Chương 14 : Người thừa hưởng hai trăm triệu

Bốn ngày sau những sự kiện bi thảm nói trên, một buổi tối, một người xà ích già, mặc cái áo choàng rộng, đến gõ cửa ngôi nhà Đông Luy và nhờ chuyển vào một bức thư. Người ấy được đưa vào văn phòng ở tầng gác một. Vừa cởi bỏ cái áo choàng, người ấy chạy bổ tới Đông Luy:


— Thầy ơi ! Lần này thì hỏng bét rồi ! Đây không phải chuyện đùa nữa. Mà thầy nên cuốn gói đi khỏi nơi này cho sớm !
Đông Luy đang ngồi trong cái ghế bành rộng, thư thái hút xì gà trả lời:


- Anh thích hút gì, Madơru ? Thuốc lá hay xì gà ?
Madơru bực mình:
— Thế thầy không đọc các báo chí hay sao ?
—Ồ, rất tiếc... !


— Hèn nào ! Thầy có đọc báo thì thầy mới thấy rõ như tôi, như mọi người, là từ ba hôm nay về cái ch.ết của Mari-An-Fauvin và của người anh họ Gattông- Xôvơrăng, hằng ngày các báo đều đăng bài đúng y hoặc tương tự như thế này:


“Thế là bây giờ ông Fauvin, con trai ông ta, vợ ông ta, và người anh họ ông ta Gattông-Xôvơrăng đều đã ch.ết cả ! Không còn cái gì ngăn cách giữa Đông Luy-Perenna với cái gia tài của Cốtmô-Moocninhtôn nữa ! Tất nhiêu vụ nổ ở phố Xuyt-sê và những bức thư tố giác của kỹ sư Fauvin sau khi ch.ết có gây dư luận và phản ứng của công chúng đối với lão Fauvin đáng kinh tởm, và mọi người đã khen tài năng của thầy. Nhưng có một việc át mọi xì xào bàn tán đó. Tức là bây giờ cả ba ngành gia đình Rutxen đã ch.ết hết rồi, thì còn lại ai ? Còn Đông Luy-Perenna. Không còn những người thừa kế đương nhiên, thì ai sẽ thay thế để thừa kế ? Đông Luy Perenna».


— Ồ, ta gặp vận đỏ quá nhỉ !




—Đấy, thưa thầy, công chúng nói như vậy đó. Người ta cho rằng cả một loạt những tội ác đã xảy ra không phải là những trùng hợp ngẫu nhiên, mà trái lại, do một ý chí chỉ đạo, bắt đầu từ việc ám sát Cốtmô-Moocninhtôn và kết thúc bằng cuỗm được món kếch xù hai trăm triệu. Người ta gán cái ý chí này cho một người mà họ đã nắm trong tầm tay, một người phi thường, thường giành thắng lợi nhưng lưu tiếng xấu, khả nghi và bí mật, vạn năng và ẩn hiện khôn lường, là bạn chí thiết của Cốtmô-Moocninhtôn, đã từ đầu chỉ đạo mọi sự kiện, đã trù định, đã buộc tội, đã gây bắt bớ, đã tổ chức cho tẩu thoát... nói tóm lại, đã thao túng toàn bộ vụ việc gia tài Cốtmô-Moocninhtôn, để cuối cùng, do cái lợi cá nhân thúc đẩy, xơi tái hai trăm triệu. Con người ấy là Đông Luy-Perenna mà chẳng phải ai khác là Acxen-Luypanh, còn người không tin cậy được, con người có họa là điên thì mới làm ngơ trước một mối lợi kếch xù.


— Xin cám ơn !


—Thưa Thầy, tôi xin nhắc lại lời đồn đại của quảng đại công chúng là như vậy. Nếu Mari-An-Fauvin và Gattông-Xôvơrăng còn sống thì người ta chưa nghĩ nhiều đến vai trò thừa tự toàn hưởng và thừa tự dự phòng của thầy. Nhưng bây giờ cả hai người kia đều đã ch.ết. Cho nên công chúng không thể không nhận thấy sao cái ngẫu nhiên lại cứ ủng hộ một cách kỳ lạ những mối lợi của Đông Luy- Perenna. Hẳn thầy nhớ về mặt pháp lý, có câu được coi là định lý không cần chứng giải: “Thủ phạm là người trục lợi được nhiều nhất từ những việc hắn làm». Khi không còn ai là người họ Rutxen làm thừa kế thì ai trục lợi được nhiều nhất ? — Đông Luy-Perenna !


— Quân kẻ cướp !


— Thưa thầy, “quân kẻ cướp» là ba tiếng mà Vơ-be thường hét lên trong hành lang của quận cảnh sát và của sở an ninh. Thầy là quân kẻ cướp và Ph‘lô- răngxơ-Lơvalxơ là đồng lõa của thầy. Và ít khi có người dám phản đối. Ông quận trưởng ư ? Tất nhiên ông ấy vẫn nhớ ơn thầy đã hai lần cứu mạng, như những việc mà thầy đã làm cho ông ta và cho pháp luật, và ông ấy luôn luôn sẵn sàng công bố giá trị những việc đó. Ông ấy luôn luôn xin ý kiến ông Chủ tịch Hội Đồng Valănggiây là ô dù của thầy. Đã đành như vậy... Nhưng không phải chỉ có ông quận trưởng ! Không phải chỉ có ông Chủ tịch Hội Đồng ! Mà còn có cơ quan an ninh, có tòa án, có các thẩm phán, có các báo chí và nhất là có dư luận công chúng mà ta phải làm thỏa mãn và đang chờ đưa ra thủ phạm. Thủ phạm đó chỉ có thể là Thầy hoặc là Ph’lôrăngxơ - Lơvatxơ. Hay nói đúng hơn, là cả thầy và Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ.


Đông Luy không một chút nao núng. Madơru lải nhải thêm một lúc. Nhưng vẫn không được thầy trả lời, y phác một cử chỉ thất vọng:


— Thầy ơi ! Thầy có biết thầy đã đẩy tôi đi tới đâu không ? Tôi phải phản bội nhiệm vụ của tôi ! Và nói cho thầy biết như thế này: Sáng mai thầy sẽ nhận được giấy gọi của thẩm phán. Sau khi hỏi cung, dù khẩu cung là thế nào, thì người ta cũng dẫn thầy vào đề lao. Lệnh tống giam đã ký rồi. Đó, những kẻ thù của thầy đã đạt tới mức độ như thế đó.


— Ghê nhỉ !


—Chưa hết ! Vơbe đang nóng lòng sốt ruột trả thù thầy, nên y đã xin phép được giám sát chặt chẽ ngôi nhà này, để thầy, cũng như Ph‘lôrăngxơ, không ai trổn thoảt được. Trong một tiếng đồng hồ nữa, hắn và các thuộc hạ sẽ tới đây. Vậy thầy tính sao ?


Vẫn với dáng điệu chậm chạp uể oải, Đông Luy ra hiệu, bảo Madơru:
— Anh cai ! Anh thử nhìn dưới cái ghế tràng kỷ, giữa hai cửa sổ, xem có cái gì ?


Đông Luy nói với vẻ rất nghiêm túc. Madơru nhìn theo lời: Dưới gầm ghế là một cái va li.


— Này anh cai ! Trong 10 phút nữa, sau khi tôi đã cho người nhà đi ngủ, thì anh mang cái va li này đến phố Ri-vô-li, số nhà 113 bis. Tôi lấy tên là ông Lo-cốc đã thuê một gian ở đó.
— Thưa thầy, thế là thế nào ạ ?


— Thế có nghĩa là từ ba hôm nay ta chờ mãi chưa có được ai là người đáng tin cậy để giao cái va li này. Cho nên ta đợi anh đến thăm ta.
Madơru bối rối, nói lắp bắp:
— À ra thế ! Nhưng...


—À ra thể ! Nhưng... làm sao ?
—Như vậy là thầy đã có ý định... chuồn I


—Chứ sao nữa ! có điều là không làm gì phải vội vàng. Ta đã gài anh vào cơ quan an ninh là cốt để biết mọi người có âm mưu gì đối với ta. Bây giờ biết có nguy hiểm đang đe dọa nên ta phải chuồn.


Madơru càng thêm ngơ ngác. Đông Luy vỗ vai y và nói với vẻ nghiêm trang:


—Cho nên, anh thấy không, anh cai ? Làm gì mà anh phải cải trang thành anh xà ích ? Làm gì mà anh phải phản bội nhiệm vụ ? Đừng bao giờ phản bội nhiệm vụ, anh cai ạ ! Anh cứ tự vấn lương tâm, chắc chắn nó sẽ bảo là anh vẫn trung thành, xứng đáng với nhiệm vụ.


Đông Luy đã nói đúng sư thật. Biết rằng cái ch.ết của MariAn-Fauvin và của Gattông-Xôvơrăng sẽ làm thay đổi tình thế, anh đã thấy khôn hơn hết, là anh nên lẩn tránh đi. Anh chưa vội lẩn tránh ngay vì anh còn mong nhận được tin tức của Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ, hoặc bằng thư, hoặc bằng điện thoại. Nhưng cô ta vẫn im hơi lặng tiếng, thì không có lý gì Đông Luy lại để cho mình có thể bị bắt giữ vì bị nghi ngờ do diễn biến của các sự kiện gây nên.


Dự kiến của anh đã đúng. Hôm sau, Madơru đến nhà phố Ri-vô-li, vui vẻ nói với anh:


— Thầy thoát nạn rồi ! Sáng sớm nay Vơbe mới biết con chim đã bay mất rồi. Hắn càng thêm giận dữ. Phải thú thật là tình thế cũng ngày cũng rối rắm. Ở quận không ai hiểu ra sao cả. Họ không biết có nên tiếp tục đeo đuổi Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ nữa không ! Vâng ! Thầy cứ đọc báo thì rõ. Ông dự thẩm cho rằng việc ông Fauvin tự sát và giết con trai ông ta không dính dáng gì đến Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ. Đối với ông ta, về mặt này thế là dứt khoát. Ông dự thẩm buồn cười thật ! Thế còn cái ch.ết của Gattông- Xôvơrăng thì chả rõ như ban ngày là có bàn tay của Ph’lôrăngxơ hay sao ? Và cả những việc khác nữa ! Chả phải người ta đã tìm thấy ở nhà con bé, cuốn sách Sếch-pia và những tài liệu về cách bố trí của ông Fauvin đối với những bức thư và vụ nổ đó sao ? Và còn...


Madơru tịt mất, vì thấy cái nhìn của Đông Luy rõ vàng có ý nghĩa không bao giờ buông trôi được cô Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ. Dù là thủ phạm hay không, cô ấy vẫn làm cho thầy anh say mê say mệt. Madơru nói tiếp.


— Thôi được rồi ! Tôi không nói chuyện ấy nữa. Rồi thầy xem ! Rồi đây sự thật sẽ chứng minh điều tôi nói.


Nhiều ngày trôi qua. Madơru rất hay đến thăm Đông Luy hoặc gọi dây nói tới anh, báo anh biết mọi tình tiết về hai cuộc điều tr.a ở Xanh-Lada và ở cơ quan y tế. Hai cuộc điều tr.a đều uổng công. Những lời của Đông Luy nói về cái đèn trần và về việc tự động xuất hiệu các lá thư, thì được mọi người công nhận là đúng, nhưng việc điều tr.a về hai cái ch.ết tự sát thì không ra manh mối gì. Ngoài ra người ta còn lập luận rằng, trước khi bị bắt, Xôvơrăng, qua con đường một nhà thầu của cơ quan y tế, đã liên hệ được với Mari-An. Cho nên có thể giả định là lọ thuốc độc và cái ống tiêm cũng bằng con đường ấy mà tới tay Mari-An. Không có gì đảm bảo chắc chắn như vậy, cũng như không hiểu bằng cách nào mà các mẩu trích báo nói về việc tự sát của Mari An.Fauvin lại đến tay Gattông-Xôvơrăng được !


Và điều bí mật đầu tiên vẫn tồn tại, tức là những vết răng in trên quả táo. Theo bản trần thuật của ông Fauvin sau khi ch.ết thì không có quy kết việc này nhưng những vết răng ở quả táo, “những vết răng cọp» thì rất đúng là của Mari-Ari-Fauvin. Thế là thế nào ?..


Tóm lại như Madơru đã nói, mọi người đang lặn ngụp, lặn ngụp đến mức ông Đétmaliông, theo quy định của bản chúc thư, phải tổ chức họp những người thừa kế của Moocninhtôn sau khi ông này “ch.ết được ba bay bốn tháng”, thì đột nhiên bây giờ ông quận trưởng quyết định triệu tập họp ngay trong tuần sau, tức là ngày 9 tháng sáu, để thanh toán xong cái việc lôi thôi rắc rối, làm cho pháp luật chỉ thấy nghi ngờ và lo lắng. Hôm họp sẽ tùy theo tình hình mà quyết định ai là người thừa kế, hưởng gia tài. Rồi xếp vấn đề lại, cho dần dần yên ắng cái vụ đại rắc rối về gia tài Moocninhtôn này. Rồi cái bí mật về «những chiếc răng cọp» cũng dần dần quên đi...


Có điều rất lạ lùng, là sắp tới một cuộc họp mà chắc chắn sẽ rất sôi động, gay gắt, mọi người đều nôn nóng như lên cơn sốt, thế nhưng Đông Luy vẫn điềm nhiên ngồi trong một ghế bành đặt ngoài bao lơn nhà phố Rivôli, giết thời giờ bằng hút thuốc lá, hút xì gà, hoặc thổi bong bóng xà phòng cho theo gió bay về phía cung điện Tuy-lơ-ri.


Madơru chẳng còn hiểu ra sao nữa:
— Thầy ! Thầy làm cho tôi rất ngạc nhiên ! Sao thầy có vẽ bình thản, vô tư đến thế ?
— Ừ, ta rất bình thản và vô tư.


— Thế thầy ngán vụ này rồi hay sao ? Thầy không nghĩ đến trả thù cho bà Fauvin và Xôvơrăng nữa hay sao ? Người ta công khai buộc tội thầy, mà thầy ngồi thổi bong bóng xà phòng !


— Vấn đề vẫn làm ta thích thú và say mê đặc biệt đấy chứ !
— Này thầy ! Thầy có muốn tôi nói thầy biết dư luận mọi người không ? Người ta cho rằng thầy đã nắm được chìa khóa mở màn bí mật !


- Biết gì đâu ? Alếchdăng ?


Không cái gì làm lay chuyển Đông Luy. Những giờ trôi qua…trôi qua.. Anh vẫn không rời vị trí ở bao lơn. Đàn chim sẻ sà xuống nhặt những mẩu bánh do anh ném ra. Người ta cho rằng anh cũng thực sự coi vụ này là đã xong, và mọi việc đang tiến triển rất tốt.


Nhưng... Đến ngày tiến hành cuộc họp. Madơru đến với vẻ hoảng hốt, tay cầm một phong bì:
- Thư gửi cho thầy đấy, thưa thầy ! Ngoài bì đề gửi cho tôi nhưng trong có phong bì nữa, để gửi cho thầy. Thế là thế nào, thưa thầy ?


— Dễ thôi, Alếchdăng ạ ! Kẻ thù biết mối quan hệ thân thiết giữa chúng ta, nhưng không biết địa chỉ của ta.
— Kẻ thù nào ạ ?
— Tối nay ta sẽ nói cho anh rõ.


Đông Luy mở phong bì và dọc những dòng viết bằng mực đỏ như sau:


«Luypanh ! Bây giờ vẫn còn đủ thời gian, hãy rút lui khỏi cuộc chiến. Nếu không thì cái ch.ết sẽ đến với mày. Nếu mày lao vào cuộc chiến, thì lúc mày tưởng đã tới đích, khi tay mày giơ lên với tao và mày kêu to là thắng lợi rồi sẽ chính là lúc vực thẳm mở ra dưới chân mày. Địa điểm đón cái ch.ết của mày đã được lựa chọn, cái bẫy đã giăng. May hãy coi chừng, Luypanh !».


Đông Luy cười:
- Đây rồi ! Dịp tốt đến đây rồi !
— Thầy thấy như thế ư ?
— Chứ gì nữa. Nhưng ai đưa cho anh bức thư này ?


- Ồ, lần này thì chúng tôi gặp may thật sự. Anh nhân viên ở quận nhận lá thư này có nhà ở tại phố Tec-nơ, ngay cạnh nhà người đưa bức thư. Anh ta biết rất rõ người này. Có đúng là may không thầy ?


Đông Luy nhảy cẫng lên, chan chứa niềm vui:
- Nào ! Biết những gì thì nói hết đi ! Mày lượm được nhiều tin tức chứ ?
— Tên đó là một người hầu phòng trong một bệnh viện ở phố Tec-nơ.


— Chúng ta đi ngay, đừng để chậm phút nào.
— Xin thầy ! Người ta sẽ bắt gặp thầy !


— Ồ ! Có sao ! Ta chả có việc gì, cứ phải nghỉ ngơi, ta tưởng phải chờ mãi đến tối nay. Ta biết trước là cuộc chiến sẽ kinh khủng. Nhưng kẻ thù đã phạm một sai lầm, nó đã để lộ vết tích. Thế thì ta không chờ nữa ! Ta phải tiến bước trước. Nào Madơru ! xông vào cọp dữ !


Khi Đông Luy và Madơru tới bệnh viện phố Tec- nơ thì đã một giờ chiều. Một người hầu phòng ra tiếp. Không còn nghi ngờ gì nữa, chắc đó là kẻ đưa bức thư. Trả lời những câu hỏi của Madơru, hắn trả lời đàng hoàng là sáng nay hắn có đến quận.


Madơru hỏi: Ai sai anh đến quận ?
— Dạ, theo lệnh của bà Tu Viện trưởng.
— Bà Tu viện trưởng ?
— Vâng. Bệnh viện này có một phân viện y tế do các bà tu sĩ điều khiển


—Có thể gặp và nói chuyện với bà Tu viện trưởng được không ?
— Chắc là được, nhưng hiện giờ bà ấy không có nhà,
— Bao giờ bà ấy về ?
— Không rõ lúc nào nhưng cũng không lâu.


Anh người nhà đưa hai người vào trong buồng đợi. Thời gian đợi mất độ một tiếng đồng hồ. Trong khi chờ đợi, hai người rất phấp phỏng. Vị tu hành can thiệp vào việc này nghĩa là thế nào nhỉ ? Bà ta giữ nhiệm vụ gì trong vụ này ?


Kẻ ra người vào chăm sóc phục vụ các bệnh nhân. Có các bà phước, có các nữ y tá mặc áo blu trắng bó sát người.
Mndơru thốt lên: Thầy trò ta đến mốc meo lên ở đây mất.


— Mày có việc gì làm sốt ruột ? Người vợ yêu của mày chờ à ?
- Chẳng ai chờ. Chỉ mất thời giờ thôi.
— Ta thì còn chán thời giờ. Đến 5 giờ mới là giờ ông quận trưởng hẹn gặp ta kia mà !


— Thầy nói sao ạ ? Thầy không đùa đấy chứ ? Hẳn là thầy không có ý định đến dự...
— Dự chứ !
— Ô hay ! Thế cái lệnh người ta bắt thầy thì sao ?
— Lệnh bắt à ? Chỉ là tờ giấy lộn.


— Giấy lộn nhưng sẽ trở thành sự thật nếu thầy cố ý buộc luật pháp không thể làm ngơ được. Thầy mà đến đấy thì có khác gì đến để khiêu khích ?


— Và nếu ta không đến thì là một lời thú tội. Một người sắp hưởng hai trăm triệu dại gì mà lại giấu mặt đúng ngày nhận vinh dự lớn ? Ta mà không dự buổi họp này thì ta bị tước hết mọi quyền... Ta sẽ dự.


— Thưa thầy !...
Bỗng ở phía trước hai người có một tiếng kêu như bị bịt lại, và ngay lúc đó một nữ y tá đi qua phòng đợi, bắt đầu chạy, vén một tấm màn che rồi biến mất.


Đông Luy đứng dậy, ngạc nhiên, hơi chần chừ... rồi sau bốn năm giây suy nghĩ, anh lao về phía tấm màn chạy dọc theo hành lang, đứng sững lại trước một cái cửa vừa đóng sập lại bằng cánh bọc đệm da với những bàn tay đang run rẫy. Anh lại mất thèm vài giây lưỡng lự...


Khi anh mở được cánh cửa thì anh đang đứng dưới một cầu thang, có nên đi lên không ? Ở bên phải, cũng cầu thang đó đi xuống tầng ngầm. Anh đi xuống, vào tới một gian nhà bếp, nắm lấy cổ tay chị bếp và hỏi một cách giận dữ: «có một chị y tá vừa ra khỏi đây phải không ?».


— A ! Cô Giec-t"ruyt, nữ y tá mới...
— Phải rồi, phải lồi... Mau lên... Trên kia người ta đang gọi chị ấy... .
— Ai gọi ?
— Con khỉ ! Nói nhanh lên, chị ấy đi lối nào ?
— Lối này. Qua cái cửa này...


Đông Luy lao đi, vượt qua phòng tiền sảnh nhỏ, chạy ra ngoài đường phố Tec-nơ.
Madơru đã chạy theo kịp và kêu lên:
— Thầy chạy ghê quá !


Đông Luy quan sát trên đường phố. Trên quảng trường nhỏ gần đó, quảng trường Xanh-phéc-đi-năng, một xe buýt bắt đầu chuyển bánh. Đông Luy khẳng định:
— Đúng nó ở trong xe đó. Lần này thì ta quyết không buông tha.


Anh gọi một xe tắc-xi:
— Này anh lái ! Bám cái xe buýt kia, cách 50 mét.
Madơru nói với anh: Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ phải không ?
— Phải.


— Con bé ghê gớm thật ! — Marudơ nghiến răng, nói—Và mới nhanh làm sao chứ ! Vậy bây giờ thầy đã nhìn nhận ra thế nào chưa, hay vẫn cứ nhắm mắt...
Đông Luy không nói gì. Madơru tiếp:


— Hẳn thầy đã thấy rõ là sự có mặt của Ph‘lôrăngxơ trong bệnh viện này nó chứng minh, như a + b là chính nó đã ra lệnh cho anh người nhà đưa cái thư này cho tôi, với những lời dọa dẫm thầy. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính Ph"lôrăngxơ-Lơvatxơ đã chỉ đạo toàn bộ vụ này. Hẳn thầy cũng biết rõ như tôi, xin thầy đừng giả vờ nữa ! Từ mười hôm nay, vì quá si mê cô nàng nên thầy cứ cho là nó vô tội, mặc dù đã có bao nhiêu chứng cớ rõ ràng. Hôm nay sự thật đã mở mắt thầy, Tôi cảm thấy chắc chắn như vậy. Tôi không nhầm chứ ? Thầy đã thấy rõ rồi chứ ?


Lần này Đông Luy không phản ứng gì. Nét mặt căng thẳng, đôi mắt nảy lửa, anh theo dõi chiếc xe buýt lúc này đã đậu ở góc phố Hốt-xơ-man.
— Đỗ lại ! — Anh bảo lái xe.


Người phụ nữ trẻ xuống xe buýt. Dù nàng mặc bộ áo y tá nhưng vẫn dễ nhận ra ngay là Ph’lôrăngxơ- Lơvatxơ. Nàng quan sát xung quanh và, như biết chắc không có ai theo dõi, lên một xe ô tô. Xe đi hết phố đó và phố Vườn ươm rồi tới ga Xanh-Lada.


Từ xa Đông Luy nhìn thấy Ph’lôrăngxơ trèo các bậc dẫn tới sân Rô-mơ, và vẫn thấy hút ở đâu một gian, trước cái cửa bán vé. Anh bảo Madaru:


— Anh dùng chứng minh của Sở an ninh, vào hỏi người bán vé xem nó mua vé đi đâu. Nhanh lên, kẻo có người khác lấp lỗ hổng.
Madơru vội làm theo lời thầy và ra trả lời:
— Một vé hạng nhì đi Ru-ăng.


- Lấy cho anh một vé cũng đi Ru-ăng.
Viên cai tuân lệnh. Hai thầy trò hỏi, thì được biết một chuyến tàu nhanh sắp khởi hành ngay. Khi hai người ra tới xe thì thấy Ph‘lôrăngxơ vừa vào một ngăn giữa toa.


Tàu kéo còi. Đông Luy cố đứng lấp và bảo Madơru:


— Lên tàu đi. Tới Ru-ăng, đánh điện về cho ta biết. Tối nay ta sẽ tới chỗ anh. Phải căng mắt ra nhé ! Đừng để nó lọt khỏi tay anh. Nó khỏe lắm đấy, anh biết rồi chứ ?
— Sao thầy không cùng đi với tôi ? Có lẽ nên...


— Không được ! Tàu không đỗ ga nào trước khi tới Ru-ăng. Ta sẽ không trở về kịp. 5 giờ chiều nay bắt đầu họp rồi !
— Thầy vẫn nhất định đến dự buổi họp ?
—Nhất quyết hơn bao giờ hết ! Thôi, đi đi !


Anh đầy Madơru vào toa xe cuối cùng. Tàu chuyên bình và biến trong Átường hang nủi.


Lúc này Đông Luy mới ngồi vật xuống một cài ghế. Trong hai tiếng đồng hồ anh mở các tờ báo ra nhưng chẳng đọc được gì vì tâm trí bị ám ảnh bởi một câu hỏi lại trở lại với anh: Phải chăng Ph‘lôrăngxơ là thủ phạm ?


Đúng 5 giờ chiều cửa văn phòng ông Đetmaliông mở, đón thiếu tá Đattrinhăc, chưởng khế Lơ-pec-tuy, và viên bí thư sứ quán Hoa Kỳ. Đúng lúc ấy một người tạt vào phòng đợi, đưa danh thiếp cho các bảo vệ viên.


Thường trực bảo vệ nhìn qua tấm thiếp, quay lại nhìn nhóm người đang nói chuyện riêng, rồi quay sang hỏi người mới đến:
— Ông không có giấy triệu tập ?
— Không cần. Cứ vào bảo là có Đông Luy đến.


Cả nhóm người như có luồng điện giựt. Một người tách ra, đi tới. Đó là phó phòng Vơ-be.


Hai cặp mắt nhìn nhau soi mói. Đông Luy mỉm cười thân thiện. Phó phòng Vơ-be tái xanh, môi run lên, phải cố gắng lắm mới giữ được bình tĩnh. Bên cạnh hắn, ngoài các nhà báo, còn có bốn nhân viên an ninh.


Đông Luy nghĩ thầm: Hừ ! Đúng những người kia có mặt ở đây là vì mình. Nhưng họ đều ngơ ngác vì không thể ngờ được là mình lại đến đây. Họ sắp bắt mình chăng ?


Vơ-be không động đậy. Cuối cùng nét mặt hắn tỏ ra bằng lòng, chắc là hắn nghĩ: «Dù sao ta cũng nắm được mày đây rồi ! Đừng hòng thoát !“.


Viên bảo vệ trở ra, không nói năng, giơ tay chỉ lối cho Đông Luy đi vào.
Đông Luy đi qua trước mặt Vơ-be với một cái chào duyên dáng, đồng thời gật đâu chào thân thiện các cảnh binh, và đi vào.


Tức thời, thiếu tá bá tước Đattrinhăc chạy vội ra với anh, chìa tay bắt tay anh, chứng tỏ không một lời dị nghị nào làm giảm được lòng tin và quý mến của ông đối với Perenna, người lính lê dương cũ này. Nhưng thái độ dè dặt của ông quận trưởng có ý nghĩa riêng. Ông tiếp lục giở tập hồ sơ, vừa xem vừa nói chuyện nho nhỏ với viên bí thư sứ quán và viên chưởng khế.


Đông Luy nghĩ thầm: Luypanh ơi ! Sẽ có một người ra khỏi phòng này, tay bị đút vào còng, người đó nếu không phải là tên thủ phạm thật sự thì tất phải là chính mày, hỡi Luypanh thân mến và đáng thương ! Hãy hành động cho khéo !...


Anh nhớ lại, từ buổi đầu xảy ra vụ này, khi anh ở trong văn phòng tại ngôi nhà của Fauvin trước mặt các quan tòa, anh đã luôn luôn dưới sự đe dọa bị bắt nếu anh không tìm ra ngay được thủ phạm để giao cho pháp luật. Như vậy là từ đầu đến cuối cuộc chiến đấu, anh luôn luôn vừa phải đương đầu với một kẻ thù không biết mặt mũi ra sao, vừa phải chịu những búa rìu của pháp luật, mà không có cách nào khác để chống đỡ là bằng cách lập được những thành tích, những chiến công cần thiết. Lần lượt, luôn luôn bị tấn công, luôn luôn bị nguy hiểm đe dọa, do những định luật ác nghiệt của cuộc chiến đấu, anh đã đưa xuống vực những người vô tội phải chịu hy sinh là Mari-An và Xôvơrăng. Bây giờ phải chăng đã đến lúc anh sắp vật lộn trực tiếp với đích thị kẻ thù hay là đến phút cuối cùng anh sẽ ngã xuống, thất bại ?


Anh xoa hai bàn tay với một vẻ khoái trá làm cho ông Đetmaliông phải nhìn thẳng vào anh. Đông Luy có vẻ của một người đang hưởng những cái vui sướng tuyệt vời và sắp sửa hưởng những vui sướng khác, tuyệt vời hơn.


Ông Đetmaliông im lặng một lát như để tự hỏi xem có cái gì làm cho con người quỷ quái kia sung sướng đến thế, rồi ông lại tiếp tục giở các tờ hồ sơ. Cuối cùng, ông nói:


— Thưa các vị ! Hôm nay chúng ta lại họp với nhau tại đây như đã cách đây 2 tháng, để có những quyết định chính thức về vấn đề di chúc của ông Cốt- mô-Moocninhtôn. Ông Ca-xê-rét, tùy viên lãnh sự quán Pêru, sẽ không có mặt, theo một bức điện tôi vừa nhân được, thì hiện nay ông Ca-xê-rét đang ở Ý và đang ốm nặng. Vả lại cũng không cần thiết phải có mặt ông ta. Như vậy là ở đây không thiếu ai nhưng lại thiếu những người mà, than ôi, hội nghị này phải trao quyền hạn, nghĩa là trao quyền thừa hưởng gia tài Cốtmô-Mooc ninhtôn.


- Còn thiếu một người nữa, thưa ông quận trưởng !
Ông Đetmaliông ngửng đầu. Người vừa nói là Đông Luy, ông quận trưởng hơi lưỡng lự, nhưng rồi quyết định hỏi. Ông nói:
- Ai ? Người đó là ai ?


- Là tên thủ phạm đã giết những người thừa kế Moocninhtôn.


Lại một lần nữa, Đông Luy buộc mọi ngưòi, tuy có ý chống lại anh kịch liệt, nhưng vẫn phải lưu ý đến sự có mặt của anh và chịu ảnh hưởng của anh. Dù sao thì rồi cũng phải thảo luận với anh như với một người nó ra những điều khó chấp nhận nhưng có thể rất thực.


Đông Luy nói:


- Thưa ông quận Trưởng, ông có cho phép tôi được trình bày những sự việc đã xảy ra do tình hình thực tế hiện tại gây nên không ? Sau đó là đến những việc tiếp theo và là kết luận tự nhiên hình thành đối với cuộc nói chuyện giữa chúng ta, sau vụ nổ ở phố Xuýt-ê.


Sự im tặng của ông quận trưởng có nghĩa là Đông Luy có thể cứ nói. Anh tiếp:


- Tôi xin nói ngắn, thưa ông quận trưởng, trước hết vì những lời trần thật của ông kỹ sư Fauvin được coi như chấp nhận. Và bây giờ chúng ta đã biết rõ mưu đồ kinh tởm của Fauvin trong vụ này. Tiếp đó, ta biết được sự thật, dù tưởng như rất phức tạp nhưng lại vô cùng đơn giản, sự thật đó đã đứng vững trên cơ sở nhận xét của ông khi bước ra khỏi ngôi nhà bị phá hoại ở phố Xuýt-sê:


“Tại sao trong lời trần thuật của Hippôlit-Fauvin lại không đả động gì đến chuyện gia tài Cốtmô-Mooc-ninhtôn ?»


Tất cả vấn đề là ở đấy, thưa ông quận trưởng ! Hippôlit- Fauvin không nói một lời nào về gia tài Moocninh- tôn. Chính là vì hắn không biết một chút gì về chuyện này. Và Gattông-Xôvơrăng khi kể lể toàn bộ tấn thảm kịch cũng không đả động gì đến chuyện gia tài, chính là vì anh ta cũng không biết một tí gì về vấn đề này. Trước khi xảy ra các sự kiện, Xôvơrăng không biết gì về chuyện gia tài, cũng như Mari-An-Fauvin, cũng như Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ đều không biết gì cả. Vấn đề rõ ràng, là chỉ riêng có sự trả thù đã hướng dẫn toàn bộ hành động của Hippôlit-Fauvin. Nếu không thì hắn dại gì mà hành động như vậy, vì rõ ràng gia tài hai trăm triệu chính thức và đàng hoàng thuộc về hắn. Vả lại nếu hắn muốn thừa hưởng gia tài đó thì tất nhiên hắn không nghĩ đến chuyện tự sát. Bởi vậy ta khẳng định một điều chắc chắn là: vấn đề gia tài không dính líu gì đến những hành động của Hippôlit-Fauvin.


Ấy thế mà những cái ch.ết đã diễn biến, trước hết là người để lại gia tài: Cốtmô-Moocninhtôn; rồi lần lượt theo đúng thứ tự quy định trong chúc thư cho những người nối tiếp nhau thừa kế: Hippôlit-Fauvin, người thừa kế trực tiếp, rồi đến Etmông-Fauvin, Mari- An-Fauvin, rồi Gattông-Xôvơrăng. Tôi xin nhắc lại: những người thừa kế ch.ết theo đúng thứ tự thừa hưởng qui định trong chúc lhư.


Phải chăng là một điều kỳ lạ buộc người ta phải giả định trong vụ này có một ý chí chủ đạo ? Làm sao để khỏi thấy rằng những sự việc khủng khiếp đã xảy ra chính là do vấn đề gia tài kia chi phối và điều khiển ? Và bên trên sự hằn thù, đố kỵ, ghen tuông của con người Fauvin vô nhân đạo, chắc chắn phải có một nhân vật phi thường, uy lực hơn, cường bạo hơn, đeo đuổi một mục đích cụ thể, gây nên một loại cái ch.ết đã có đánh số thứ tự sẵn, cho những diễn viên không tự giác của tấn bi kịch do chính nhân vật đó thắt dây và cởi nút ?


Thưa ông quận trưởng ! Suy nghĩ dư luận của công chúng, lý luận của một phần lực lượng cảnh sát trong đó đứng đầu là phó phòng Vơ-be, hoàn toàn thống nhất với lập luận trên đây của tôi, và thấy rằng nhất định phải có một nhân vật đại diện cho ý chí chủ đạo đó, cho uy quyền và bạo lực đó. Và nhân vật đó là TÔI ! Nói cho cùng thì tại sao lại không phải là TÔI ? Chẳng phải TÔI là người mà do những tội ác đó, có đủ điều kiện cần thiết để thừa hưởng gia tài Cốtmô Moocninhtôn hay sao ?


Tôi không bào chữa, có thể vì những tác động ngoại lai, vì những tình huống đặc biệt nên ông bắt buộc phải có những biện pháp gắt gao, bất công đối với tôi nhưng tôi dám cả quyết tin tưởng rằng trong thâm tâm ông, không một giây nào ông lại gán những tội ác tày trời như vậy cho một con người mà ông đã đánh giá cao những hành động trong vòng hai tháng nay.


Nhưng thưa ôngquận trưởng, dư luận công chúng kết tội tôi cũng là có lý. Ngoài kỹ sư Fauvin nhất định phải có một thủ phạm, và thủ phạm đó nhất định phải là kẻ được thừa hưởng gia tài Moocninhtôn. Nhưng kẻ đó không phải là tôi, vì vẫn có một người sẽ thừa hưởng gia tài đó. Thưa ông quận trưởng, tôi buộc tội chính con người này. Trong vụ bi thảm này không phải chỉ có như đôi lúc chúng ta đã tin, không phải chỉ có ý chí của một người ch.ết. Không phải lúc nào tôi cũng chỉ chiến đấu với một người đã ch.ết, mà đã có lần tôi thấy hơi thở của một kẻ sống phả vào mặt tôi. Và đã mấy lần tôi cảm thấy những chiếc răng cọp tìm cách cắn xé tôi. Người ch.ết đã thực hiện được nhiều việe nhưng chưa làm hết. Mà ngay cả những việc mà nó đã thực hiện, cũng không phải chỉ có một mình nó làm. Con người mà tôi nói tới đây, phải chăng chỉ là người thi hành những mệnh lệnh của người chỉ huy ? Nó còn là tòng phạm, đồng lõa cùng với người ch.ết thực hiện mọi chuyện ? Tôi không biết rõ nhưng chắc chắn đây là con người đang tiếp tục một «sư nghiệp» do chính nó đẻ ra, và đang xoay toàn bộ mỗi lợi về cho nó, kiên quyết hoàn thành “sự nghiệp», đẩy sự nghiệp đến nơi đến chốn. Và nó làm như thế vì nó biết bản di chúc của Cốtmô-Mooc-ninhtôn. Thưa ông quận trưởng, kẻ mà tôi buộc tội, tôi tố cáo, chính là con người đó. Ít nhất nó cũng có tội đã làm những việc tàn bạo mà chúng ta không thể quy cho Hippôlit-Fauvin được.


Tôi tố cáo nó đã phá ngăn kéo bàn của ông chưởng khế Lơ-pec-tuy, ngăn kéo đựng bản chúc thư của Cốt-mô-Moocninhtôn. Tôi tố cáo nó đã vào buồng của Cốt-mô-Moocninhtôn để đổi một ống thuốc độc vào những ống thuốc tiêm mà Cốtmô-Moocninhtôn sẽ tự tiêm. Tôi tố cáo nó đã đóng vai bác sĩ đến khám nghiệm tử thi ông Cốtmô-Moocninhtôn, và đã cấp một giấy chứng nhận giả tạo. Tôi tố cáo nó đã cấp cho Hippôlit-Fauvin chất thuốc độc để người này đã lần lượt giết ch.ết ông thanh tr.a Vêrô, rồi Etmông-Fauvin, rồi bản thân người đó. Tôi tố cáo nó đã cấp vũ khí và bày mưu cho Gattông-Xôvơrăng tìm cách ám hại tôi ba lần và lần cuối cùng đã làm ch.ết oan người lái xe của tôi.


Tôi tố cáo nó đã lợi dụng sự liên hệ của Gattông- Xôvơrăng với Mari-An-Fauvin qua cơ sở y tế, đã thông qua Xôvơrăng để đưa ống thuốc độc và ống tiêm tới Ma ri-An cho người đàn bà đáng thương này thực hiện việc tự sát. Tôi tố cáo nó đã bằng cách nào đó chưa rõ, đưa tới tay Gattông-Xôvơrăng những mảnh trích các báo đăng tin cái ch.ết của Mari-An-Fauvin vì nó biết chắc tin đó sẽ mang lại kết quả gì cho Gattông-Xôvơrăng.


Tóm lại, không kể những tội ác khác mà nó đã phạm, như đã giết thanh tr.a Vêrô, giết anh lái xe của tôi, tôi buộc tội nó đã giết Cốt-mô Mooc- ninhtôn, giết Et-mông Fauvin, giết Hippôlit-Fauvin, giết Mari-An Fauvin, giết Gattông-Xôvơrăng, nghĩa là nó đã giết tất cả những người là bức thành chắn giữa nó với khoản gia tài trăm triệu.


Những câu sau cùng đó, thưa ông quận trưởng, nói lên rõ ràng suy nghĩ của tôi. Nếu một kẻ đã khử đi năm nhân mạng để hưởng mấy trăm triệu, thì hẳn nó biết chắc chắn là việc khử đó đảm bảo cho nó đương nhiên được hưởng khoản gia tài đó. Tóm lại nếu một kẻ giết ch.ết một nhà triệu phú và bốn người có quyền thừa hưởng thì có nghĩa là kẻ đó sẽ là người thứ năm có quyền thừa hưởng. Chỉ trong chốc lát người đó sẽ có mặt tại đây.


— Sao ?—Ông quận trưởng thốt lên liếng kêu to. Ông quên tất cả những gì mà Đông Luy vừa thuyết trình, chỉ còn nghĩ đến sự xuất hiện lạ kỳ kinh khủng của con người mà Đông Luy vừa nói. Đông Luy tiếp tục:


— Thưa ông quận trưởng, kẻ sắp tới đây đảm bảo là một kết luận chắc chắn về những lời tố cáo, buộc tội mà tôi vừa phát biểu. Xin ông nhớ cho lời trong chúc thư rất nguyên tắc: Quyền thừa hưởng chỉ có giá trị nếu người thừa hưởng có mặt tại buổi họp hôm nay.


- Nhưng nếu người ấy không đến ?


— Người ấy sẽ đến, thưa ông quận trưởng. Nếu không thì cả vụ này không còn có ý nghĩa gì. Nếu vụ này chỉ nằm trong cái ch.ết của hai cha con kỹ sư Hippôlit-Fauvin thì nó chỉ đáng coi là một sản phẩm vô ý thức của một người điên. Nhưng nó lại đẩy tới cái ch.ết của Mari-An-Fauvin và của Gattông-Xôvơrăng, thì rõ ràng việc cởi nút vấn đề buộc phải có sự xuất hiện của một nhân vật thuộc dòng dõi gia đình Rutxen ở Xanh-tê-chiên, tức là người đủ toàn quyền thừa kế Cốtmô-Moócninhtôn trước tôi. Nhân vật đó sẽ đến đòi 200 triệu mà hắn đã chiếm đoạt được một cách táo bạo phi thường...


— Nhưng nếu người ấy không đến ?—ông Đetmaliông nhắc lại câu đó với vẻ cố chấp hơn.


— Nếu người ấy không đến thì, thưa ông quận trưởng ! Tôi sẽ là thủ phạm và ông chỉ còn có việc cho bắt tôi. Trong khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ chiều nay, ông sẽ thấy trong gian này, trước mặt ông, kẻ đã giết những người thừa kế Cốtmô-Moócninhtôn. Không thể nào nhân vật ấy không đến... Vả lại dù ở tình huống nào thì pháp luật cũng vẫn được thỏa mãn: hoặc kẻ kia, hoặc tôi. Đơn giản thế thôi !


Ông Đetmaliông im lặng trầm ngâm xoăn xoăn bộ ria mép, đi lại xung quanh cái vòng người nhỏ ngồi quanh bàn. Rõ ràng ông chưa thỏa mãn với những giả định như vậy. Cuối cùng ông nói khe khẽ như nói với riêng mình:


— Không không ! Làm thế nào để giải thích được vì sao con người ấy lại chọn lúc tình huống như thế này để đòi hỏi quyền lợi của mình ?
Đông Luy nói:


— Thưa ông quận trưởng, có thể vì ngẫu nhiên, có thể vì gặp một trở ngại nào đó, hoặc biết đâu do một cảm xúc mãnh liệt thúc đẩy... Và hẳn ông còn nhớ toàn bộ vụ này được bố trí với một kỹ thuật cơ khí tỉ mỉ và tinh vi đến mức nào.


Mỗi sự kiệu xảy ra đúng giờ phút do Hippôlit -Fauvin đã quy định. Cho nên ta cũng có thể cho rằng tên đồng lõa của hắn cũng chịu ảnh hưởng phương pháp này và chỉ đến phút quyết định cuối cùng mới lộ mặt ra.


Ông Đetmaliông nói với vẻ giận dữ:


— Không, một nghìn lần không ! Không thể như thế được ! Nếu có một con người cả gan làm những việc kinh thiên dộng địa, giết hàng loạt người như vậy thì dại gì mà nó lại đến đây để tự đưa tay vào cùm ?


— Thưa ông quận trưởng. Con người ấy đến đây nhưng không biết có mối nguy hiểm đang chờ, vì có ai dự đoán là có con người như vậy đâu ? Vả lại nó có gì đáng lo ngại đâu ?


— Không có gì đáng lo ngại ? Thế cả loạt vụ giết người do nó đã thực hiện...


— Thưa ông quận trưởng, không phải tự tay nó giết người, mà nó làm cho người khác phải giết người. Có khác nhau chứ ạ ! Tôi nói thêm để ông thấy cái sức mạnh kỳ lạ của con người này: Nó không tự mình hành động. Từ hôm tôi phát hiệu ra sự thật, tôi đa dần dần khám phá ra những phương pháp hành động của nó, lột trần những bố trí mưu đồ mà nó điều khiển, những thủ đoạn mà nó sử dụng. Nó không tự tay nó thực hiện ! Phương pháp của nó là thế. Trong cả loạt vụ giết người đều như vậy. Bề ngoài thì Cốtmô-Moocninhtôn ch.ết vì mũi tiêm sai lầm, nhưng thực ra chính kẻ kia đã làm cho mũi tiêm trở thành ch.ết người. Bề ngoài thanh tr.a Vêrô bị Hippôlit-Fauvin giết, nhưng thật ra chính kẻ kia đã bố trí tội ác, cho Fauvin biết và điều khiển bàn tay của Fanvin. Và cũng thế, bề ngoài thì Fauvin đã giết con trai và đã tự sát, và MariAn đã tự sát, và Gattông-Xôvơrăng đã tự sát. Nhưng thật ra chính kẻ kia đã muốn họ phải ch.ết, đã đẩy họ đến chỗ tự sát và cung cấp cho họ những phương tiện để ch.ết. Đấy, thưa ông quận Trưởng ! Phương pháp hành động của nó là như thế. Con người đó là như thế.


Anh nói tiếp với tiếng nhỏ hơn như đầy vẻ lo ngại:
— Tôi xin thú thật, trong suốt quá trình hoạt động của tôi, đã gặp nhiều loại người nhưng chưa thấy người nào đáng sợ, hành động ma quỷ như người này.


Lời nói của Đông Luy làm tăng dần xúc cảm của mọi người. Họ mường tượng thật sự con người chưa trông thấy. Nó đã thành hình cụ thể trong óc tưởng tượng. Mọi người chờ đợi. Hai lần Đông Luy lắng nghe và ngoảnh nhìn ra phía cửa, cử chỉ đó gợi cho mọi người ý nghĩ kẻ kia sắp đến. «Dù nó hành động hay hành động qua người khác, pháp luật sẽ bắt nó và sẽ biết…”


Như đoán được ý nghĩ đó, Đông Luy nói:


— Thưa ông quận trưởng ! Pháp luật sẽ gặp khó khăn. Vì một con người tầm cỡ đến thế, thì dĩ nhiên nó đã dự kiến tất cả, đã dự kiến cả việc bị bắt, cả việc buộc tội, cho nên rồi pháp luật cũng chỉ quy được cho nó tội trạng về mặt tinh thần và không tìm ra được bằng chứng nào.


— Ồ ! Thế thì...


—Thế thì thưa ông quận trưởng, tôi nghĩ rằng pháp luật cứ nên coi những lời giải trình của nó như là tự nhiên, đừng tỏ ra không tin. Cái chủ yếu là hãy biết con người đã. Rồi sau đấy — mà cũng không bao lâu — sẽ lột mặt nạ nó.


Ông quận trưởng tiếp tục đi xung quanh bàn. Thiếu tá Đattrinhăc ngắm nghía Perenna với vẻ thán phục sự bình tĩnh của anh. Ông chưởng khế và bí thư sứ quán có vẻ rất dao động. Một ý nghĩ làm đảo lộn trí óc mọi người. Kẻ giết người đáng kinh tởm kia có đến trước mắt họ không ?


Ông quận trưởng bỗng đứng dậy và nói: “Hãy im lặng !”.
Có tiếng bước chân người qua phòng đợi. Tiếng gõ cửa.
— Cứ vào !


Viên cảnh vệ bước vào, bưng cái khay trong tay. Trong khay có một lá thư, kèm theo là một tờ in sẵn ghi tên và lý do xin được tiếp kiến.


Ông quận trưởng vội vã... ông cầm tờ giấy in đọc và lưỡng lự một chút, ông tái đi, rồi dướn người lên và nói: «ồ ! ».
Ông quay nhìn Đông Luy, suy nghĩ, cầm lá thư lên và hỏi viên cảnh vệ:


— Người này có mặt ở đây không ?
— Dạ, đang ở trong phòng đợi,thưa ông quận Trưởng.
— Khi nào anh nghe tiếng chuông thì dẫn người ta vào.
Viên cảnh vệ đi ra.


Ông Đetmaliông đứng lặng im trước bàn làm việc. Đông Luy lại bắt gặp cái nhìn của ông. Anh hơi bối rối, không biết ông Đetmaliông nghĩ thế nào.


Ông quận trưởng xé phong bì một tiếng soạt. Mở lá thư và bắt đầu đọc.


Mọi người theo dõi từng cử chỉ, từng thay đổi nét mặt của ông. Những lời tiên đoán của Perenna sắp thành sư thật chăng ? Người thừa kế thứ 5 đến đòi quyền lợi chăng ?


Mới đọc vài dòng đầu, ông Đetmaliông ngẩng đầu nói khẽ với Đông Luy:
—Ông đã nói có lý. Có một người đến đây để khiếu nại.
— Ai thế ạ ?


Ông Đetmaliông không trả lời. Ông đọc nốt lá thư. Ông lẩm nhẩm đọc lại từ đầu để xác nhận trọng lượng của từng chữ, rồi ông đọc to lên:


“Thưa ông quận trưởng. Do những tình cờ trong quan hệ, tôi đã phát hiện ra một người thừa kế của gia đình Rútxen. Mãi đến hôm nay tôi mới sưu tầm được đủ những giấy tờ cần thiết về lý lịch của người đó. Đến phút cuối cùng, vì tôi có gặp cản trở bất thường, nên tôi trao cho chính bản thân người thừa kế đó mang những giấy tờ đến trình ông. Tôn trọng một sự bí mật không dính líu đến tôi, và muốn hoàn toàn ở ngoài cuộc một sự việc mà tôi do ngẫu nhiên bị dính vào, tôi xin ông quận trưởng thông cảm và tha lỗi cho tôi, vì tôi không ký tên dưới lá thư».


Như vậy là Đông Luy-Perenna đã có một cái nhìn sáng suốt được các sự kiện đang xảy ra, xác nhận. Việc khiếu nại xảy ra đúng lúc. Diễn biến các sự việc chính xác đến từng phút, làm người ta nhớ lại độ chính xác máy móc kỳ lạ của toàn bộ vụ này.


Bây giờ còn lại vấn đề giật gân nhất: Con người bí mật kia là ai ? Kẻ đã từng giết năm sáu mạng người để trở thành người thừa kế gia tài, là ai ? Kẻ đó đang chờ ở phòng bên cạnh, chỉ cách một bức tường. Kẻ đó sắp vào. Mọi người sắp trông thấy, sắp biết rõ.


Ông quận trưởng ấn chuông. Những giây hồi hộp. Có điều lạ là ông Đetmaliông không rời mắt nhìn Đông Luy-Perenna. Anh vẫn tỏ ra chủ động, bình tĩnh, nhưng trong lòng thì lo sợ, khó chịu.


Cánh cửa mở ra. Cảnh vệ chỉ hướng cho một người đi vào.
Người đó là Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ.






Truyện liên quan