Được ! Tôi sẽ chất vấn đám người nhà. Nếu cần, tôi sẽ đuổi thẳng cánh những đứa mà tôi nghi ngờ".


Nàng nói một cách mạnh dạn: «Không... Đừng...! Tôi rất hiểu biết họ».


Nàng muốn bảo vệ chúng chăng ? Phải chăng, nàng sợ, vì sự khăng khăng không nhận của nàng mà làm liên lụy đến những người nhà rất tin cẩn của nàng, nên lương tâm buộc nàng phải bảo vệ họ ?


Đông Luy cảm thấy trong cái nhìn của nàng, như muốn kêu gọi lòng thương của anh. Nhưng thương ai ? Thương những người khác hay thương chính nàng ?


Hai người im lặng một lúc lâu. Đông Luy đứng cách nàng mấy bước, đang hình dung lại tấm ảnh, và anh ngạc nhiên thấy người phụ nữ đứng trước anh có tất cả những nét đẹp của người trong tấm ảnh, nét đẹp mà trước đây anh không chú ý đến, nay đập vào mắt anh như một điều anh vừa phát hiện được. Bộ tóc vàng óng ánh như thế mà trước đây anh không nhận thấy ! Cái miệng tuy không tươi tắn như trong ảnh mà mang một nét từng trải đắng cay, nhưng vẫn là một cái miệng cười duyên. Những nét kiều diễm trong tấm ảnh, như đường lượn của cằm, hình nét của cái gáy lộ trên cổ áo, hình nét của đôi vai, dáng hai cánh tay đặt lên đầu gối... Tất cả đều toát lên một vẻ xinh duyên hiền dịu, và có thể nói là một vẻ chân thực ngây thơ. Con người như thế mà có thể là một phụ nữ giết người, đầu độc người khác được ư ?


Anh nói với nàng: «Tôi không nhớ tên riêng cô mà cô đã cho tôi biết. Nhưng hình như không phải tên thực của cô».
— Tên riêng tôi đấy chứ ! Đúng tên tôi mà !... Mác-lơ...


— Không, không ! Tên cô là Ph‘lôrăngxơ ... Ph‘lôrăngxơ -Lơvatxơ...
Nàng giật bắn người: « ông nói gì ? Ph‘lôrăngxơ à ? Nhưng vì sao ông biết ?».
— Đây là tấm ảnh và tên của cô đã mờ !


Nàng nhìn tấm ảnh, sững sờ, thốt lên: «A ! ... Tôi không ngờ ! Do đâu mà ông có tấm ảnh này ! Xin ông cho biết, do đâu ? ...».


Rội đột nhiên nàng hỏi: "có phải ông quận trưởng đưa cho ông không ?. Đúng rồi, chính ông ta đưa. Chắc chắn là tấm ảnh này dùng để nhận dạng, và người ta cũng... truy tìm cả tôi... Và vẫn chính ông... Chính ông...”


— Xin cô đừng lo sợ gì ! —Perenna nói— Chỉ cần sửa đi một vài nét trên tấm ảnh là không ai nhận ra được nữa... Tôi sẽ sửa... Xin cô yên tâm...


Hình như nàng không nghe anh nói nữa. Nàng chăm chú ngắm nghía tấm ảnh và lầm bầm: «Hồi đó tôi 20 tuổi. Tôi ở I-ta-li-a... Trời ơi ! Thời kỳ đó tôi đang tràn đầy hạnh phúc. Nhìn tấm ảnh lấy về mà lòng tôi sung sướng dạt dào ! Hồi đó tôi thấy tôi đẹp...Thế rồi tấm ảnh bị mất, cũng như tôi đã bị đánh cắp bao nhiêu thứ khác ở thời kỳ đó... “.


Và nàng hạ giọng thấp hơn, như nói với một người khác, một người bạn gái bất hạnh. Nàng nhắc đi nhắc lại: «Ph‘lôrăngxơ !... Ph‘lôrăngxơ !”
Hai dòng nước mắt chảy xuống má nàng.


Đông Luy thầm nghĩ ! Nàng không thể là kẻ giết người. Không thể chấp nhận được nàng là một tòng phạm. Thế nhưng... nhưng...


Anh rời xa nàng, đi đi lại lại giữa cửa sổ và cửa đi. Nhưng bức họa phong cảnh nước Ý treo ở tường làm anh chú ý. Rồi anh xem những tên sách trên ngăn tủ sách. Đó là những tác phẩm văn học Pháp và nước ngoài, những tiểu thuyết, những kịch, những tiểu luận, tùy bút, những thơ ca của một nền văn hóa hiện thực và đa dạng. Nhưng đột nhiên, do linh cảm thường có của mình, anh thấy trong những tập tác phẩm mới xuất bản của Sếchpia, văn hào Anh, có một cuốn có hình dạng khác thường. Gáy sách bằng da đỏ hình như cứng hơn bình thường, không có những nếp nhăn của một cuốn sách đã bị giở xem nhiều. Cuốn đó là tập tám. Anh nhanh tay lấy nhẹ cuốn đó ra, không có tiếng động. Anh không lầm. Đó là một cuốn sách giả. Thực ra là một hộp bìa cứng, trong rỗng, tạo thành chỗ chứa kín đáo những giấy trắng để viết thơ, những phong bì và những tờ giấy thường, kẻ ô vuông, khổ giấy bằng nhau và hình như lấy từ một quyển lốc nháp ra. Ngay lập tức hình dáng những tờ giấy đập vào mắt anh. Nó giống tờ giấy đã viết bản thảo của bài đăng báo Tiếng vang. Giống từ các ô kẻ vuông đến khổ giấy. Anh giở từng tờ một. Đến tờ trên tờ cuối cùng, anh thấy mấy dòng viết những chữ và chữ số bằng bút chì nguệch ngoạc, có lẽ là viết vội. Anh đọc thấy:


«Ngôi nhà phố Xuyt-sê. Lá thư thứ nhất. Đêm 15 sáng 16 tháng tư —Thứ 2. Đêm 25 —Thứ 3 và thứ 4. Đêm 5 tháng năm và đêm 15 tháng năm. Thứ 5 và nổ. Đêm 25 tháng năm”.


Trước hết anh nhận thấy theo ngày ghi thì đêm đầu tiên tức là đêm mai, và những đêm đó đều cách nhau 10 hôm. Ngoài ra anh thấy chữ viết giống chữ ở tờ bản thảo. Tờ bản thảo đó anh có trong lúi, kẹp trong sổ tay. Như vậy anh có thể đối chiếu hai thứ: chữ và hai tờ giấy kẻ ô vuông. Anh lấy sổ tay, mở ra. Tờ bản thảo không còn nữa ! Anh nói, rít trong hai hàm răng: «Thế này thì gớm thật !». Đồng thời anh nhớ rất rõ là sáng nay trong lúc anh nói điện thoại với Madơru, anh để cuốn sổ tay trong túi áo khoác ngoài, và áo khoác ngoài thì để trên ghế ở gần gian buồng. Trong khi đó cô Lơvatxơ, chẳng có lý do gì, cứ lẩn quẩn quanh phòng làm việc. Cô ta làm gì ?


Anh giận sôi lên, tự nhủ thầm: «Cái con quái này ! Nó đang chơi mình đây ! Nước mắt, những điệu bộ ngay thật, những kỷ niệm buồn rầu... Toàn chuyện láo ! Con này cùng nòi cùng bọn với mụ Fauvin, với thằng Gattông-Xôvơrăng, đều là quân nói dối, quen đóng kịch trong từng động tác, trong từng giọng nói ngây ngô”.


Anh đã toan làm cho cô ta bẽ mặt. Bằng chứng lần này không thể chối cãi nổi. Nó sợ cuộc điều tr.a sẽ dính tới nó không để cho tờ bản thảo rơi vào tay địch thủ. Không nghi ngờ gì nữa, nó chính là một tên tòng phạm tay sai của những kẻ âm mưu vụ Moocninhtôn, và đang tìm cách khử anh. Mà biết đâu chính nó lại chả là tên trùm điều khiển cả băng cướp này, tên trùm táo bạo thông minh, dắt dẫn cả bọn đi tới mục đích đen tối trong mưu đồ của chúng ? Mà thực ra nó được tha hồ tự do hành động. Nó lợi dụng đêm tối để ra khỏi khách sạn một cách dễ dàng, và trở về mà không ai kiểm tr.a được sự vắng mặt của nó. Cho nên hoàn toàn có khả năng là nó có mặt với đồng bọn trong đêm giết ông Hippôlit-Fauvin và con trai ông. Hoàn toàn có khả năng là nó đã tham gia vụ ám sát, và cái chất độc tiêm vào hai nạn nhân cũng do bàn tay nó, cái bàn tay nhỏ nhắn kia, đang ôm mái tóc vàng, cái bàn tay trắng trẻo và xinh xắn kia !


Anh rùng mình, nhẹ nhàng để trả tờ giấy vào trong cuốn sách giả, để cuốn sách vào chỗ, và đi đến gần người phụ nữ. Rồi đột nhiên, ngắm phía dưới khuôn mặt nàng, anh chú ý đến hình dáng của hàm răng, và anh đoán... Ừ ! Biết đâu ! Anh muốn vành ngay đôi môi của nàng ra để nhìn hàm răng. Cái hàm răng mà anh chưa trông thấy ấy, biết đâu chả là hàm răng đã cắn in vết vào quả táo. Những chiếc răng cọp, những chiếc răng của con thú dữ, là của nàng đây hay là của người phụ nữ kia ? Giả thiết mơ hồ, vì những vết răng đã được xác định là của Mari-An-Fauvin. Nhưng dù mơ hồ thì đã đủ để gạt bỏ giả thiết chưa ?


Sợ những tình cảm, suy nghĩ đang lộn xộn trong anh có thể làm anh tự phản lại anh, anh chấm dứt cuộc trao đổi, nói với cô bằng một giọng dứt khoát, mệnh lệnh:


«Tôi quyết định cho tất cả những người nhà trong nhà này thôi việc, cô thanh toán tiền lương và mọi khoản phụ cấp cho họ. Có một người làm khác sẽ đến trình diện tối nay, cô sẽ tiếp nhận anh ta». Nàng không phát biểu gì. Anh ra khỏi phòng nàng, mang theo một cảm giác rất khó chịu về quan hệ giữa anh với Ph"lôrăngxơ.


Không khí giữa hai người cứ nặng nề và ức chế như vậy. Những lời nói hình như không phản ánh đúng ý nghĩ thầm kín. Những hành động không khớp với lời nói. Phải chăng trong tình hình này thì cách giải quyết là khó nhất, là cho cô Ph" lôrăngxơ-Lơvatxơ thôi việc ngay lập tức ? Thế nhưng Đông Luy không nghĩ đến chuyện đó.


Vừa về tới văn phòng, anh gọi dây nói ngay với Madơru, và nói nhỏ để gian bên cạnh không thể nghe thấy:
- Madơru đấy à ?.
- Vâng !
— Có phải ông quận trưởng đã để anh thuộc ta toàn quyền sử dụng không ?


— Vâng.


— Thế thì anh bảo với ông quận trưởng là ta đã đuổi tất cả những người nhà, là ta đã cho anh biết tên từng đứa, và giao anh nhiệm vụ phải giám sát chúng ngặt nghèo. Trong bọn chúng nó ta sẽ tìm ra tên đồng lõa của Xôvơrăng. Việc khác: anh xin ông quận trưởng cho phép chúng ta, ta và anh, ngủ đêm tại nhà kỹ sư Fauvin.


— Thôi, thầy ơi ! Ngủ tại nhà ở phố Xuýt-sê ấy ư ?
— Chứ sao ? Ta có đủ lý do để tin chắc là sẽ có chuyện xảy ra ở đó
— Chuyện gì ?


— Chưa rõ chuyện gì, nhưng thế nào cũng có chuyện. Ta khẩn thiết yêu cầu đấy ! Đồng ý chứ ?


— Vâng, thưa thầy ! Nếu không có ý kiến gì khác phải báo lại với thầy, thì thầy trò ta hẹn gặp nhau 9 giờ tối nay tại phố Xuyt-sê.


Ngày hôm ấy Đông Luy không gặp mặt cô Lơvatxơ. Buổi chiều anh rời khách sạn, đi đến cơ quan dịch vụ, lựa chọn một số người hầu, lái xe, đánh xe ngựa, hầu phòng, nấu bếp, v.v... Rồi anh đến một thợ ảnh thuê chụp rửa thêm một tấm ảnh của cô Lơvatxơ, tự anh sửa đi rất khéo để ông quận trưởng không nhận ra sự thay đổi. Anh dùng bữa ở tiệm ăn. 9giờ tối anh đến gặp Madơru.


Từ khi xảy ra vụ ám sảt hai người, ngôi nhà ông Fauvin được giao nhân viên bảo vệ canh gác. Các cửa, các ổ khóa đều được niêm phong, trừ cái cửa phía trong của xưởng được giao chìa khóa cho lực lượng cảnh sát để phục vụ nhu cầu điều tra.


Gian phòng rộng vẫn giữ tình trạng như cũ, tuy nhiên những giấy má được lấy đi hoặc được cất xếp. Trên bàn làm việc không còn sách vở gì nữa. Dưới ánh sáng đèn điện đã thấy có lớp bụi mỏng trên tấm da và khung gỗ của mặt bàn.


Khi hai người đã vào trong gian phòng, Đông Luy nói: "Thế nào, Alếchdăng ! Anh thấy thế nào ? Ta gặp lại nhau ở đây cũng lý thú đấy chứ ? Mà lần này thì không còn cửa chắn, rào ngăn, không còn then chốt nữa. Nếu đêm 15 sáng ngày 16 tháng tư này chuyện gì xảy ra thì ta đừng làm cái gì cản trở, cứ để cho họ tự do. Cho họ tiến bước trước”.


Tuy nói đùa vui như thế, nhưng Đông Luy không thể không có ấn tượng đặc biệt khi nghĩ đến vụ ám sát hai nhân mạng mà anh không ngăn cản nổi, đến hình tượng khủng khiếp của hai xác ch.ết, rồi đến cuộc đấu kịch liệt với bà Fauvin, đến việc bà ta bị bắt.


Anh bảo Madơru: “Anh hãy nói chuyện về bà Fauvin đi ! Bà ta định tự sát à ?”


— Vâng. Mà là một kiểu tự “sát đáng kinh sợ: thắt cổ bằng các dây vải xô ở tấm ra trải giường và ở quần áo. Người ta đã phải làm hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại. Theo người ta nói thì bây giờ tính mạng bà ta không có gì đáng lo nữa, nhưng phải theo dõi bà ta rất cẩn thận,vì bà ta nói sẽ thực hiện lại việc tự sát.


— Mụ ấy không có một lời thú nào ư ?
— Không, và chỉ một mực kêu là vô tội.
- Dư luận ở tòa, ở quận như thế nào ?


— Thưa thầy, thầy bảo làm thế nào mà thay đổi được dư luận đối với bà ta ? Tất cả mọi điểm đều làm rõ tội trạng. Nhất là khi người ta đã khẳng định chỉ có bà ta lấy quả tảo, và lấy giữa khoảng thời gian giữa 11 giờ đêm và 7 giờ sáng. Mà vết răng thì rõ ràng là răng bà ta. Thầy có nghĩ rằng trên đời có thể có hai hàm răng giống hệt nhau không ?


— Không, không... Đông Luy vừa nói vừa nghĩ đến Ph"lôrăngxơ Lơvatxơ, tình huống như vậy không thể nào cho phép một lập luận khác được. Đó là một việc rõ như ban ngày, vết răng đó cũng coi như bị bắt quả tang. Nhưng trước tình hình như vậy mà sao lại có...


— Có cái gì hả thầy ?


— Không có gì... Chỉ là một ý nghĩ lo lắng... Anh thấy không ? Bao nhiêu sự việc trùng hợp, bao nhiêu mâu thuẫn lạ lùng... Toàn là những cái rất khác thường làm cho ta không dám nhắm mắt tin vào sự thật, vì biết đâu sự thật đó ngày mai chả bị phá sản ? Chuyện giữa hai người kéo dài khá lâu, nghiên cứu lật đi lật lại các mặt của vấn đề. Khoảng nửa đêm họ tắt đèn trần. Và giao ước với nhau, cắt canh, người thức người ngủ. Những giờ ban đêm lần lượt trôi qua, không khác gì đêm thức các đầu tiên. Cũng tiếng xe cộ đi về đêm khuya, cũng tiếng còi tàu, cũng là sự yên tĩnh. Qua đêm không xảy ra chuyện gì. Trời rạng sáng. Phiên Đông Luy thức gác. Trong gian phòng anh chỉ nghe tiếng ngáy đều đều của Madơru.


Anh tự hỏi: «Có lẽ ta lầm chăng ? Những chữ ghi trong cuốn sách của Sếch-pia còn có nghĩa nào khác chăng ? Hay đây là những sự việc đã xảy ra từ năm ngoái, ở cùng giờ, cùng ngày tháng này ?».


Dù sao anh vẫn cứ thấp thỏm lo sợ trong khi ánh sáng rạng đông đã xuyên qua các khe cửa mở hé. 15 hôm trước đây cũng không có dấu hiệu gì báo trước trong đêm, nhưng khi ngủ dậy thì anh đã thấy hai xác ch.ết kề bên anh.


7 giờ sáng. Anh gọi: «Alếchdăng !».
— Thầy gọi tôi ạ ?
— Anh vẫn sống đấy chứ ?
— Hơ ! Thầy nói gì vậy ? Sao lại ch.ết được ? Tôi vẫn sống, thưa thầy !
— Chắc chắn vẫn sống đấy chứ ?


— Ơ ! Thầy hay nhỉ ! Sao người ch.ết lại không phải là thầy ?
— Rồi cũng đến lượt ta thôi ! Những quân kẻ cướp có tầm cỡ này sẽ không chộp hụt ta mãi đâu !


Họ nhẫn nại canh gác thêm một giờ nữa. Rồi Perenna mở rộng một cửa sổ và nối: «Này, Madơru ! Anh không ch.ết nhưng tái mét. Anh sợ à ?».


— Vâng, xin thú thực, trong khi thầy ngủ, tôi gác, tôi chỉ lẩn quẩn quanh thầy vì tôi sợ lắm ! Sợ rởn tóc gáy. Lúc nào tôi cũng tưởng như có cái gì sắp xảy ra. Nhưng kia thầy ! Sao tôi thấy thầy cũng không bình thường ? Thầy cũng sợ à ?


Madơru ngừng nói vì thấy Đông Luy có nét mặt ngơ ngác lạ lùng.
— Thầy làm sao thế ? Có cái gì thế ?
— Nhìn trên mặt bàn kia ! Cái lá thư kia...


Madơru nhìn: đúng, trên bàn có một lá thư, một bưu thiếp thì đúng hơn, chỗ răng cửa đã mở, và bên ngoài là địa chỉ, tem và dấu của bưu điện.
— Mày để cái thư này ở đây đấy à, Alếchdăng ?


— Thầy đùa làm gì thế ? Người để cái thiếp đây không ai khác là thầy.
- Thế không phải mày thật à ?
— Nhưng thế thì...


Đông Luy cầm tấm bưu thiếp xem. Anh nhận thấy địa chỉ và dấu bưu điện đã bị cạo đi để xóa tên và địa chỉ người nhận thư, nhưng nơi gửi về ngày tháng thì vẫn rất rõ: «Pari, 4 tháng giêng 1919».


Anh nói: «Như vậy thư này cách đây đã tháng rưỡi". Anh lật, đọc bên trong gồm độ 12 dòng. Và bất giác anh kêu lên: «Chữ ký của Hippôlit Fauvin !».


Madơru nói thêm: «Và cả chữ nữa ! Tôi nhận ra chữ ông ta rồi ! Không thể lầm được. Thế nghĩa là thế nào ? Một lá thơ do Hippôlit Fauvin viết, ba tháng trước khi...


Perenna đọc to: «Bạn thân mến ! Than ôi ! Tôi không thể khẳng định được vấn đề tôi viết cho anh hôm trước: Âm mưu đang xiết lại dần. Tôi chưa rõ kế hoạch của họ và cũng chưa biết họ sẽ thực hiện ra sao, nhưng tôi biết rõ lúc cởi nút vấn đề đã đến gần. Tôi đọc thấy thế trong cặp mắt của nàng. Đôi khi nàng nhìn tôi một cách dị thường, ôi ! Thật là: xấu xa ô nhục ! Ai dám ngờ rằng nàng có thể... Tôi rất đau khổ, anh bạn thân mến ạ !».


Madơru nói: «và bức thư do Hippôlit Fauvin ký tên... Tôi bảo đảm với thầy là bức thư do chính ông ta viết... viết ngày 4 tháng giêng năm nay, gửi cho một người bạn mà chúng ta không biết tên, nhưng nhất định chúng ta tìm ra được. Chắc chắn như đinh đóng cột. Và người đó sẽ cung cấp cho chúng ta những bằng chứng cần thiết.


Madơru hăng lên: «Mà chúng ta chẳng cần bằng chứng nào khác ! Bằng chứng đây rồi ! Do chính ông Fauvin cung cấp: “Lúc cởi nút vấn đề đã đến gần. Tôi đọc thấy thế trong cặp mắt của nàng”. Nàng tức là vợ ông, tức là Mari-An-Fauvin. Lời nói của người chồng xác nhận những điều mà chúng ta biết về mụ này. Thầy thấy thế nào ?


Đông Luy lơ đãng đáp: « Anh có lý... có lý. Lá thư này là rõ ràng, có điều... Anh nói tiếp:


— Có điều là ai mang đến đây ? Phải có người vào trong gian phòng này, đêm qua, trong khi chúng ta đều ở đây. Nhưng có thể thế được không ? Vì ít nhất thì chúng ta cũng nghe thấy chứ ? ...Đó là điều làm ta kinh ngạc.


— Vâng thực thế ...


— Cách đây 15 hôm, sự kiện cũng lạ lùng. Nhưng dù sao thì chúng ta hôm ấy cũng ở một phòng khác, còn sự kiện thì xảy ra ở đây. Đến như hôm nay cả hai chúng ta cùng ở đây, gần cái bàn này, mà tối qua thì trên bàn không có mảnh giấy nào. Nhưng sáng nay ta thấy lá thư.


Hai người nghiên cứu rất kỹ lưỡng các nơi trong nhà nhưng không thấy một dấu vết gì mở đường cho việc điều tra. Họ đi xem xét khắp các xó xỉnh của ngôi nhà và chắc chắn không có thể ẩn nấp được. Mà dù có người ẩn nấp thì vào sao được gian phòng mà không làm cho họ chú ý ? Vấn đề không giải thích nổi.


Cuối cùng Đông Luy nói: «Thôi, đừng tìm hiểu thêm nữa, chẳng ra manh mối gì đâu. Những chuyện như chuyện này rồi, có ngày ánh sáng sẽ lọt vào một khe kẽ nào đó và sự thực sẽ lóe lên dần dần. Bây giờ anh đưa ngay lá thư này cho ông quận trưởng. Kể lại ông ấy nghe việc canh gác đêm của chúng ta, và xin ông ấy cho phép chúng ta lại đến ngủ ở đây đêm 25 sáng 26 tháng tư sắp tới. Đêm đó sẽ lại có chuyện mới. Ta rất muốn biết đêm đó sẽ có lá thư thứ hai do thanh tr.a nào đưa đến cho ta không»


Hai người đóng các cửa của ngôi nhà và đi ra. Họ đi sang phía phải để tới phố Muy-et thuê ô rô. Khi vừa tới đầu phố Xuyt-sê, ngẫu nhiên Đông Luy quay mặt nhìn ra lòng đường. Đúng lúc đó một người đàn ông đi xe đạp, vượt họ. Đông Luy chỉ kịp nhìn thấy bộ mặt nhẵn nhụi, đôi mắt nảy lửa nhìn vào anh. Anh kêu lên: «Coi chừng» và đẩy Madơru rất mạnh khiến Madơru loạng choạng, mất thăng bằng.


Người kia dang thẳng tay một khẩu súng ngắn. Một tiếng nổ. Đông Luy kịp cúi rất nhanh. Đạn vèo qua tai.
Đông Luy thét lớn: «Chúng ta đuổi gấp ! Anh không bị thương chứ, Madơru ?».
— Thưa thầy không !


Cả hai lao theo, vừa chạy vừa gọi người ứng cứu. Nhưng buổi sáng sớm, trong phố rộng này ít người qua lai. Người kia đạp dần lên. Xa xa, đến phố Ốctavơ-phơi-ê thì ngoặt và mất hút.


Đông Luy rít lên: "Đồ chó má ! Tao sẽ có dịp tóm được mày». Anh thôi không đuổi theo nữa vì biết đuổi cũng vô ích.
Madơru hỏi: «Thầy có nhận ra nó là thằng nào không ?.»


— Nhận ra ! Chính là thằng can gỗ mun. Nó cạo nhẵn hết râu nhưng ta vẫn nhận ra. Chính là cái thằng đã chơi chúng ta một vố sáng hôm qua, ở đầu thang gác nhà hắn, phố Risa—Wanlat, và đã giết ông chánh thanh tr.a Anxơny. Thằng khốn nạn ! Sao nó lại biết được đêm qua ta ngủ ở nhà Fauvin ? Có người theo dõi, rình mò ta ư ? Vì lý do gì ? Bằng cách nào ?


Madơru ngẫm nghĩ và nói: "Thầy có nhớ buổi chiểu hôm qua thầy gọi dây nói đi hẹn gặp tôi. Thầy bảo phải nói nhỏ để không ai nghe thấy được. Biết đâu chả có người đã nghe tiếng ?».


Đông Luy không trả lời. Anh nghĩ đến Ph‘lôrăngxơ.


Buổi sáng hôm ấy cô Lơvatxơ không đem công văn giấy tờ đến cho Đông Luy và anh cũng không gọi cô đến văn phòng. Nhìn ra, mấy lần anh thấy cô sai bảo những người nhà mới. Rồi chắc là cô trở về phòng riêng nên anh không thấy cô nữa.


Buổi chiều anh dùng xe hơi, bảo lái xe đưa đến ngôi nhà phố Xuyt-sê để cùng với Madơru theo lệnh ông quận trưởng, tiếp tục điều tr.a sự việc, nhưng không có kết quả gì. 6 giờ thì ra về. Madơru và anh cùng ăn cơm.


Đến tối, anh muốn đích thân xem xét nhà của người có can gỗ mun, anh lại dùng ô-tô, vẫn có Madơru cùng đi. Anh cho lái xe biết địa chỉ ở phố Risa—Wan-lat. Xe đi qua sông Xen rồi đi dọc bờ bên phải. Anh bảo lái xe: «Tăng tốc độ lên. Tôi quen đi nhanh ».


Madơru nói: «Đi nhanh quá thế nào cũng có ngày xảy ra tai nạn, thưa thầy ! ».
— Không có gì nguy hiểm cả—Đông Luy đáp—tai nạn ô tô chỉ dành cho những thằng ngốc thôi.


Xe tới quảng trường An-ma. Xe vừa chớm rẽ trái thì Đông Luy hét: « Đi thẳng ! Đi lên theo đường Trô- cađêrô ».


Lái xe vội lấy lại tay lái. Nhưng ngay lập tức, vẫn với tốc độ nhanh, xe loạng choạng ba bốn cái nhảy lên vỉa hè, đâm vào một cây lớn và đổ lật.


Vài giây sau, một số người đi đường chạy tới. Họ đập kính và mở cửa xe. Đông Luy chui ra ngay. Anh nói: "Tôi không việc gì cả. Còn anh, Alêchdăng, anh có sao không ?”


Họ kéo viên cai ra. Anh chỉ xây xát, có đau nhưng không có thương tích nặng. Riêng anh lái xe bị bắn ra khỏi xe, nằm sóng soài bất động trên vỉa hè, đầu bê bết máu. Mọi người khiêng anh vào một hiệu thuốc gần đấy nhưng chỉ mười phút sau anh tắt thở.


Madơru đi theo nạn nhân đến hiệu thuốc. Sau khi uống liều thuốc an thần vì bị choáng váng, quay trở về chỗ tai nạn, anh thấy hai cảnh binh đang xem xét hiện trường và hỏi han các nhân chứng. Còn thầy anh thì không có mặt ở đấy.


Perenna vừa nhảy lên một tắc-xi, bảo chạy thật nhanh về nhà anh. Tới nơi, anh xuống xe, đẩy cổng, chạy vào, qua sân, theo hành lang dẫn tới phòng cô Lơvatxơ. Anh gõ cửa và xô vào, không đợi trả lời. Anh vào gian tiếp khách. Ph‘lôrăngxơ từ trong buồng ra. Anh đẩy cô vào phòng khách và nói với một giọng bực bội, khinh mạn: «Xong rồi ! Tai nạn đã xảy ra ! Đây là một việc có chuẩn bị trước. Vì ban chiều lúc tôi lấy xe đi thì lũ người nhà đã về hết, nên không phải chúng làm. Chỉ có trong khoảng từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối là có người đã lẻn vào nhà để xe, dũa mòn vẹt thanh định hướng của lái”.


Nàng sợ hãi, ngơ ngác, kêu lên: "Tôi không hiểu... Tôi không hiểu...».


— Cô thừa hiểu là tên đồng lõa của bọn cướp không thể nằm trong đám gia nhân mới, và cô cũng thừa hiểu là tai nạn nhất định phải xảy ra, và đã xảy ra, vượt quá mong muốn. Có một nạn nhân đã ch.ết thay tôi.


— Xin ông hãy nói rõ... Ông làm tôi sợ quá ! Tai nạn gì ? Ai làm sao ?
— Ô tô bị đổ lật chổng vó. Người lái xe ch.ết.
— Ôi ! Thật là khủng khiếp ! Người lái xe tội nghiệp...


Tiếng nàng yếu, nhỏ đi. Nàng đứng trước một Perenna đang hằn học với nàng. Nàng tái xanh người, rời rã, nhắm mắt và loạng choạng.


Anh đỡ nàng trong vòng tay đúng lúc nàng sắp ngã xuống. Nàng muốn gỡ ra nhưng không đủ sức. Anh đặt nàng nằm lên ghế bành, còn nàng thì rên rỉ nhắc đi nhắc lại: «Anh xe đáng thương ! ..Anh lái xe đáng thương !”


Một tay anh cầm khăn lau mồ hôi ướt đẫm trán nàng và chảy xuống đôi má xanh ngắt. Có lẽ nàng mê man nên không một chút phản ứng đối với sự chăm sóc của Perenna. Và anh, anh cũng không cử động, mà lo lắng nhìn miệng nàng với đôi môi lúc thường thì rất đỏ, nhưng nay nhợt nhạt như thiếu máu.


Anh lấy hai ngón tay đặt lên hai môi, nhẹ nhàng như nâng cánh hoa, khẽ tách đôi môi rời nhau ra, để lộ hai hàm răng. Hai hàm răng rất đẹp, cả về hình dáng và về màu trắng. Răng có lẽ nhỏ hơn răng bà Fauvin và vành răng lượn rộng hơn. Nhưng biết đâu khi cắn vào quả táo lại chả để lại vết răng giống nhau ? Giả định phi lý. Anh biết thế nhưng bao nhiêu tình huống xảy ra là bấy nhiêu tình huống để qui tội cho nàng và tố cáo nàng là một thủ phạm gan dạ, táo bạo nhất, tàn khốc nhất và đáng kinh sợ nhất.


Nhịp thở nàng đã trở lại điều hòa. Hơi thở đều đều từ miệng nàng toát ra trong sạch thơm như hương hoa. Anh cúi mặt xuống dần, và phải dùng một nghị lực phi thường để không... sát tới miệng nàng, để đặt đầu nàng gối lên đệm của ghế bành, và để tách anh rời khỏi khuôn mặt kiều diễm với đôi môi hé mở.


Anh đứng dậy và đi ra.






Truyện liên quan