Chương 18 : Sự bí mật của Ph’lôrăngxơ

Bẫy đã giăng. Luy-panh: Hãy coi chừng
Ngưòi lái xe, bất động vì sợ hãi, bối rối nhìn những nông dân đang chạy đến vì nghe có tiếng máy bay.
Đông Luy nắm cổ người lái xe, dí họng súng ngắn vào thái dương:


— Mày biết những gì thì cung khai đi ! Không thì mày hết sống !
Thấy người lái xe lắp bắp lạy van, anh nói tiếp:


— Đừng than van vô ích. Và cũng đừng mong có người đến cứu. Họ đến thì đã muộn quá rồi. Cho nên chỉ còn có một cách để mày tự cứu mày, là khai đi ! Đêm vừa rồi có một người đàn ông từ Pari đến Vecxây bằng ôtô, đã bỏ xe đó lại và thuê cái xe của mày phải không ?


— Vâng ?
— Có một phụ nữ đi theo người đó ?
— Vâng.
— Dọc đường người ấy thay đổi ý kiến, đã xuống xe ?
— Vâng.
- Xuống thành phố nào ?


- Trước khi tới Măng. Bên phải một con đường, cách độ 200 bước có một cái nhà như nhà để xe. Cả hai người đã xuống đó.
— Còn xe mày tiếp tục đi ?


— Họ đã trả tiền cho tôi cốt để làm như thế.
— Trả bao nhiêu ?
— Hai nghìn ph‘răng. Và tới Năng-lơ tôi sẽ gặp một người khác, đưa người đó về Pari. Rồi sẽ được trả ba nghìn ph‘răng nữa.




— Mầy có tin là sẽ gặp người đó không ?


— Tôi không tin. Tôi cho rằng họ muốn đánh lạc hướng những người đuổi theo xe tôi đến Năng-lơ. Tới đó, họ chuồn đi lối khác. Nhưng thưa ông tôi chỉ là người được thuê tiền...


— Khi từ biệt nhau, mày cũng không tò mò tìm hiểu sự việc tiếp diễn thế nào ư ?
— Không.
— Liệu hồn ! Ngón tay trỏ tao chạm vào cò súng thì mày vỡ óc. Nói đi !


— À vâng, có ! Tôi ngồi nghỉ phía sau một bờ cao có trồng cây. Tôi thấy người ấy mở cửa ngôi nhà và cho nổ máy một xe ô tô có mui. Người đàn bà không muốn lên xe. Hai người to tiếng với nhau. Người đàn ông vừa dọa nạt vừa nài nỉ. Tôi nghe không rõ. Người đàn bà có vẻ rất mệt. Người đàn ông lấy cốc hứng nước ở cái vòi nước gần nhà để xe cho người đàn bà uống. Khi đó người đàn bà mới quyết định lên xe... Người đàn ông đóng cửa xe và ngồi vào ghế.


Đông Luy kêu lên:
— Một cốc nước à ? Mày có trông thấy người đàn ông bỏ gì vào trong cốc nước không ?
Người lái xe có vẻ ngạc nhiên về câu hỏi và trả lời:


— Hình như... Người ấy lấy cái gì ở trong túi ra.
— Mà chắc gì người đàn bà không trông thấy ?
— Vâng vì không thể trông thấy được.


Đông Luy cố nén sự sợ hãi. Nhưng dù sao thì chưa đến nỗi thằng kia đầu độc nàng, vì làm gì cần phải vội như vậy ? Không, chắc chỉ là một thứ thuốc mê làm cho Ph‘lôrăngxơ mụ mẫm không nhận ra đường đi, không nhận ra bị dẫn tới thành phố nào. Anh hỏi:


— Thế rồi người đàn bà quyết định bước lên xe ?
— Vâng. Người đàn ông đóng cửa xe, ngồi vào ghế lái xe. Và tôi cũng bỏ đi.
— Mày không để ý xe họ đi hướng nào ư ?


— Tôi bỏ đi trước khi xe họ chuyển bánh.
— Trong lúc đi cùng xe, mày có thấy họ có thái độ sợ có người đuổi theo không ?
— Chắc thế. Vì thỉnh thoảng người đàn ông cứ thò đầu ngó ra ngoài.


— Có lúc nào người đàn bà kêu lên không ?
— Không.
 - Bây giờ gặp người đàn ông, mày có nhận ra được không ?


— Không, vì ở Vec-xây đi thì là ban đêm, còn sáng nay thì tôi cách xa quá. Và có một điều buồn cười là lúc đầu tiên thì tôi thấy ông ta to lớn lắm, thế mà sáng hôm nay tôi thấy người nhỏ đi cứ như chỉ còn một nửa, Tôi chả hiểu ra sao cả.


Đông Luy suy nghĩ. Có lẽ anh đã hỏỉ hết những điều cần thiết. Vả lại đang có một cái xe kéo đi về phía ngã ba, con ngựa kéo xe đang đi nước kiệu. Một nhóm nông dân đã đi đến gần. Cần phải dứt điểm việc trước mắt... Anh bảo người lái xe:


—Xem cái mã người mày thì lại sắp đi kháo vung lên về câu chuyện của ta. Khôn hồn thì đừng có làm như thế mà mắc vạ vào thân. Đây, cho anh tờ bạc một nghía ph‘răng. Nhưng nhớ: có mồm thì cắp, có nắp thì đậy. Nhớ chưa ?


Phải giải phóng máy bay để khỏi cản trở người qua lại. Anh bảo Đavin:
— Ta lại đi được chứ ?
— Sẵn sàng. Nhưng đi đâu ?


Anh mở bản đồ nước Pháp và suy nghĩ: “Sao chúng nó lại đi theo hướng Pari—Lơ Măng—Ăng-gie...» Bỗng anh nhớ tên địa điểm A-lăng-xông. Nó ở lệch một chút trên hướng đi này. Đúng rồi ! Nó đến Alăng- xông, nơi mà anh không quên được sự việc đã xảy ra. Anh bảo Đavin:


— Quay lại. Bay đến Alăngxông.
Trong khi Đavin đang chạy thử máy, một xe ô tô khác, tiếng còi hét vang, từ đường đi Ăng-gie lao tới và đột nhiên dừng lại.


Ba người nhảy xuống và lao tới anh lái cái xe ô tô màu vàng. Đông Luy nhận ra ngay là Vơbe và thuộc hạ. Họ hỏi han anh lái xe, giơ tay giơ chân, xem đồng hồ, giở các bản đồ đường sá ra.


Đông Luy với bộ quận áo bay, với mũ chụp kín mặt, kính che kín mắt, đi tới Vơbe, đổi khác giọng nói đi, nói với vẻ châm biếm:


— Phải ! Chim bay mất rồi ! Thằng cha ở đảo Xanh Lu-y là tay lừa lọc giỏi đấy nhỉ ! Nó đi cái xe màu vàng mà ngài đã được báo đêm qua ở Vec-xây... Đến Măng nó đổi xe khác... Rồi biến đi hướng nào không biết.


Phó phòng Vơbe mở to mắt, tròn xoe. Đây là người nào mà nói vanh vách những việc chỉ nói bằng điện thoại ở quận, lúc hai giờ đêm ? Hắn hỏi:
— Nhưng thưa ông, ông là ai ?


—Ủa ! Ngài không nhận ra tôi ? Hẹn gặp những người như ông thì chán thật ! Người ta huy động cả hai chân hai tay để đến chỗ hẹn cho đúng giờ. Thì mà đến nơi lại được hỏi: «Ông là ai» ? Vơbe ơi ! Quả thật cậu xoàng quá ! Phải chờ ban ngày ban mặt cậu mới nhìn rõ tớ ư ?


Đông Luy bỏ mũ chụp mặt ra.
Phó phòng cảnh sát lắp bắp: «Acxen. .Luypanh”
— Đúng, chính tớ đây. Tớ phục vụ cậu bằng đi bộ, bằng ngựa, bằng xe hơi và bằng tàu bay. Thôi, tớ đi đây. Chào cậu !


Vơbe cay đắng, kinh ngạc vì thấy Acxen — Luypanh ngay trước mắt hắn, cách Pari bốn trăm cây số, Acxen- Luypanh mà 12 tiếng đồng hồ trước đó đã do chính tay hắn tống vào nhà tù !


Đavin đã sẵn sàng. Đông Luy trèo lên máy bay. Mấy người nông dân đẩy giúp máy bay lên đường thẳng. Máy bay cất cánh.


Đông Luy bảo Đavin: «Hướng Bắc—Đông -Bắc. Tốc độ 150 cây số/giờ. Mười nghìn ph‘răng» !
Đavan nói ! “Chúng ta bị gió ngược”.
Đông Luy nói to: «Năm nghìn ph‘răng nữa bù cho gió ngược””.


Anh gạt mọi trở ngại để hối hả đi tới Phooc-mi-nhi. Bây giờ anh đã hiểu ra tất cả. Thế mà lúc ban đầu anh không hề suy ra một chút liên quan nào giữa hai người ch.ết treo trong cái vựa với cả loạt vụ giết người do vụ gia tài Moocninhtôn gây ra, và sao không rút ra được gì từ cái ch.ết của ông Lăng-ghec-nô đã tình nghi là bị ám sát ? Cái mấu để cởi nút tấn kịch bi thảm là ở đây. Ai là người có thể nhận, để lại giao cho kỹ sư Fauvin, những lá thư buộc tội do Fauvin viết và gửi cho một người gọi là bạn cũ, ông Lăng-ghec-nô ? Ai ? Nếu không phải là một người làng đó hoặc ít ra cũng đã có ở làng đó ?


Bây giờ thì mọi vấn đề đều được suy ra rõ ràng. Chính tên kẻ cướp đó đã mở đầu toàn bộ vụ này bằng việc ám sát ông Lăng-ghec-nô và cặp vợ chồng Đơ-xuy— La-ma, và cũng bằng phương pháp như về sau nó đã ám sát Cốtmô-Moocninhtôn, kỹ sư Fauvin, Etmông Fauvin, Mari-An, Gattông-Xôvơrăng. Nghĩa là ông Lăng-ghec-nô đã ch.ết một cách đáng nghi, khó hiểu, và cặp vợ chồng Đơ-xuy—La-ma thì quy là thắt cổ tự tử ở trong vựa. Chính tại nơi đây, tên sát nhân đã từ Pari trở về, rồi sau đó lại đi Pari, tìm kỹ sư Fauvin và Cốtmô-Moocninhtôn, bố trí tấn bi kịch về việc thừa kế gia tài. Và bây giờ hắn lại trở về đấy. Điều đảm bảo nó đã trở về đây là dọc đường nó đã cho Ph‘lôrăngxơ uống thuốc mê để nàng khỏi nhận ra những phong cảnh ở A-lăng-xông và ở Phooc-mi-nhi, không nhận ra tòa lâu đài cổ mà nàng đã cùng Gattông- Xôvrơrăng thám hiểm. Nó tạo ra hướng đi Măng-Ăng-giê—- Xăngiơ để đánh lạc hướng lực lượng cảnh sát. Còn nó, tới Măng, thì nó rẽ, và chỉ cần thêm một giờ ôtô là đến A-lăng-xông. Rồi đến cái nhà để xe ở gần một thành phố lớn, với cái xe đầy xăng luôn luôn sẵn sàng, chả phải chứng tỏ nó đã cẩn thận, lấy Măng làm trạm trung chuyển ư ? Kín đáo đi về ngôi nhà bỏ hoang của ông Lăng-ghec-nô đó sao ? Như vậy là hôm nay, lúc 10 giờ sáng, nó đã về tới hang ổ, kèm theo có Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ đã bị mê man bất tỉnh.


Và một câu hỏi khủng khiếp ám ảnh: «Nó định làm gì đối với Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ ?.
Anh thét: “nhanh lên, Đaven !”


Từ lúc biết được chỗ ẩn náu của tên kẻ cướp, anh càng thấy mưu đồ khủng khiếp của nó lộ ra rõ như ban ngày. Giờ đây nó tự biết đã trở thành nỗi khiếp hải, thành kẻ thù của Ph‘lôrăngxơ, vì nàng đã mở mắt ra nhìn thấy sự thật, thì âm mưu kế hoạch của nó sẽ xoay ra thế nào đây ? Nếu không phải vẫn cứ là kế hoạch ám sát lúc trước ?


Anh lại kêu lên: «Tăng tốc độ ! Tăng tốc độ ! Nhanh lên ! Bay chậm quá !».


Chao ôi ! Ph‘lôrăngxơ có thể bị giết ch.ết ! Bị tên kẻ cướp yêu nàng, giết nàng. Anh biết chắc chắn là thằng kẻ cướp yêu nàng, một tình yêu xấu xa đê tiện. Nay không đạt được thì chắc chắn nó phải kết thúc mối tình bằng hành hạ, bằng giết chóc. Ôi ! Nó đã kịp giết nàng chưa ? Có thể là chưa, vì nó còn chuẩn bị, còn dỗ dành, còn dọa dẫm, còn giằng co.


Máy bay vẫn lao vút .. Đông Luy vẫn sốt ruột. Cuối cùng, A-lăng-xông đây rồi ! Khi máy bay hạ cánh xuống một cánh đồng cỏ giữa thành phổ và Phooc- mi-nhi thì mới một giờ rưỡi. Anh hỏi thêm thì được biết có nhiều ô tô đã đi theo đường về Phooc-minhi, trong số đó có một chiếc xe mui kín đi theo con đường tắt. Con đường tắt đó dẫn tới khu rừng phía sau tòa lâu đài cổ của ông Lăng-ghec-nô.


Ý chí tự lực hành động của anh kiên quyết đến mức anh chia tay ngay với Đavan sau khi đã đẩy giúp máy bay để tiếp tục cất cánh.
Anh không cần ai giúp sức. Cuộc đọ kiếm cuối cùng sắp bắt đầu.


Anh chạy trên con đường tắt, theo vết lốp xe lẫn với bụi đường. Sau khi đã vượt khu rừng, con đường dẫn anh tới một bãi hoang rộng rồi ngoặt đi vào khu vực tòa lâu đài, tới trước một cái cửa hai cánh được gia cố bằng những thanh sắt. Dấu vết chứng tỏ cái xe mui kín đã đi qua đó. Nhất định anh phải vào. Bức tường cao 4 mét. Anh dùng con dao mượn được của Bavan, để chọc bám vào các kẻ tường, vượt mọi khó khăn, trèo được vào trong.


Vào trong rồi, anh thấy dấu vết ô-tô đi sang phía trái, tới một khu mà lần trước anh chưa đi tới. Khu này gập ghềnh hơn, nhiều mô, nhiều tồn tích với từng đám lớn dây leo. Đủ các loại cây nhỏ, cây hoa mọc đầy nhưngkhôngcó bàn tay chăm sóc, gai góc rậm rịt.


Đúng ở chỗ ngoặt của một con đường trồng cây cảnh, anh trông thấy cái ô tô mui kín đỗ ẩn trong một xó. Một cánh cửa xe mở. Các thứ lộn xộn trong xe: tấm đệm chân thòng ra ngoài xe, một mặt kính bị vỡ, các đệm ghế ngồi lệch lạc... chứng tỏ có cuộc vật lộn giữa Ph‘lôrăngxơ và tên kẻ cướp.


Đông Luy đi theo con đường hẻm, cỏ mọc đầy, tới sườn dốc đi lên các gò, anh thấy đường cỏ bị nát liên tục. Anh nghĩ: «Thằng khốn nạn ! Nó không bế Ph’lôrăngxơ, mà nó lôi nàng»...


Anh cẩn thận dò tìm, không động mạnh, vì sợ nghe tiếng động thì thằng kẻ cướp sẽ giết Ph‘lôrăngxơ ngay mất, con cọp sẽ sát hại, ăn ngay con mồỉ.


Muốn khỏi xảy ra tình huống đó, anh phải làm thế nào để tóm được thằng kẻ cướp quả tang tại trận.


Cho nên anh khẽ khàng, cẩn thận, đi lên... Đường cỏ vẫn dẹp xuống. Đông Luy nhìn thấy cái gì lóng lánh trong một bụi cỏ. Anh nhặt lên: đó là một cái nhẫn rất quen thuộc mà anh vẫn thường thấy ở ngón tay Ph’lôrăngxơ. Thêm một điều là có một nhánh cỏ quấn xung quanh cái nhẫn ba vòng... Đông Luy suy nghĩ:


“Chắc thàng kẻ cướp nghỉ ở chỗ này. Thừa cơ đó Ph’lôrăngxơ đã tháo cái nhẫn lấy một nhánh cỏ quấn vào, để làm dấu, nếu có người đến, thì biết là nàng đã qua chỗ này. Như vậy có nghĩa là nàng còn đang nuôi hy vọng. Nàng chờ người đến cứu. Và anh thấy xúc động khi nghĩ rằng có lẽ chính anh là người mà nàng đang mong đến. Đi thêm độ 50 bước, anh lại thấy chỗ nghỉ—cái này làm anh ngạc nhiên - vì sao tên kẻ cướp mau mệt thế ? — Chỗ này lại cũng có một bông hoa rừng làm dấu. Rồi đến một chỗ nghỉ nữa có dấu năm ngón tay bấu vào trong đất. Rồi lại đến một chỗ nữa: là một chữ thập vạch lên đất. Con đường đau khổ, cứ thế, kéo dài từng chặng. Tới chặng nghỉ cuối cùng, đá lăn xuống, cản trở nhiều hơn. Bên phải là hai vòm tàn tích của một gác chuông. Bên trái là một mảng tường còn dính một phần ống khói lò sưởi. Anh đi thêm 20 bước nữa thì nghe hình như có tiếng động. Anh lắng nghe. Tiếng lại nổi lên, và đó là tiếng cười, một kiểu cười ghê rợn the thé. Tiếng cười của một phụ nữ nhưng là một phụ nữ điên ! Rồi lại yên lặng. Rồi lại tiếng động khác, tiếng động đập cái gì xuống đất. Rồi lại yên lặng... Đông Luy ước đoán tiếng động cách anh độ trăm mét. Hết lối đi hẹp là ba bậc đào vào đất. Bên trên là mảnh đất bằng cao rộng, cũng đầy các tàn tích. Giữa bãi là một hàng nguyệt quế lớn,trồng thành hình bán nguyệt. Đường cỏ dẹp xuống đi hướng lên phía đó.


Đông Luy ngạc nhiên vì hàng nguyệt quế rậm rạp không vào được. Anh đi quanh xem xét thì thấy có một chỗ cây đã bị chặt đi, bây giờ chỉ là những cành nhỏ mọc che lấp, dễ vạch ra để tạo lối đi. Tên kẻ cướp đã vén lên như thế để đi qua, và theo anh nhận xét nghe ngóng thì nó ở gần đây rồi, đang bận làm một công việc gì đó.


Đúng thật ! Vì vừa lúc đó, một câu nói chế nhạo nổi lên, cứ như là tên kẻ cướp biết là anh đã đến nên chế nhạo anh.
Đông Luy nhớ lại bức thư và những dòng chữ viết bằng mực đỏ:


«Hãy còn thời gian, Luypanh ạ ! Mày hãy rút khói cuộc chiến, nếu không thì mày cũng ch.ết, chính lúc mày tưởng mày đã đi tới đích, lúc tay mày giơ lên mặt tao và miệng kêu «thắng lợi», thì đúng là lúc vực thẳm mở ra dưới chân mày. Nơi mày ch.ết đã được lựa chọn. Cái bẫy đã giăng. Luypanh ! Hãy coi chừng !”.


Anh nhớ lại từng chữ trong bức thư và anh rùng mình sợ hãi. Nhưng liệu cái sợ có làm chùn bước một người như anh được không ?


Hai tay anh nhẹ nhàng vạch các cành cây vừa đủ người anh chui qua. Anh đứng lại. Còn một lớp lá nữa che khuất. Anh vạch mấy lá ra và nhìn.Và anh nhìn thấy trước hết là Ph‘lôrăngxơ, lúc đó đang có một mình, bị trói nằm trước mắt anh, cách độ 30 mét. Quan sát những động đậy của đầu nàng, anh biết nàng còn sống... Anh vui mừng hết sức. Anh đến đúng lúc. Ph’lôrăngxơ không ch.ết, đó là điều cốt yếu. Bây giờ anh mới xem xét xung quanh: Bên phải và bên trái anh, hàng cây nguyệt quế uốn cong, ôm lấy một mặt nền cao trên đó lủng củng những giá đèn, những cột, những vòm cuốn, hẳn là xưa kia đã được dùng để trang trí nơi này. Ở phần trung tâm có hai đường nhỏ đi tới, một đường cũng có vết cỏ dẹp xuống, và một đường cắt ngang, đi tới hai phía của hàng cây nhỏ.


Trước mặt là một đống đá gắn với nhau bằng đất sét, ăn liền với các rễ cây khúc khuỷu, tạo thành như một cái hang nông, có nhiều kẻ hở, qua đó ánh sáng rọi vào và nền được lát bằng ba bốn phiến đá phẳng.


Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ nằm trên nền hang, thẳng cẳng, chân tay bị trói, nhìn giống như một nạn nhân sắp sửa được dùng làm vật hy sinh cho một việc cúng tế quỷ thần.


Tuy còn cách xa nàng nhưng Đông Luy cũng nhận ra khuôn mặt xanh tái của nàng, đầy vẻ sợ hãi, nhưng vẫn ánh lên một niềm hy vọng, đợi chờ một sự cứu viện diệu kỳ sắp tới. Miệng nàng không bị bịt nhưng nàng không kêu một tiếng nào. Phải chăng vì nàng nghĩ có kêu thì cũng bị thằng kẻ cướp bịt miệng ngay, và tiếng kêu cũng không giá trị bằng những dấu hiệu nàng đã để lại trên từng quãng đường mà tên cướp đã lôi nàng đi. Phải chăng nàng tin tướng chắc chắn là anh sẽ đến ?


Bỗng anh rút một khẩu súng ngắn ra, sẵn sàng ngắm bắn. Từ một phía không xa chỗ nạn nhân nằm, tên đao phủ xuất hiện. Nó chui từ một cái hốc đá thấp ra, người đang còn cúi lom khom, hai cánh tay dài gần chấm đất.


Nó đi tới nền hang và nói với một giọng rất khả ố:
— Mày vẫn nằm đây ư ? Vị cứu tinh của mày chưa đến à ? Ở đâu thì đến nhanh lên, muộn rồi đấy !


Giọng nói man rợ , thú vật. Đông Luy nắm chặt tay súng. Chỉ một hành động bất ưng của nó là anh bóp cò.
Tên cướp vừa cười vừa nhắc lại:


—Hãy đến nhanh lên, kẻo chỉ năm phút nữa là mọi việc đều giải quyết xong. Em thấy ta là một con người làm việc có phương pháp đấy chứ ? Hỡi Ph’lôrăngxơ đáng tôn thờ !


Hắn nhặt ở dưới đất lên một cái nạng gỗ. Hắn cầm nạng bằng tay trái và tì gập người xuống, bắt đầu đi như một người không có đủ sức đứng thẳng.


Đột nhiên, không hiểu vì sao, hắn thay đổi thái độ, biến cái nạng thành cái gậy. Hắn đi một vòng xung quanh hang và xem xét tỉ mỉ từng ly từng tí. Đông Luy chịu không đoán ra ý nghĩa việc xem xét đó.


Lúc này hắn rất cao lớn, khiến cho Đông Luy hiểu vì sao người lái cái xe ôtô vàng không xác định được tầm vóc to nhỏ của tên này.


Nhưng đôi chân của hắn nhẽo nhèo run rẩy, không mang nổi thân hình hắn được bao lâu, nên hắn lại ngã sụp xuống. Hắn là một kẻ tàn tật, có lẽ bị bệnh ốm còi, thân hình gầy xơ xác, mặt xanh lét, gầy guộc, lưỡng quyền lồi ra, thái dương trũng xuống.


Khi đã đi xem xét xung quanh xong, hắn đến bên Ph‘lôrăngxơ và nói:
— Tuy mày chưa kêu lên nhưng ta cũng nên đề phòng cẩn thận thêm. Đồng ý chứ ?


Hắn cúi xuống, lấy cái khăn quàng, quấn bịt chặt miệng nàng. Rồi hắn cúi thấp xuống, thì thầm nói vào tai nàng. Nhưng một chuỗi cười the thé ngắt lời hắn. Tiếng cười nghe ghê rợn.


Thằng kẻ cướp tật nguyền lùi lại, kêu lên như điên:


- Mày không thấy là mày đã lâm vào tình thế tuyệt vọng rồi sao ? Bây giờ tao không còn gì phải sợ nữa. Mày đã ngu dại theo ta đến đây, tính mệnh phó vào tay ta thì mày còn hy vọng gì ? May tưởng ta bệnh hoạn như thế này thì không giết được mày ư ? Tao yếu, không đủ sức giết mày nhưng tao có cách đem cái ch.ết đến cho mày. Đây: mày nhìn đây này ! Nhưng đây mới là lần cảnh cáo thứ nhất. Tao chưa cho mày ch.ết ngay đâu.


Hắn đi xa Ph’lôrăngxơ, dùng hai tay bám vào cành cây, trèo lên phía phải, tới những bậc trên cùng của hang. Hắn quỳ xuống. Cạnh đó có một cái cuốc chim. Hắn cầm cuốc, gõ gõ ba lần vào đống đá. Có những viên đá lở xuống.


Đông Luy kinh hãi, nhảy khỏi chỗ nấp. Anh đã hiểu ra ! Trên hang những đống đá, những tảng đá...đang ở một vị trí mà chỉ cần bênh khẽ một cái là mất thăng bằng, sập xuống, đè nát Ph‘lôrăngxơ !


Lúc này việc trước mắt không phải là khử lên cướp, mà là phải cứu Ph‘lôrăngxơ ra khỏi đây. Trong hai ba giây, anh chạy vội ra được một quãng, Và anh nhận thấy chỗ điểm trung tâm không có vết cỏ bị dẹp nát. Anh chưa kịp hiểu ra sao, vừa bước tới, chưa đặt chân được vào chỗ đó thì tai họa đã xảy ra. Những đám cỏ thụt xuống. Anh dẫm vào chỗ trống không và ngã tụt hẫng.


Cái hố anh rơi xuống là một cái miệng giếng rộng độ 1 mét rưỡi và bờ giếng được san bằng với mặt đất. Cũng may, vì anh chạy nhanh nên khi tụt xuống hố thì người anh áp sát vào thành bên kia của giếng, và tay anh bám được vào mấy cái rễ cây.


Tên kẻ cướp đi đến cách hố độ mười bước, tay lăm lăm khẩu súng ngắn:
— Cấm cựa quậy ! Không thì tao bắn vỡ sọ !
Hắn tiến đến gần Đông Luy, tay súng vẫn nhắm vào anh, tuôn ra mộl tràng:


— Mày đã nhào vào bẫy rồi ! Tao đã có dòng chữ viết bằng máu, báo mày trước, hẳn mày còn nhớ: «Nơi ch.ết của mày đã được lựa chọn. Bẫy đã giăng ! Hãy coi chừng, Luypanh !». Thế mà mày vẫn lao đến và đã được tao dắt dẫn tới tận hang ổ. Tao nghĩ: «cảnh sát sẽ đi tìm đuổi tao, nhưng họ không phải tầm cỡ chọi với tao. Chỉ có mày thôi, Luypanh !».


Thế là tao đã vẽ đường cho hươu chạy: nào lối cỏ bị dập nát, nào cái nhẫn có nhánh cỏ quấn ba vòng, nào vết ngón tay bấu vào đất, nào cái dấu chữ thập... Có thế mới nhử được mày đến chỗ miệng giếng mà tao đã phủ hờ đất cỏ lên trên, cho mày dẫm lên, cho mày thụt xuống. Ha ha ! Mày thấy không ? Tao đã giăng cái bẫy ra khắp nơi, cái bẫy theo kiểu của tao, cái bẫy làm cho những kẻ thù của tao tự treo cổ, tự tiêm thuốc độc và bây giờ làm cho mày tự nhảy xuống giếng. Kìa, Luypanh ! Trông cái mặt máy sao thảm hại thế ?... Ph’lôrăngxơ ! Hãy nhìn cái mặt người yêu của mày kìa !


Trước mặt hắn, Luypanh đang yếu xỉu đi. Những ngón tay không bám nổi vào thành đất, đôi vai tụt xuống dần dần.


Tèn cướp cười ngặt nghẽo vì vui sướng, nói tiếp: — Tao chưa cười bao giờ. Hôm nay tao phải cười, tao được cười một bữa thỏa thích ! Luypanh đang giãy giụa trong vực thẳm ! Ph‘lôrăngxơ đang chờ núi sập xuống hang ! Luypanh, con người chân chính ! Luypanh, Đông Ki-sốt của thời nay ! Tụt xuống đi ! Xuống địa ngục đi ! Sắp tới nơi rồi đấy ! Ồ ! Mày không có lấy một lời cám ơn, một lời chào vĩnh biệt tao ư ?... Xin chào mày ! Vĩnh biệt mày !


Nó không phải chờ lâu. Vai Luypanh đã tụt lấp hẳn. Rồi cái cằm, rồi cái miệng méo xệch vì khiếp hãi, rồi đến đôi mắt thất thần khiếp đảm, rồi cái trán, rồi núm tóc... Cả cái đầu đã tụt ngập hết. Còn lại hai bàn tay cố ngọ ngoạy trên thành giếng, sờ soạng vào các rễ cây núm cỏ rồi cũng buông xuôi, biến nốt.


Tên cướp tật nguyền nhảy cẫng, hét lên: “Thế là hết đời mày, hết đời thằng chọc gậy vào bánh xe ! Hết đời Luypanh ! Khoái quá ! Khoái quá !».


Nó hát, nó nhảy nhót xiêu vẹo bằng đôi chân tàn tật. Cuối cùng kiệt lực, nó thụp xuống, cố lết đến miệng giếng và gào:


— Thằng ch.ết tử ch.ết tiệt kia ! Đừng gõ cửa âm ti vội ! Hãy chờ con oắt ! 20 phút nữa thôi ! Chờ đúng 1 giờ, nó sẽ cùng xuống chầu Diêm vương với mày ! Tao thích làm việc đúng giờ mà ! À quên ! Còn cái gia tài 200 triệu Moocninhtôn, mày biết không ? Tao sẽ đút túi ngon ơ ! Tao đã bố trí rào rỡ đầy đủ rồi. Gia tài đó sẽ về tao. Lát nữa Ph‘lôrăngxơ gặp mày ở địa ngục sẽ nói cho mày rõ cái tài dựng vở và đạo diễn màn kịch của tao.


Thằng cướp quá mệt. Nó nói những câu sau cùng như không ra hơi. Nó vật xuống, rên rỉ như một kẻ đang hấp hối. Nó moi trong người ra một cái chai con và ừng ực tu bai ba hớp. Nó tỉnh tại, nó hồi sức, nó mỉm cười quái ác, quay về phía Ph‘lôrăngxơ:


— Bây giờ đến lượt mày ! Tao đã khử thằng kia rồi ! Không còn đứa nào quấy rầy tao nữa ! Tao tha hồ rảnh tay với mày ! Đời yên ổn ! Đời dễ chịu ! Với 200 triệu trong tay, tao làm gì mà chả được, phải không, con oắt này ... Đời lên phơi phới !


Đã đến lúc phần hai của tấn kịch phải diễn ra. Đông Luy-Perenna đã chịu hình phạt. Giờ đến lượt Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ !


Tên cướp tiến đến gần người phụ nữ, mở hộp thuốc lá bằng kim loại màu nâu, châm một điếu và nói với nàng bằng một giọng độc ác đến rợn người:


— Điếu thuốc này cháy hết là đến lượt mày. Mày hãy nhìn điếu thuốc và suy nghĩ đi ! Mầy có biết không ? Đống đá sắp sập xuống đầu mày đã được những chủ nhân cũ, nhất là được lão Lăng-ghec-nô, coi như chỉ chờ ngày đổ xuống... Đến tao, tao cũng chờ... và tao đã kê một hòn gạch nhỏ vào chỗ nguy hiểm nhất, dễ mất thăng bằng nhất, chỉ cần một động tác của cái cuốc, như lúc nãy tao đã đập để cảnh cáo mày, chỉ cần một nhát cuốc đánh hòn gạch đó đi là cả núi đá sập xuống. Mày ch.ết, nếu bị đá lấp hết thì thôi. Nếu còn hở chỗ nào thì tao cắt bỏ hết dây trói, để nếu sau này có ai đến tìm kiếm thì mày được coi như chạy trốn vào hang, vô tình bị đá sậpxuống để ch.ết. Chấm hết. Còn tao, sau khi hoàn thành «sự nghiệp” này, tao sẽ xóa hết mọi vết tích ở đây, tao


dựng lại những cỏ đã dẹp xuống. Tao lấy ôtô, tạm biến một thời gian, rồi hấp ! Tao xuất hiện, tao đòi 200 triệu. Nhất định 200 triệu phải về tao. Không ai biết tao cả ! Các vụ giết người đều không tìm ra thủ phạm, và chỉ là những vụ tự tử và tự sát. Luật pháp phải bó tay. Chỉ có hai đứa biết tao, là mày và Luy- panh, nhưng cả hai chúng mày đều đã đi chầu Diêm vương... Không còn ai là nhân chứng, không còn gì là bằng cớ... Họa chăng chỉ còn một số giấy tờ và đồ vật nhỏ để trong cái ví của tao đây, nếu tồn tại thì tao sẽ bị chặt đầu, nhưng trong mấy phút nữa tao sẽ đốt, hủy đi tất, và vứt đống tro tàn xuống đáy giếng cùng với xác người tình của mày. Mày thấy tao bố trí đầy đủ đấy chứ ?... Bây giờ việc cởi nút tấn kịch là do mày quyết định. Hoặc là mày ch.ết, cái ch.ết không sao tránh thoát. Hoặc là mày chấp nhận mối tình của tao. Mày sẽ là vợ tao... Trả lời đi ! Sao mày cứ im lặng thế ? Mày nhìn điếu thuốc đây ! A ! Nó cháy hết rồi ! Mày vẫn không trả lời ? A ! Mày khóc ? Mày khóc, có nghĩa là mày chỉ muốn ch.ết ? Thì mày được ch.ết.


Vừa nói, hắn vừa vội vàng chuẩn bị tội ác... Cái ví nó giơ cho Ph‘lôrăngxơ xem thì nó bỏ túi. Rồi vẫn run lẩy bẩy, nó cởi áo vứt lên một cành cây, cầm cái cuốc và trèo lên các bậc, hét lên:


— Thế là chính mày muốn ch.ết nhé ! Bây giờ mày có ra hiệu thì cũng muộn rồi ! Mặc xác mầy, cho mày khóc ! Mày phải ch.ết ! Mày được ch.ết !


Nó đã lên tới trên phía phải của hang. Nét mặt hằn thù dữ tợn, mắt vằn tia máu, cả cái thú tính của con người hắn hiện ra. Hắn đứng nép vào một chỗ chắc chắn, đưa lưỡi cuốc vào khe đá . Một..Hai..Ba... Sự kiện diễn biến đột ngột, cả cái núi đá sập xuống giữa lòng hang với tiếng ầm ầm dữ dội. Hắn ngồi xẹp xuống và kêu lên: «Ph‘lôrăngxơ ! Ph’lôrăngxơ !».


Hắn nháo nhác nhìn, như tìm Ph’lôrăngxơ. Hắn bò nhìn các khe kẽ. Không thấy gì cả. Ph‘lôrăngxơ đã ch.ết vùi kín xác !


Thế là hết ! Không còn hằn thù, vì Luypanh đã ch.ết. Không còn tình yêu, vì Ph‘lôrăngxơ không còn trên đời ! Hắn như một người mà bản thân không còn thấy lẽ sống là gì. Hẳn lặng đi...


Một lúc lâu sau, hắn vùng dậy, lại tu mấy hớp trong cái chai con, và bắt tay vào việc xóa các dấu vết. Hắn hành động như một cái máy, không còn cái hào hứng như lúc đối mặt với Luypanh, như lúc lải nhải với Ph’lôrăngxơ.


Hắn bắt đầu bằng dựng lại các cây nhỏ bị đổ ngã, những đám cỏ bị dẹp xuống. Gần một bụi cây là một chỗ chứa những đụng cụ và vũ khí, như xẻng, cuốc, cào, súng trường, các cuộn dây thép... Hắn chuyển dần những thứ đó, bằng nhiều chuyến, đến bên hố giếng để sẽ đẩy xuống giếng trước khi đi khỏi nơi đây... Rồi hắn đi xem xét những mô đất mà hắn đã trèo lên để xóa hết một dấu vết có thể lộ ra là hắn đã đi qua. Những chỗ đất có hố hõm mới, được đổ đất san bằng.


Xong những việc đó thì đồng hồ chỉ 4 giờ rưỡi... Hắn lấy cái áo vắt trên cành cây, xỏ ống tay, và tìm cái ví mà hắn đã bỏ vào túi ngoài, cái ví da màu nâu đựng các giấy tờ.


Hắn ngẩn người: «Lạ nhỉ ! Rõ ràng lúc nãy mình bỏ cái ví vào túi này..» Hắn hốt hoảng tìm lục hết lại túi trong túi ngoài. Vẫn không thấy cái ví... và tất cả những thứ khác mà hắn đã bỏ túi lúc nãy cũng đều không thấy: hộp thuốc lá, bao diêm, cuốn sổ tay..,


Hắn bối rối, lo sợ. Một ý nghĩ đến ngay với hắn: là có người khác trong khu tòa lâu đài cổ này. Hắn lăm lăm khẩu súng, sục sạo tìm kiếm. Hắn đi vòng quanh một cái gò, vừa ngoặt qua một phiến đá lớn, bỗng hắn bủn rủn chân tay, quăng cả nạng, rơi cả súng: hắn trông thấy một bóng ma hiện hồn, bóng ma Acxen— Luypanh. Có điều kinh lạ là con ma lấy trong túi ra một hộp thuốc lá đúng hộp thuốc của tên cướp đã mất công tìm không thấy. Rồi con ma đó rút một điếu thuốc ra, lấy bao diêm, đánh diêm châm thuốc y như hắn đã làm lúc nãy. Rồi con ma hút thuốc nhả khói, đúng mùi thuốc quen thuộc của tên kẻ cướp.


Tên kẻ cướp ôm đàn, không muốn nhìn... không muốn tin... Nhưng rồi hắn nghe rõ ràng có tiếng bước chân đi về phía hắn. Rõ ràng là người, không phải ma !
Acxen -Luypanh tiến về phía hắn, lấy tay véo vào thịt hắn và nói:


— Người thật đây ! Acxen - Luypanh sống hẳn hoi đây, không phải là ma ! Anh nên biết rằng trên đời còn có những việc kỳ lạ hơn những việc kỳ lạ nhất, còn có những tai họa gây xúc cảm hơn những xúc cảm mạnh nhất. Và anh nên thấy rằng cái bẫy nguy hiểm, vô nhân đạo của anh chẳng làm ta sầy vẩy (trầy vi tróc vẩy ?) một chút nào.


Thằng kẻ cướp biết đây là Acxen - Luypanh thực sự, bằng xương bằng thịt, tuy chưa biết vì sao mà Acxen- Luypanh lại không ch.ết. Lòng thù hằn của hắn lại trỗi dậy. Hắn vớ lấy khẩu súng, bắn liền.


Nhưng muộn rồi. Đông Luy đá vào súng làm luồng đạn chệch đi. Và đá một cái nữa làm bật súng khỏi tay hắn.
Thằng kẻ cướp nghiến răng ken két, điên khùng lên, tay lần tìm trong cái túi.


Đông Luy giơ cho hắn xem một cái ống đựng chất màu vàng, và hỏi:


- Anh tìm cái này đây phải không ? Xin lỗi anh nhé ! Tôi phải tước lấy nó vì sợ trong cơn thảng thốt tuyệt vọng, anh sẽ tự tiêm... cái chất thuốc độc giết người này, thì tôi sẽ có lỗi lớn.


Tên kẻ cướp mất hết vũ khí. Hắn trầm ngâm một chút. Nhưng rồi, nghĩ ra một điều lý thú, hắn cười thét lên, man rợ:


— Thôi được, tao không làm gì được mày, nhưng Ph‘lôrăngxơ của mày ch.ết rồi. Mà Ph‘lôrăngxơ ch.ết thì mày cũng treo cổ tự tử thôi, vì tao biết mày không thể sống không có Ph‘lôrăngxơ.
Đông Luy đáp:


—Đúng, Ph‘lôrăngxơ mà ch.ết thì ta cũng không sống nổi.


— Thì nó ch.ết rồi ! ch.ết thật rồi ! Mà không phải cái ch.ết bình thường. Nó ch.ết tan nát từng mảnh thịt, gãy giập từng đoạn xương ...Nào, mày có cần dây thắt cổ không ?... Chúng mày sẽ gặp nhau ở địa ngục mà. Con bé nó đang chờ mày ở đấy.


Đông Luy bình thản, nhún vai, trả lời đơn giản:
— Đáng buồn cho anh, là sự việc không xảy ra như vậy.
Tên kê cưởp giật bắn người, hỏi:
— Hử ? Sao ? Mày nói thế nào ?


Đông Luy vẫn từ tốn trả lời, chưa chuyển sang dùng « mày tao » như thói quen đối với kẻ thù .


— Tôi nói là anh đã làm một việc rất xấu xa đê tiện. Anh định thủ tiêu một con người có tâm hồn cao cả, có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành như Ph‘lôrăngxơ—Lơvatxơ ư ? Một con người như thế nếu không còn thì thực là đáng tiếc.


Tên kẻ cướp ngắt lời:
— Tao nhắc lại là nó đã ch.ết rồi. Mày thử nhìn vào trong hang xem !
— Tôi bảo nàng vẫn sống. Đảm bảo là nàng vẫn sống, sống như tôi đây.


Tên kẻ cướp đột nhiên hiểu ra. Ph"lôrăngxơ còn sống thật. Bằng chứng là Acxen—Luypanh còn sống đây. Với lời nói chắc như cua gạch của anh, với tài kinh thiên động địa của anh, anh thừa đủ mưu chước là cứu sống Ph‘lôrăngxơ.


Tên kẻ cướp lết chân, lùi dần, lùi dần trên con đường nhỏ lát gạch.
Hắn vẫn lùi dần. Đông Luy thì không rời mắt theo dõi hắn, tay anh đang gỡ một cuộn dây thừng mà anh vừa nhặt được.


Hắn vẫn lùi. Rồi đột nhiên quay lưng rướn người thu hết lực, lao về phía cái giếng. Nhưng hắn bị giựt ngã lùi lại và bị nắm chắc trong đôi tay cứng như sắt của Đông Luy. Đông Luy đã buộc cái thòng lọng và theo dõi hắn, thấy hắn lao đi, anh đã quăng cái thòng lọng vòng vào người hắn, và lôi hắn lại.


Vẫn bằng cái thừng đó, Đông Luy trói tên kẻ cướp thêm mấy vòng thật chắc chắn, và nhét một cái khăn mặt vào miệng hắn. Vẫn với giọng cố làm ra lễ phép anh nói:


— Anh ạ ! Nhiều khi người ta thất bại vì quá chủ quan. Họ không ngờ rằng địch thủ có phương tiện, cả trí óc, có may mắn hơn họ. Cho nên khi anh đã làm ta rơi vào bẫy của anh, thì anh không thể ngờ rằng Acxen-Luypanh, treo lơ lửng trong giếng, hai tay bám vào gờ thành, hai bàn chân bấm vào bên trong thành lại chịu thúc thủ, chịu ch.ết như bất kỳ người nào ư ? Không ! Ta thừa sức nhảy vọt lên. Nhưng anh chỉ cách ta mươi mét, ta nhảy lên thì ăn đạn của anh ngay, mà ta thì cần phải cứu Ph’lôrăngxơ và cứu bảnn thân ta nữa. Cho nên ta không nhảy lên, và đồng thời ta đã thấy ngay một con đường thoát khác. Số là khi bàn chân ta bám vào thành giếng, làm lở lớp trát ngoài, thì chân rờ thấy một hốc lớn ăn sâu trong thành giếng. Thật là may mắn, vì nó làm thay đổi ngay tình huống. Trong óc ta hình thành ngay một kế hoạch: một mặt ta cứ đóng vai kịch một người đang tụt xuống vực thẳm, với nét mặt và cử chỉ sợ hãi tuyệt vọng, một mặt bàn chân ta cứ ngoáy cứ đào thêm cái hốc. Rồi đến phút quyết định, lúc là lúc anh tưởng ta tụt chìm lỉm trong vực, thì đúng là lúc, với một chút khéo léo của đôi tay, ta chui vào cái hốc đó. Thế là ta thoát nạn. May mắn hơn nữa, là cái hốc đó lại thông ra đúng chỗ hang mà anh đang chuẩn bị tội ác, và hốc tối mò mò, bên ngoài không nhìn thấy gì trong hốc. Thế là ta cứ chờ... Ta nghe những lời lải nhải dọa nạt của anh. Đến lúc ta đoán anh tiến về phía Ph‘lôrăngxơ thì ta đã định ra khỏi hốc để nhảy bổ vào anh, nhưng ta chợt nhận thấy cái hỏm này là tầng ngầm của một công trình đã bị phá hủy, và trên mặt công trình đã biến thành vườn. Ta lần đi trong bóng tối, theo hướng bên trên mà ta đoán là sẽ dẫn ta tới hang. Ta đoán đúng. Ta vấp vào bậc cuối của một cầu thang. Ta trèo lên và thấy có chút ánh sáng chiếu vào. Lên tới cao thì nghe thấy tiếng nói của anh. Phải thú thực rằng tới chỗ này ta vẫn có ý định xông ra đâm bổ vào anh như ở chỗ lúc nãy, nhưng ta không làm thế, vì sự tình cờ lại đem cho ta cái may mắn: con đường ngầm còn có một lối thoát, chỉ cần rút bỏ mấy viên gạch xếp sơ sài lắp miệng ra, là lên tới khu vườn trên mặt công trình. Biết như thế rồi, theo hướng tiếng nói của anh, ta đi tới sát những phiến đã vách hang mà Ph’lôrăngxơ đang nằm. Thật là buồn cười và thú vị khi nghe những lời anh lải nhải, nào dỗ dành, nào hăm dọa Ph’lôrăngxơ.


Rồi thừa lúc anh trèo lên mặt hang, tôi kéo Ph’lôrăngxơ vào trong đường ngầm. Thế là nàng được yên ổn vô sự. Cho nên cả cái núi đá do anh làm sập xuống có lẽ chỉ đè ch.ết một hai con nhện hay vài con muỗi tép.


Và thế là tấn kịch kết thúc: màn một: Acxen-Luypanh thoát nạn, màn hai: Ph’lôrăngxơ - Lơvatxơ được cứu thoát, màn ba tức màn chót: Con quái vật thúc thủ.


Đông Luy đứng lên, đưa một cái nhìn bao quát, sảng khoái, và trở lại cái kiểu «mày tao” cố hữu của anh đối với kẻ thù:


— Sao mày cứ ngẩn tò te ra thế ! Cái thằng thộn ? Tao có một ý mới lóe lên, rất hay. Rồi mày xem. Chờ đấy, đừng sốt ruột !


Anh lấy một cây súng trường mà thằng cướp đã khuân tới lúc nãy. Rồi anh lấy cái thừng dài 12 đến 15 mét đầu buộc chặt vào giữa cây súng, đâu kia quấn mấy vòng ngang lưng tên cướp rồi buộc chặt. Anh lôi thằng cướp đến miệng giếng, vừa giữ sợi dây dòng, vừa thả nó xuống giếng. Khi đã xuống sâu độ 12 mét, tức là hết cỡ dây thừng, anh để cây súng trường ngáng trên miệng giếng. Thằng cướp bị treo lủng lẳng trong giếng tối, anh cúi xuống và nói với giọng nhạo báng:


— Tao đã chọn chỗ này cho mày khói bị nhiễm sương gió. Cứ ở đây mà chờ. Tao có hứa với Ph’lôrăngxơ là không giết mày, và lời hứa với các nhà chức trách là tao sẽ giao cho họ tên cướp còn sống. Vì phải chờ đến tận sáng mai, nên tao cho tạm mày vào tủ lạnh vậy. Thôi, ở đây nhé ! Cầu kinh đi ! Tao đi đây !


Đông Luy đi theo con đường lát gạch, vòng qua đống tàn tích, đến con đường nhỏ đi xuống dọc theo tường vây, tới một lùm cây thông là nơi anh để Ph’lôrăngxơ nằm nghỉ ngơi.


Nàng đang chờ anh. Nàng tuy chưa hết rời rã vì những cực hình vừa trôi qua nhưng cũng đã tỉnh táo, chủ động, và hầu như hoàn toàn yên tâm không lo lắng gì về cuộc đụng độ của Đông Luy với kẻ thù.


Anh nói đơn giản:
— Thế là xong rồi. Mai tôi sẽ giao nó cho nhà chức trách.
Nàng rùng mình, nhưng yên lặng, không nói gì.


Đông Luy cũng yên lặng quan sát nàng. Từ khi xảy ra những biến cố làm hai người cách trở, những biến cố đã có lúc làm cho hai người coi nhau như kẻ thù, đến hôm nay hai người mới gặp lại nhau tay đôi, không có người nào khác. Anh cũng xúc động. Một lúc lâu sau mới nói được nên lời:


— Đi theo bức tường này rồi rẽ trái, ta sẽ thấy cái ô tô... Đi từ đây ra đỏ cô có mệt quá không ?... Tôi sẽ đưa cô đến A-lăng-xông... Ở đấy có một khách sạn yên tĩnh gần quảng trường chính. Cô sẽ ở đó, chờ những tình huống thuận lợi... và cũng không phải chờ lâu, vì hung phạm, đã bị bắt rồi.


Nàng nói: “Ta đi thôi !”.


Anh không dám đề nghị đỡ nàng đi. Nàng đứng dậy đi, rắn rỏi, thân hình cân đổi nhịp nhàng, nhưng sao với vẻ lạnh lùng đến thế ? Lạnh lùng, xa lạ đối với anh là người vừa cứu nàng thoát ch.ết ! Không một lời cám ơn, không một cái nhìn hiền dịu để thưởng công cho anh. Nàng trở lại như những ngày đầu tiên, một con người bí mật sâu thẳm mà bão táp cũng không làm lóe được tia sáng nào để soi thấy những gì chứa đựng trong tâm hồn... Nàng suy nghĩ gì ? Nàng muốn gì ? Hướng nàng định đi tới đâu ? Toàn những câu hỏi tò mò, anh không sao giải đáp nổi. Chẳng lẽ từ nay, mỗi khi người nọ nghĩ tới người kia vẫn lại cứ là hằn thù giận dữ hay sao ?


Khi hai người đã ngồi vào xe, anh tự nghĩ: “Không thể như thế được ! Việc chia tay phải diễn ra với cách khác. Những lời trao đổi với nhau sẽ phải giúp ta xé toang màn bí mật trong tâm hồn nàng”.


Chẳng mấy chốc ôtô đã tới khách sạn. Đông Luy bảo khách sạn ghi Ph’lôrăngxơ vào sổ với một cái tên khác. Rồi anh để nàng ở lại một mình và ra đi. Một giờ sau anh quay về. Gặp Ph’lôrăngxơ anh vẫn chưa dám nói những lời theo ý anh nghĩ vì anh còn có một số điểm cần được làm sáng tỏ ngay. Anh hỏi nàng:


— Cô Ph’lôrăngxơ ! Trước khi giao tên này cho pháp luật, tôi muốn được biết tên này đối với cô là thế nào ?


— Anh ta là bạn tôi, một người bạn mà tôi đã thương hại, nhưng đến nay tôi mới biết là đã thương bại một con quỷ dữ. Cách đây vài năm, khi tôi biết anh ta, vì thấy anh ta có một thể chất ốm yếu, có những triệu chứng không xa cái ch.ết, nên tôi thươn g hại và thân với anh ta. Anh ta đã giúp đỡ tôi vài việc, và mặc dầu anh ta sống như lén lút, ẩn náu, có vài khía cạnh làm tôi thắc mắc, nhưng tôi dần dần chịu ảnh hưởng thế lực của anh ta một cách không tự giác Tôi tin ở lòng trung thành tuyệt đối của anh ta, và khi nổ ra vụ Moocninhtôn, thì chính anh ta đã chỉ đạo tôi rồi sau đó chỉ đạo Gattông –Xôvơrăng, nhưng đến giờ đây tôi mới nhận ra sự chỉ đạo đó. Chính anh ta đã buộc tôi phải nói dối, phải đóng kịch. Anh ta bảo tôi có làm thế mới cứu được Mari—An. Chính anh ta đã xui chúng tôi chống đối ông, gây cho ông mất tín nhiệm, chính anh ta đã in sâu vào tiềm thức chúng tôi là phải giữ kín con người và mọi bành động của anh ta. Đến nỗi trong buổi Xôvơrăng tâm sự với ông, cũng không hề đả động đến anh ta. Tại sao tôi lại mù quáng đến thế ? Tôi cũng không hiểu nữa ! Chỉ biết là thật sự tôi tin anh ta đến mù quáng. Không bao giờ tôi có một chút nghi ngờ nào đối với anh ta, một con người mà tôi cho là ngây thơ hiền lành ốm yếu, đã qua bao nhiêu bệnh viện, mổ bao nhiêu lần, và tưởng như không thiết sống, nếu không có đôi lần anh ta nói với tôi về mối tình...


Ph’lôrăngxơ không nói hết câu. Nàng chợt gặp đôi mắt lơ đãng của Đông Luy. Rõ ràng là anh không nghe nàng nói. Anh chỉ nhìn nàng. Những lời nàng nói đều rơi vào khoảng không.


Đối với Đông Luy, tất cả những lời giải thích liên quan đến tấn bi kịch đều chẳng có nghĩa lý gì, khi mà chưa có một tia sáng làm rõ một điểm duy nhất, là ý nghĩ tối mò của Ph’lôrăngxơ đối với anh, những ý nghĩ thù hằn, khinh bỉ. Ngoài điểm đó ra thì lời nói nào cũng là thừa, là vô ích.


Anh đến bên nàng và khẽ bỏi:
— Ph‘lôrăngxơ ! Cô Ph‘lôrăngxơ ! Hẳn cô biết rõ tình cảm của tôi đối với cô là như thể nào ?


Ph’lôrăngxơ đỏ mặt, hình như nàng bị một câu hỏi đột ngột, không bao giờ ngờ tới. Nhưng nàng vẫn nhìn Đông Luy không chớp và thẳng thắn đáp lại:
— Có ! Tôi biết.


— Nhưng chắc cô không thể lường được tình cảm của tôi sâu sắc đến đâu, trong đời tôi, ngoài cô ra không còn có gì khác nữa ?
— Tôi biết như vậy.


— Nếu cô biết như vậy, thì tôi có thể kết luận rằng chính vì thế mà cô luôn luôn coi tôi như kẻ thù. Ngay từ đầu tôi đã là bạn cô và chỉ tìm cách để bảo vệ cô. Nhưng ngay từ đầu tôi đã cảm thấy tôi là một đối tượng thù ghét của cô. Luôn luôn tôi thấy trong ánh mắt có cái lạnh nhạt, cái khó chịu, cái khinh bỉ đến mức muốn tống khứ tôi đi. Mỗi lần cô gặp nguy hiểm, mỗi lần sự tự do hay tính mạng của cô bị đe dọa, thì chẳng thà cô phó mặc cho may rủi còn hơn là phải nhờ tôi giúp đỡ. Tôi là một con người mà người ta sợ, người ta không tin, người ta thù ghét. Phải chăng chỉ có sự thù ghét mới giải thích được thái độ của cô đối với tôi ?


Ph‘lôrăngxơ không trả lời ngay. Hình như câu trả lời ngập ngừng trên môi, chưa thoát ra được. Trên khuôn mặt gầy vì chịu đựng sợ hãi vừa qua, lộ vẻ hiền dịu hơn thường ngày. Một lúc rồi nàng mới nói:


— Sự thù hằn không thôi thì chưa đủ để giải thích thái độ của tôi.


Đông Luy kinh ngạc. Anh không hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời. Nhưng giọng nói của Ph‘lôrăngxơ làm anh xốn xang. Rồi ánh mắt của Ph‘lôrăngxơ không phải là ánh mắt khinh bạc thường ngày, mà toát lên cái duyên dáng tươi cười. Đây là lần đầu tiên nàng nở nụ cười trước mặt anh. Anh ngập ngừng, khe khẽ:


— Nàng nói đi ! Tôi van nàng, nàng nói đi !
Nàng nói tiếp:


— Không phải chỉ vì ghét mà người ta lẩn trốn. Mà người ta lẩn trốn còn vì mình tự sợ mình, vì hổ thẹn, tự đấu tranh để chống lại, để quên đi, và vì người ta không thể không...


Nàng im bặt. Đông Luy giơ hai tay hướng về phía nàng như cầu xin nàng nói nốt những lời chưa nói hết. Nàng khẽ lắc đầu, cái lắc đầu với ý nghĩa là nàng không cần phải nói gì thêm cũng đủ để anh đi sâu vào tâm hồn nàng, khám phá ra mối tình thầm kín đối với anh mà nàng đã ấp ủ bấy lâu nay.


Đông Luy loạng choạng. Anh say sưa trong hạnh phúc, và gần như xót xa vì hạnh phúc đến quá đột ngột.


Sau những giờ phút kinh khủng nặng nề xảy ra trong khung cảnh độc đáo ở khu lâu đài cổ, thì có họa người điên mới mơ tưởng đến một niềm hạnh phúc vĩ đại đến như thế, trong một gian phòng bình dị đến như thế. Anh muốn xung quanh anh phải là khung cảnh thiên nhiên bao la, có rừng, có núi, có ánh trăng ngà hay có sắc đỏ hồng của bầu trời sắp tới buổi hoàng hôn, tóm lại là một khung cảnh nên thơ đẹp nhất trên đời, để xứng đáng với đỉnh cao hạnh phúc mà đột nhiên anh bước tới.


Anh đã nắm được điều bí mật của Ph‘lôrăngxơ. Một tình yêu say đắm, thầm kín đã phó thác vào anh ngay từ buổi đầu gặp gỡ, trải qua bao thử thách, nghi ngờ, kính phục, tin tưởng, cuối cùng là mối tình thủy chung, nóng bỏng đã bộc lộ trong niềm hạnh phúc vô biên.


Đông Luy không biết nói năng gì để tỏ niềm vui sướng cực độ. Anh những muốn ốm ghì nàng vào lòng mà hôn, hôn những cái hôn cháy da bỏng thịt.


Nhưng một tình cảm kính trọng trỗi dậy trong anh. Anh ghìm lại cử chỉ suồng sã, và vô cùng xúc động, anh ngồi xuống chân nàng, úp mặt lên gối nàng, lẩm nhẩm những lời yêu đương nồng thắm.






Truyện liên quan